Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 318/NQ-HĐND

Sơn La, ngày 13 tháng 4 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHÓA XII, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 6

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 384/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020; Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính về phê duyệt đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020;

Xét Tờ trình số 37/TTr-UBND ngày 02 tháng 4 năm 2010 của UBND tỉnh Sơn La về việc đề nghị thông qua Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Sơn La đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 553/BC-KTNS ngày 10 tháng 4 năm 2010 của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và tổng hợp ý kiến thảo luận của các vị đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp chuyên đề lần thứ 6,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Sơn La đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau.

1. Quan điểm phát triển

- Phát triển thương mại phù hợp với các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, bảo đảm quyền tự chủ, tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thương mại.

- Khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực tiềm năng thương mại của tỉnh, gắn chặt với giữ gìn và bảo vệ môi trường; đảm bảo hàng hóa lưu thông thông suốt đến tất cả các nơi trong địa bàn tỉnh, vươn ra thị trường cả nước và nước ngoài.

- Xây dựng và phát triển mạng lưới thương mại của tỉnh nhằm phát triển các mặt hàng tiềm năng có lợi thế so sánh; phù hợp với trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu

- Hiện đại hóa kết cấu hạ tầng thương mại; chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu; hoàn thành về cơ bản chương trình phát triển các loại hình chợ.

- Giữ vững thị trường xuất - nhập khẩu hiện có, khai thác thị trường mới trên cơ sở nâng cao năng lực chế biến kinh doanh xuất - nhập khẩu của địa phương.

- Giá trị xuất khẩu trên địa bàn đạt 10 triệu USD vào năm 2010 và đạt từ 16 triệu USD vào năm 2015 và đạt 50 - 60 triệu USD vào năm 2020. Tốc độ bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2020 tăng 17 - 18%.

- Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn đến năm 2010 phấn đấu đạt 7.500 tỷ đồng; năm 2015 đạt 13.000 tỷ đồng và đến năm 2020 đạt 28.000 tỷ đồng.

- Tốc độ tăng trưởng của ngành thương mại bình quân/năm giai đoạn 2005 - 2010 là 12,8%, giai đoạn 2011- 2015 là 16-17% và giai đoạn 2016 - 2020 là 7 - 8%.

3. Định hướng phát triển: Phát triển thương mại một cách toàn diện, phù hợp với tình hình thực tế từng giai đoạn theo các định hướng:

- Phát triển xuất, nhập khẩu, chuyển dịch mạnh cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến và sản phẩm có giá trị gia tăng cao. chú trọng phát triển thương mại tại khu vực cửa khẩu, thị trường nước bạn Lào, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.

- Phát triển thị trường nội địa, hình thành các khu thương mại - dịch vụ ở thành phố, thị xã, ở các khu dân cư và các thị trấn huyện; phát triển các hình thức bán lẻ mới như trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, siêu thị tổng hợp và siêu thị chuyên doanh... Nâng cấp và đa dạng chức năng của chợ bán buôn; phát triển hệ thống cửa hàng, điểm đại lý uỷ quyền phân phối hàng công nghiệp tiêu dùng ở thị trường nông thôn; Xây mới, hoàn thiện mạng lưới chợ tại các trung tâm cụm xã, xã và các khu dân cư tập trung. Nâng cấp mạng lưới chợ bán lẻ ở địa bàn các xã; Phát triển Chợ đầu mối nông sản; Phát triển hệ thống thị trường hàng tư liệu sản xuất; Phát triển đa dạng các hình thức bán buôn; Khuyến khích và hỗ trợ các trung tâm mua sắm, siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm mua hàng trực tiếp ở nông thôn, xây dựng và nhân diện mô hình: Doanh nghiệp - Liên hiệp Hợp tác xã - Hợp tác xã - Nông dân và Doanh nghiệp - Hộ kinh doanh - Nông dân.

