Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 317/NQ-HĐND

Sơn La, ngày 13 tháng 4 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA QUY HOẠCH THĂM DÒ KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHOÁ XII, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 6

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020;

Xét Tờ trình số 44/TTr-UBND ngày 05 tháng 4 năm 2010 của UBND tỉnh về Quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Sơn La đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 553/BC-KTNS ngày 10 tháng 4 năm 2010 của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh; Tổng hợp ý kiến các đại biểu HĐND tỉnh thảo luận tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Sơn La đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau.

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm

1.1. Phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội và quy hoạch các ngành khác của tỉnh; quy hoạch thăm dò khai thác chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng của cả nước; đảm bảo tiết kiệm và phát triển bền vững.

1.2. Đáp ứng kịp thời nhu cầu về nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng hiện có và dự kiến sẽ được đầu tư trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

1.3. Tuân thủ quy định của pháp luật như: Luật Khoáng sản, Luật Di sản văn hóa, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường… Xác định rõ những khu vực, những điểm cấm khai thác, không quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng tại các khu vực đô thị như thành phố, thị trấn trong tỉnh.

1.4. Áp dụng các quy trình công nghệ thăm dò, công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản tiên tiến, nhằm giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Việc áp dụng công nghệ phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh, phù hợp với quy mô, đặc điểm của từng mỏ, đảm bảo tận dụng tối đa khoáng sản và chế biến đạt chất lượng cao nhất.

1.5. Huy động nguồn vốn và phát huy nội lực của các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư thăm dò, khai thác chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

2. Mục tiêu

2.1. Sử dụng một cách có hiệu quả tài nguyên khoáng sản để phát triển bền vững ngành sản xuất vật liệu xây dựng; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong việc xin cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác và chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo đúng quy hoạch.

2.2. Xác định sự phân bố của các mỏ khoáng sản được phép hoạt động thăm dò khai thác chế biến, xác định nhu cầu khối lượng khoáng sản cần thăm dò khai thác cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh đến năm 2020 làm cơ sở để thực hiện quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở địa phương.

II. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH

1. Đất sét làm gạch ngói

* Định hướng quy hoạch

- Tập trung thăm dò, khai thác vùng nguyên liệu đất đồi, đất phi nông nghiệp, đất hoang hóa, đất nông nghiệp có giá trị thấp.

- Thăm dò, khai thác các vùng nguyên liệu phục vụ các cơ sở đang sản xuất, ưu tiên các cơ sở chưa có nguyên liệu đảm bảo.

- Ưu tiên thăm dò, khai thác vùng nguyên liệu phục vụ cho các cơ sở sản xuất thiếu nguyên liệu và dự án đang xây dựng.

- Đầu tư các cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất gạch nung có quy mô, công suất phù hợp với quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng;

* Giai đoạn 2010 - 2015: Tổng trữ lượng thăm dò, khai thác đất sét sản xuất gạch trong giai đoạn 2010 - 2015 khoảng hơn 2 triệu m3. Thăm dò, khai thác đất sét cho sản xuất gạch để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất gạch nung tuynel hiện có. Thăm dò, khai thác đất sét cho các nhà máy gạch tuynen sẽ xây dựng; Thăm dò, khai thác đất sét cho các cơ sở sản xuất gạch chuyển đổi sang công nghệ lò đứng liên tục.

* Giai đoạn 2016 - 2020: Tổng trữ lượng thăm dò, khai thác đất sét sản xuất gạch trong giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 3,5 triệu m3, thăm dò, mở rộng các mỏ sét đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất gạch nung tuy nen đã đầu tư; các nhà máy gạch tuynen sẽ xây dựng trong giai đoạn 2016 - 2020; Thăm dò, mở rộng các mỏ đất sét đã khai thác trong giai đoạn trước cho các cơ sở sản xuất theo công nghệ lò đứng liên tục ở các huyện với trữ lượng khoảng 300 nghìn m3.

2. Đá xây dựng

* Định hướng quy hoạch thăm dò, khai thác sử dụng đá xây dựng: Lựa chọn theo quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020 để thăm dò, khai thác; mở rộng các mỏ đá xây dựng đã và đang được khai thác; tập trung thăm dò, khai thác xuống sâu các mỏ nguyên liệu đã khai thác; thăm dò, khai thác các mỏ không thuộc các khu vực cấm, điểm cấm khai thác; Đầu tư công nghệ khai thác, chế biến hiện đại, kết hợp đầu tư các cơ sở chế biến cát nghiền, sản xuất gạch không nung để tận thu được hết các nguồn đá mạt. Đối với việc sản xuất cát nghiền: Tập trung thăm dò tìm nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng để sản xuất cát bê tông tại các vùng có quy hoạch phát triển.

