- 1 Chỉ thị 1474/CT-TTg năm 2011 về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Luật bảo vệ môi trường 2014
- 3 Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
- 4 Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 5 Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND quy định đối với một số loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam
- 6 Nghị định 31/2017/NĐ-CP Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm
- 7 Quyết định 1760/QĐ-TTg năm 2017 về điều chỉnh Quyết định 1600/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Chỉ thị 15/CT-TTg về kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Thông tư 38/2019/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2020-2022; kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3 Chỉ thị 1474/CT-TTg năm 2011 về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Luật bảo vệ môi trường 2014
- 5 Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
- 6 Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 7 Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND quy định đối với một số loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam
- 8 Nghị định 31/2017/NĐ-CP Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm
- 9 Quyết định 1760/QĐ-TTg năm 2017 về điều chỉnh Quyết định 1600/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Chỉ thị 15/CT-TTg về kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Thông tư 38/2019/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2020-2022; kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/NQ-HĐND | Quảng Nam, ngày 17 tháng 12 năm 2019 |
VỀ DỰ TOÁN THU, CHI VÀ PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 14
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Sau khi xem xét Báo cáo số 213/BC-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước năm 2019; dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2020 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2020 - 2022; Báo cáo số 216/BC-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 145/BC-HĐND và 146/BC-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua dự toán thu, chi ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách địa phương năm 2020, như sau:
I. Dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2020
1. Tổng dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 25.774.000 triệu đồng.
(Hai mươi lăm ngàn, bảy trăm bảy mươi bốn tỷ đồng)
a) Thu nội địa: 20.524.000 triệu đồng.
Thu tiền sử dụng đất: 1.500.000 triệu đồng.
Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết: 90.000 triệu đồng.
Thu nội địa (không bao gồm thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết): 18.934.000 triệu đồng.
b) Thu xuất nhập khẩu: 5.250.000 triệu đồng.
2. Dự toán thu ngân sách địa phương: 26.632.394 triệu đồng.
(Hai mươi sáu ngàn, sáu trăm ba mươi hai tỷ, ba trăm chín mươi bốn triệu đồng)
Thu nội địa ngân sách địa phương được hưởng: 18.196.130 triệu đồng.
Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên: 3.006.164 triệu đồng.
Thu chuyển nguồn ngân sách: 5.430.100 triệu đồng.
3. Dự toán chi ngân sách địa phương: 27.225.794 triệu đồng.
(Hai mươi bảy ngàn, hai trăm hai mươi lăm tỷ, bảy trăm chín mươi bốn triệu đồng)
Tổng chi cân đối ngân sách địa phương: 24.219.630 triệu đồng.
Tổng chi các chương trình mục tiêu: 3.006.164 triệu đồng.
4. Bội chi ngân sách địa phương (3-2): 593.400 triệu đồng.
II. Phương án phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương năm 2020
1. Ngân sách tỉnh trực tiếp chi: 15.527.931 triệu đồng.
a) Chi cân đối ngân sách: 12.594.505 triệu đồng.
Chi đầu tư phát triển: 3.772.115 triệu đồng.
Chi thường xuyên: 4.605.252 triệu đồng.
Chi trả nợ lãi, phí các khoản do chính quyền địa phương vay: 5.892 triệu đồng.
Dự phòng ngân sách: 466.722 triệu đồng.
Chi lập Quỹ dự trữ tài chính: 1.450 triệu đồng.
Chi tạo nguồn cải cách tiền lương: 3.743.074 triệu đồng.
b) Chi các Chương trình mục tiêu: 2.933.426 triệu đồng.
2. Ngân sách tỉnh bổ sung cho ngân sách cấp huyện: 6.847.988 triệu đồng.
Bổ sung cân đối ngân sách: 2.889.036 triệu đồng.
Bổ sung có mục tiêu: 3.958.952 triệu đồng.
(Chưa bao gồm vốn đầu tư các chương trình mục tiêu năm 2020; kinh phí thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, chương trình, kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành cuối năm 2019).
3. Ngân sách cấp huyện (bao gồm NS cấp xã) trực tiếp chi: 11.697.863 triệu đồng.
a) Chi cân đối ngân sách: 11.625.125 triệu đồng.
Chi đầu tư phát triển: 2.477.188 triệu đồng.
Chi thường xuyên: 8.635.353 triệu đồng.
Dự phòng ngân sách: 118.793 triệu đồng.
Chi tạo nguồn cải cách tiền lương: 393.791 triệu đồng.
b) Chi các Chương trình mục tiêu: 72.738 triệu đồng.