- Phát triển các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động chủ yếu trong kinh doanh hàng hoá chuyên ngành: Xăng dầu, Vật liệu nổ công nghiệp, mía đường, lương thực... củng cố và phát triển hợp tác xã thương mại, hợp tác xã quản lý chợ, phát triển mạnh thương mại tư nhân tại các trung tâm thương mại, chợ đầu mối, các loại cửa hàng, quản lý chợ... Phát triển các doanh nghiệp thương mại bán buôn, công ty bán buôn tổng hợp, chuyên doanh, đại lý uỷ quyền; thu hút doanh nghiệp thương mại của các tỉnh và nước ngoài vào đầu tư, kinh doanh quy mô lớn hiện đại và liên kết liên doanh với các thành phần kinh tế thương mại trong tỉnh.

4. Quy hoạch phát triển thương mại đến năm 2020

4.1. Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ: Đến 2020, tổng số lượng chợ trên địa bàn tỉnh Sơn La là 236 chợ, tổng diện tích khoảng 659.953 m2, bao gồm: xây mới 155 chợ; di dời - xây mới 10 chợ; và nâng cấp, cải tạo mở rộng là 70 chợ. Tổng vốn đầu tư phát triển mạng lưới chợ đến năm 2020 khoảng 322,6 tỷ đồng, trong đó:

- Giai đoạn đến 2010: xây mới 42 chợ; di dời xây mới 9 chợ; nâng cấp mở rộng, cải tạo 48 chợ. Tổng kinh phí khoảng 172,13 tỷ đồng;

- Giai đoạn 2011 - 2015: xây mới 101 chợ; di dời xây mới 1 chợ; nâng cấp mở rộng, cải tạo 15 chợ. Tổng kinh phí khoảng 124,38 tỷ đồng;

- Giai đoạn 2016 - 2020: xây mới 12 chợ; nâng cấp mở rộng, cải tạo 7 chợ. Tổng kinh phí khoảng 19,4 tỷ đồng.

4.2. Quy hoạch mạng lưới trung tâm thương mại: Đầu tư 4 trung tâm thương mại tại các địa bàn: Thành phố Sơn La; huyện lỵ Mộc Châu, Mai Sơn và Mường La thành những trung tâm giao dịch quy mô vừa ở thị trường vùng Tây Bắc. Tổng diện tích 55.000m2 tổng vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng.

4.3. Quy hoạch mạng lưới Trung tâm mua sắm: Đầu tư 12 chợ trung tâm gắn với trung tâm mua sắm tại các huyện lỵ và thành phố, riêng Mộc Châu hình thành 02 trung tâm mua sắm. Tổng diện tích 132.976m2, tổng vốn đầu tư khoảng 290 tỷ đồng. Trong đó: giai đoạn 2011 - 2015 đầu tư khoảng 170 tỷ đồng; Giai đoạn 2016 - 2020 đầu tư khoảng 120 tỷ đồng.

4.4. Quy hoạch phát triển Trung tâm bán buôn

- Quy hoạch mạng lưới Trung tâm bán buôn tổng hợp hàng công nghiệp tiêu dùng: dự kiến đầu tư 02 trung tâm tại thị trấn Mộc Châu và thành phố Sơn La. Mỗi trung tâm có diện tích khoảng 30.000 m2, Vốn đầu tư khoảng 30 tỷ/trung tâm.

- Quy hoạch Trung tâm bán buôn hàng vật tư sản xuất: Dự kiến đầu tư 02 trung tâm tại Thành phố Sơn La và Thị trấn Mộc Châu, có tổng diện tích khoảng 50.000 m2, Vốn đầu tư khoảng 20 tỷ đồng.

4.5. Quy hoạch phát triển Trung tâm Hội chợ, triển lãm thương mại: Xây dựng 2 Trung tâm hội chợ, triển lãm với diện tích tối thiểu 30.000 m2/trung tâm tại thành phố Sơn La (giai đoạn 2010 - 2015) và thị trấn Mộc Châu (giai đoạn 2015 - 2020). Tổng vốn đầu tư 30 tỷ/trung tâm.