* Giai đoạn 2010 - 2015: Nhu cầu đá xây dựng khoảng 22,5 triệu m3. Trong đó khai thác trong tỉnh khoảng 10 triệu m3, còn lại nhập tại các thị trường ngoài tỉnh.

* Giai đoạn 2016 - 2020: Nhu cầu đá xây dựng khoảng 45 triệu m3, kể cả nhập tại các thị trường ngoài tỉnh.

3. Cát xây dựng

* Định hướng quy hoạch thăm dò, khai thác

- Thăm dò, khai thác cát xây dựng phải kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo sự phục hồi tái tạo của nguồn cát tự nhiên, cảnh quan.

- Thăm dò, đánh giá và cấp phép khai thác đối với từng vị trí và theo sản lượng nhất định trong từng giai đoạn khai thác.

- Thực hiện thăm dò, khai thác những khu vực đảm bảo không ảnh hưởng đến an toàn đường sông, không gây sạt lở bờ sông, dòng chảy lòng sông v.v... đảm bảo an toàn cho các công trình xây dựng trên sông và ven sông (cầu cống, đập, đê kè, đất đai canh tác...).

- Tổ chức sắp xếp lại các cơ sở khai thác cát nhỏ lẻ của tư nhân ở các huyện, khuyến khích để các cơ sở khai thác nhỏ liên doanh, liên kết thành những cơ sở khai thác lớn.

* Giai đoạn 2010 - 2015: Tổng nhu cầu cát xây dựng khoảng 5,5 triệu m3, trong đó có nhập của các tỉnh (Điện Biên, Hoà Bình).

* Giai đoạn 2016 - 2020: Tiếp tục thực hiện thăm dò đối với các khu vực có điều kiện thuận lợi và nhập của các tỉnh (Điện Biên, Hoà Bình), tổng nhu cầu khoảng 6,5 triệu m3 cát tự nhiên trong cả giai đoạn.

(Kèm theo bảng tổng hợp dự kiến quy hoạch thăm dò, khai thác chế biến và sử dụng khoáng sản làm vất liệu xây dựng thông thường đến năm 2020).

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường quản lý các hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Phân công, phân cấp trách nhiệm rõ ràng trong công tác tuyên truyền, quản lý, cấp phép, xử lý vi phạm v.v..

2. Huy động vốn đầu tư cho công tác thăm dò khai thác.

- Vốn ngân sách đầu tư cho thăm dò cơ bản;

- Huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp đầu tư khai thác thăm dò theo quy định hiện hành.

3. Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến và bảo vệ môi trường. Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản. Tổ chức thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường sau đầu tư trong hoạt động khai thác khoáng sản theo Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân kỹ thuật lành nghề, kết hợp với việc phát triển khoa học công nghệ khai thác vật liệu xây dựng .

5. Hoàn chỉnh số liệu điều tra cơ bản về trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng để định hướng sản phẩm, định hướng đầu tư công nghệ chế biến, kêu gọi thu hút đầu tư...

Điều 2. Hiệu lực thi hành: Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày HĐND tỉnh thông qua.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. HĐND tỉnh giao cho UBND tỉnh

- Tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Sơn La đến năm 2020 theo quy định hiện hành.

- Trong quá trình thực hiện được phép chỉnh sửa cục bộ cho phù hợp với thực tế. Hàng năm báo cáo cơ quan thường trực HĐND tỉnh về tình hình tổ chức thực hiện Quy hoạch này.

2. HĐND tỉnh giao Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các đại biểu HĐND tỉnh phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp tuyên truyền nội dung Nghị quyết này tới các tổ chức, nhân dân các dân tộc trong tỉnh; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này được HĐND tỉnh Sơn La khoá XII, kỳ họp chuyên đề lần thứ 6 thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước;
- Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng;
- Ban Công tác đại biểu của UBTVQH;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trục Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh;
- Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Viêt Nam tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- TT Huyện uỷ, Thành uỷ; HĐND; UBND các huyện, thành phố;
- VP Tỉnh uỷ, Văn Phòng UBND tỉnh;
- Lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- TTCB, TTLT tỉnh;
- Lưu: VT (230b);

CHỦ TỊCH




Thào Xuân Sùng

 

TỔNG HỢP QUY HOẠCH KHAI THÁC CÁC MỎ KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG ĐẾN NĂM 2020

(Kèm theo Nghị quyết số 317/NQ-HĐND ngày 13/4/2010 của HĐND tỉnh Sơn La)

TT

Tên mỏ

Địa điểm

Đơn vị

Quy hoạch thăm dò,

Thẩm quyền cấp phép

Giai đoạn 2010 - 2015

Giai đoạn 2016 - 2020

I

Sét gạch ngói

 

1.000m3

 

 