4.6. Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị: Xây mới một số siêu thị hạng I và II (hoặc trung tâm thương mại trong đó có siêu thị) trên địa bàn thành phố Sơn La, thị trấn Mộc Châu, Mai Sơn, thị trấn Ít Ong. Hình thành 1 siêu thị hạng III tại mỗi thị trấn huyện trên cơ sở cổ phần hoá và thu hút các cửa hàng bán lẻ thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào mạng lưới của siêu thị.

4.7. Quy hoạch phát triển các kho thương mại, trung tâm Logistics: Nghiên cứu phát triển một kho và Trung tâm Logistics tại khu cửa khẩu quốc gia Loóng Sập - huyện Mộc Châu nhằm tạo điều kiện cho việc xuất khẩu hàng nông, thủy hải sản và hàng hóa của các doanh nghiệp xuất khẩu sang Lào.

4.8. Quy hoạch phát triển hệ thống mạng lưới xăng dầu: Đến năm 2020 có 180 cửa hàng, trong đó có 27 cửa hàng loại 2 và 153 cửa hàng loại 3. Số cửa hàng xây mới 114 cửa hàng và cải tạo nâng cấp 63 cửa hàng.

5. Nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2020 khoảng 1.150,2 tỷ đồng

- Tổng vốn đầu tư đến năm 2015: 831,8 tỷ đồng, bình quân mỗi năm khoảng 118,82 tỷ đồng;

- Giai đoạn 2016 - 2020: 318,4 tỷ đồng, bình quân mỗi năm khoảng 63,68 tỷ đồng.

- Cơ cấu vốn đầu tư: Vốn tự có của doanh nghiệp và vay tín dụng chiếm khoảng 65 - 70% tương đương khoảng 747,6 - 805,1 tỷ đồng; Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ chiếm khoảng 30 - 35% tương đương 345,1 - 402,6 tỷ đồng. Ngân sách địa phương hỗ trợ khoảng 20 tỷ đồng.

6. Danh mục các dự án trọng điểm của ngành thương mại tỉnh Sơn La đến năm 2020 (Có phụ lục kèm theo).

7. Các chính sách và giải pháp chủ yếu

- Xây dựng, bổ sung điều chỉnh các quy hoạch chi tiết, quy hoạch ngành phù hợp với quy hoạch pháp triển thương mại làm cơ sở để xây dựng các dự án và kế hoạch đầu tư phát triển giai đoạn 5 năm và hàng năm.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại, tạo động lực hỗ trợ, thúc đẩy phát triển thương mại.

- Khuyến khích phát triển các loại hình tổ chức thương mại truyền thống và hiện đại; xây dựng chính sách hỗ trợ về tài chính và chính sách thuế nhằm khuyến khích, ủng hộ các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ đổi mới công nghệ kỹ thuật hiện đại và mở rộng thị trường; Phát triển các phương thức lưu thông hiện đại, nâng cao trình độ hiện đại hoá của các doanh nghiệp thương mại.

- Tổ chức xây dựng, thực hiện các quy hoạch, chương trình, dự án phát triển vùng sản xuất hàng xuất khẩu tập trung, các mặt hàng xuất khẩu với sản lượng lớn. Có cơ chế hỗ trợ đầu tư phát triển một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực qua chế biến có giá trị gia tăng cao như hàng hoá chế biến từ nông lâm sản; dược liệu, khoáng sản chế biến sâu....

- Hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp và hàng hoá xuất khẩu của tỉnh bằng các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ cung cấp thông tin xúc tiến thương mại; sắp xếp chuyển đổi doanh nghiệp, ngành nghề; nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn; hỗ trợ tín dụng, tài chính.

- Mở rộng thị trường trong nước và quốc tế: Nhà nước hỗ trợ tạo thị trường: ký kết các thoả thuận cấp tỉnh giữa Sơn La và các địa phương khác về mua bán sản phẩm hàng hoá; xây dựng quan hệ bạn hàng ổn định, lâu dài, trợ giúp tiếp cận thâm nhập thị trường mới; Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ thực hiện chiến lược “Mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài”, liên kết với các doanh nghiệp công nghiệp có ưu thế, khai thác thị trường, tích cực mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu; áp dụng công nghệ thông tin hiện đại; Đẩy mạnh liên kết giữa thị trường Sơn La với thị trường các tỉnh lân cận và với thị trường các tỉnh Bắc Lào; chủ động trong việc tạo lập các mối liên kết với nhiều cấp độ và hình thức khác nhau đối với các thị trường nước ngoài có tính chiến lược. Khuyến khích khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp của Sơn La từng bước xây dựng và phát triển hệ thống phân phối hiện đại.

- Nghiên cứu, thực hiện cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm huy động tối đa các nguồn lực hỗ trợ đầu tư vào các công trình, dự án thương mại trọng điểm kết hợp với xây dựng kế hoạch đầu tư hạ tầng vào những khu, cụm công nghiệp sản xuất, chế biến, chế tạo hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; Xây dựng các quỹ khuyến thương (quỹ xúc tiến thương mại trong nước) và các quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ; tranh thủ nguồn vốn ODA, vốn viện trợ sử dụng đầu tư phát triển các kết cấu hạ tầng thương mại trọng điểm của tỉnh Sơn La; Xây dựng cơ chế ưu đãi, thông thoáng và tổ chức xúc tiến đầu tư để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành thương mại tỉnh.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thương mại để khuyến khích phát triển tiềm năng cho các nhà kinh doanh, thúc đẩy nâng cao trình độ công nghệ kinh doanh, tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ mới trong quản lý kinh doanh. Triển khai các lớp đào tạo, bồi dưỡng để trang bị về những kiến thức cần thiết cho các doanh nhân.

- Bảo vệ môi trường trong phát triển thương mại, thiết kế xây dựng chợ, siêu thị, cửa hàng bán lẻ, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, trung tâm bán buôn, chợ đầu mối bán buôn nông sản... cần đảm bảo số lượng và chất lượng các hạng mục công trình cần thiết như: hệ thống cấp thoát nước trong và ngoài; hệ thống thu gom, xử lý rác thải; hệ thống xử lý nước thải; thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường; lập bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường trong hoạt động thương mại. Quy định về phân công trách nhiệm, phối hợp quản lý giữa các ban, ngành, tổ chức tại địa phương trong việc chỉ đạo, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường.

Điều 2. Hiệu lực thi hành: Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày HĐND tỉnh Sơn La khoá XII thông qua

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. HĐND tỉnh giao UBND tỉnh phê duyệt, công bố công khai quy hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch.

2. HĐND tỉnh giao Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh và các vị đại biểu HĐND tỉnh phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tuyên truyền và giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được HĐND tỉnh Sơn La khoá XII, kỳ họp chuyên đề lần thứ 6 thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ,
Văn phòng Chủ tịch nước;
- Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội;
- Các Bộ: Công thương; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư;
- Ban công tác đại biểu của UBTVQH;
- Thường trực Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh;
- Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- TT Huyện uỷ, Thành uỷ; HĐND; UBND các huyện, thành phố;
- Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng UBND tỉnh;
- Lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT. 250 bản.

CHỦ TỊCH




Thào Xuân Sùng

 

HĐND TỈNH SƠN LA

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM CỦA NGÀNH THƯƠNG MẠI TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 318/NQ-HĐND ngày 13/4/2010 của HĐND tỉnh Sơn La)

TT

Địa điểm (Huyện, thành phố)

Dự án

Quy mô

(m2)

Giai đoạn đầu tư

Vốn (tỷ đồng)

Đến 2010

2011- 2015

2016- 2020

đến 2010

2011- 2015

2016-2020

1

Thành phố

Sơn La

Trung tâm Thương mại

15.000

x

-

-

50

-

-

Trung tâm mua sắm

10.000

-

x

-

-

30

-

Trung tâm bán buôn hàng công nghiệp tiêu dùng

30.000

-

x

-

-

30

-

Trung tâm Bán buôn hàng vật tư sản xuất

30.000

-

x

-

-

30

-

Trung tâm Hội chợ triển lãm

30.000

x

x

-

10

20

-

Mạng lưới chợ

64.242

x

x

x

32,4

9,0

7,3

Mạng lưới xăng dầu

27.773

x

x

x

12

 