UBND tỉnh

1

Xã Chiềng Xôm

Xã chiềng Ngần

P. Chiềng Sinh

T.P Sơn La

800

1.000

2

Bản Nà Bó

Xã Nà Bó,

H. Mai Sơn

200

1.000

3

Bản Nà Lùn

Xã Mường Sang,

H. Mộc Châu

200

200

4

Chiềng Khoong

Xã Chiềng Khoong,

H. Sông Mã

200

400

5

Bản Tân Ban

Xã Huy Thượng,

H. Phù Yên

200

400

6

Mường Bon

Xã Mường Bon,

H. Mai Sơn

50

50

7

Chiềng Khoang

Xã ChiềngKhoang

H. Quỳnh Nhai

50

50

8

Mường Giôn

Xã Mường Giôn

H. Quỳnh Nhai

50

50

9

Pi Toong

Xã Pi Toong,

H. Mường La

50

50

10

Tạ Bú

X. Tạ Bú,

H. Mường La

50

50

11

Yên Châu

H. Yên Châu

50

200

12

Sốp Cộp

H. Sốp Cộp

50

50

13

Chiềng Khoa

H. Mộc Châu

 

50

50

 

14

Lóng Luông

H. Mộc Châu

 

50

50

 

15

Vân Hồ

H. Mộc Châu

 

50

50

 

16

Co Mạ

H. Thuận Châu

 

50

50

 

17

Chiềng Pha

H. Thuận Châu

 

200

200

 

18

Bắc Yên

H. Bắc Yên

50

50

II

Đá phiến sét

 

Nghìn m3

 

 

1

Bản Thác Vai

Xã Tạ Bú, H. Mường La

 

50

100

III

Đá xây dựng

Triệu m3

 

 

1

Huyện Mai Sơn

Bản Mé Lếch xã Cò Nòi, bản Mạt xã Chiềng Mung, bản Nà Pát xã Nà Bó, xã Phiêng Cằm

4

8

2

Huyện Quỳnh Nhai

Bản Loọng Mấc xã Mường Giôn, Phiêng Nén và Pom Mường xã Mường Giàng, bản Coỏng Ái xã Chiềng Ơn, bản He, Nà Hì xã Chiềng Khoang, bản Bon xã Mường Chiên

1,5

3

3

Huyện Thuận Châu

Bản Bỉa xã Phổng Lăng, bản Xen To xã Tòng Cọ, bản Cuông Mường xã Tông Lệnh, mỏ Hin Tu xã Mường Khiêng, bản Lái Lè xã Phỏng Lái, bản Pá Sáng xã Mường Bám, bản Sai xã Chiềng Pha, bản Co Mạ xã Co Mạ, bản Sang xã Muổi Nọi

2

4

4

Huyện Mường La

Bản Chiềng Tè, bản Ít xã Nậm Păm, bản Tà Lừ xã Mường Chùm, bản Nang Phai xã Mường Bú, bản Cang, bản Lứa, bản Pi xã Pi Toong

1,5

3

5

Huyện Mộc Châu

Bản Pa Lay xã Nà Mường, bản Áng xã Đông Sang, bản Tà Phù xã Liên Hoà

3

6

6

Huyện Yên Châu

Bản Tà Vàng xã Lóng Phiêng, bản Ái 2 xã Phiêng Khoài và xã Chiềng Khoi

1

2

7

Huyện Phù Yên

Bản Đông, Bùa Chung, Bùa Thượng xã Tường Phù, bản Nà Lìu xã Huy Hạ, bản Văn Cơi xã Mường Cơi, bản Cóng, Tâm Lương 2 xã Huy Tường, bản Thín xã Tường Tiến, bản Chài xã Huy Thượng

1

2

8

Huyện Bắc Yên

Bản Mõm Cũi, bản Pe xã Song Pe, bản Phiềng Ban xã Phiềng Ban, bản Hồng Ngài xã Hồng Ngài, bản Tà Xùa xã Tà Xùa

1,5

3

 

9

Huyện Sông Mã

Bản Anh Dũng xã Chiềng Cang, bản Mé Bon xã Nà Nghịu, đội 6 xã Mường Hung

1,5

3

10

Huyện Sốp Cộp

Bản Tà Cọ xã Sốp Cộp, bản Lầu xã Mường Và

0,5

1

IV

Cát xây dựng

Triệu m3

 

 

1

Huyện Mai Sơn

Xã Hát Lót, thị trấn Hát Lót

1

1

2

Huyện Mường La

Dọc sông Đà chảy qua địa bàn huyện, các cửa suối Bắc, suối Tạ Bú, suối Hịa, suối Nậm Mu, suối Bú

2,5

3

3

Huyện Sông Mã

Dọc sông Mã chảy qua các xã Chiềng Khoong, Chiềng Cang và Mường Hung

2

2,5