2

Huyện Mộc Châu

Trung tâm thương mại Mộc Châu

15.000

x

x

-

20

30

-

Trung tâm mua sắm chợ (DK thị xã Mộc Châu)

10.000

x

x

-

-

30

-

Trung tâm mua sắm chợ thị trấn Nông trường

5.800

x

x

-

-

30

-

Trung tâm mua sắm (DK huyện Vân Hồ)

10.000

-

x

-

-

30

-

Trung tâm bán buôn hàng công nghiệp tiêu dùng

30.000

-

x

-

-

30

-

Trung tâm Bán buôn hàng vật tư sản xuất

20.000

-

x

-

-

20

-

Mạng lưới chợ

81.780

x

x

x

14,6

10,3

8,8

Mạng lưới Xăng dầu

41.424

x

x

x

4,6

29,4

Trung tâm Hội chợ triển lãm thương mại

30.000

-

x

x

-

10

20

Kho và trung tâm Logistics (Cửa khẩu Lóng Sập)

30.000

-

x

x

-

10

20

3

Huyện Mai Sơn

Trung tâm Thương mại

15.000

-

x

x

-

20

30

Trung tâm mua sắm Chợ huyện

15.000

-

x

x

-

10

20

Mạng lưới chợ (bao gồm cả chợ đầu mối nông sản tổng hợp Cò Nòi)

106.900

x

x

x

38,4

29,1

0,6

Mạng lưới xăng dầu

20.606

x

x

x

11,6

14,8

4

Huyện

Mường La

Trung tâm Thương mại

10.000

-

x

x

-

 

 

Trung tâm mua sắm

13.000

-

x

x

-

10

10

Mạng lưới chợ

48.300

x

x

-

11,2

10,1

-

Mạng lưới xăng dầu

12.198

x

x

x

5,4

10,4

5

Huyện

Bắc Yên

Mạng lưới chợ

48.773

x

x

x

3,0

8,6

6,3

Mạng lưới xăng dầu

4.440

x

x

x

4,2

3,0

6

Huyện

Quỳnh Nhai

Trung tâm mua sắm chợ huyện 1

8.000

-

x

x

-

10

10

Mạng lưới chợ

49.000

x

x

-

8,9

10,4

-

Mạng lưới xăng dầu

6.417

x

x

x

8,8

0,8

7

Huyện

Yên Châu

Trung tâm mua sắm chợ Huyện

20.000

-

x

x

-

10

10

Mạng lưới chợ

51.200

x

x

x

19,2

4,0

1,0

Mạng lưới xăng dầu

10.100

x

x

x

2,4

9,6

8

Huyện

Thuận Châu

Trung tâm mua sắm huyện Thuận Châu

8.000

-

x

x

-

10

10

Trung tâm mua sắm (DK huyện Cò Mạ)

8.000

-

x

x

-

 

20

Mạng lưới chợ

64.000

x

x

-

12,2

12,0

-

Mạng lưới xăng dầu

7.824

x

x

x

6,0

2,8

9

Huyện

Phù Yên

Trung tâm mua sắm chợ huyện

10.976

-

-

x

-

-

20

Mạng lưới chợ

66.576

x

x

-

4,4

20,5

-

Mạng lưới xăng dầu

8.095

x

x

x

4,2

2,8

10

Huyện

Sông Mã

Trung tâm mua sắm chợ huyện

10.000

-

-

x

-

-

20

Mạng lưới chợ

55.000

x

x

-

18,1

8,0

-

Mạng lưới xăng dầu

19.200

x

x

x

22,4

10,2

11

Huyện

Sốp Cộp

Trung tâm mua sắm chợ huyện

10.000

-

-

x

-

-

20

Mạng lưới chợ

24.000

x

x

-

11,0

3,2

-

Mạng lưới xăng dầu

1.600

x

x

x

1,6

0,6

cộng

 

 

 

 

831,8

318,4

Tổng cộng

 

 

 

 

1.150,2