(Chưa bao gồm vốn đầu tư các chương trình mục tiêu năm 2020; kinh phí thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, chương trình, kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành cuối năm 2019)
(Kèm theo các biểu mẫu 15, 16. 17,18, 30, 32, 33, 34, 35, 37, 39, 41, 42 quy định tại Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23/3/2017 của Chính phủ)
4. Nguồn tăng thu ngân sách địa phương dự toán năm 2020 so với dự toán năm 2019 (không bao gồm tiền sử dụng đất và xổ số kiến thiết, phí tham quan, phí bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản): Tiếp tục sử dụng trích 50% tạo nguồn cải cách tiền lương, số còn lại được sử dụng để phân bổ nhiệm vụ chi theo quy định.
Các huyện, thị xã, thành phố thực hiện trích lập và nộp về ngân sách tỉnh nguồn cải cách tiền lương theo quy định.
5. Đối với nguồn thu tiền sử dụng đất của ngân sách các cấp sau khi trừ chi phí giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư và các chi phí liên quan khác của chính lô đất đó (nếu có), được sử dụng: Trích Quỹ Phát triển đất 20% và bố trí tối thiểu 10% thực hiện công tác đo đạc, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính, thực hiện công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 và Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ; số còn lại sử dụng để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định.
Giao Hội đồng nhân dân cấp huyện quy định tỷ lệ phân bổ lại tiền sử dụng đất do cấp huyện quản lý phát sinh trên địa bàn các xã để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo quy định tại Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo phù hợp tình hình thực tế ở từng địa phương.
6. Đối với nguồn thu mới và lớn được rút về ngân sách cấp tỉnh (phần điều tiết cho ngân sách cấp huyện): Sau khi trích 50% để tạo nguồn cải cách tiền lương, số còn lại xem như 100% bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện bằng 30% để đầu tư cơ sở hạ tầng, nhưng tối đa 50 tỷ đồng.
7. Nguồn thu từ phí tham quan đô thị cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn: Sau khi trích lại cho cơ quan thu phí theo quy định tại Nghị quyết số 33/2016/NQ- HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh và các khoản khác theo quy định, số còn lại sử dụng 100% cho đầu tư tôn tạo, đầu tư kết cấu hạ tầng di tích.
8. Nguồn thu phí bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản được bố trí lại tương ứng với số thu phát sinh để các địa phương sử dụng cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản theo Luật Bảo vệ môi trường.
9. Nguồn thu lợi tức sau thuế từ khai thác yến sào: Sau khi trích 50% tạo nguồn cải cách tiền lương, số còn lại sử dụng tối thiểu 50% để đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị và xã đảo Tân Hiệp, phần còn lại sử dụng chi kiến thiết thị chính, trợ giá, trợ cước, hỗ trợ kinh phí hoạt động xã đảo và bổ sung chi sự nghiệp môi trường.
10. Tiếp tục thực hiện phân bổ Quỹ tiền lương đối với các hợp đồng chuyên môn, nghiệp vụ có thời gian làm việc trước ngày 01/01/2016 cho đến khi có kết quả thi tuyển công chức, viên chức và hoàn thành việc tiếp nhận công chức, viên chức trúng tuyển, thời hạn cuối cùng đến ngày 31/3/2020.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị, địa phương; chỉ đạo các cấp, các ngành giao dự toán thu, chi ngân sách năm 2020 đến từng cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách trước ngày 31/12/2019 và tổ chức công khai dự toán ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
b) Tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác thu ngân sách ngay từ đầu năm. Tổ chức rà soát lại các khoản thu hiện có, tăng cường các biện pháp quản lý, nuôi dưỡng, chống thất thu; chú trọng nâng cao chất lượng công tác phân tích, dự báo những tác động ảnh hưởng đến tình hình thu, tập trung công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về nghĩa vụ thuế; tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất.
c) Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về ngân sách nhà nước, từng bước cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư hợp lý, giảm tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới khu vực dịch vụ công lập và sắp xếp lại bộ máy hành chính, tinh giản biên chế. Cơ cấu lại chi thường xuyên trong từng lĩnh vực, đảm bảo kinh phí thực hiện các Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh, các chế độ chính sách về tiền lương, an sinh xã hội, đảm bảo nhiệm vụ chi quốc phòng, an ninh; giảm chi tiêu hội nghị, tiếp khách, đoàn ra, đoàn vào... Chỉ tham mưu ban hành cơ chế, chính sách làm tăng chi ngân sách nhà nước khi đảm bảo nguồn để thực hiện.
d) Tổ chức điều hành chi ngân sách theo tiến độ thu và bám sát dự toán chi, định kỳ hằng quý đánh giá khả năng thu ngân sách để chủ động điều hành chi; chủ động sử dụng ngân sách địa phương xử lý các trường hợp thiên tai, dịch bệnh phát sinh, sắp xếp nhiệm vụ chi ưu tiên theo mức độ quan trọng để điều hành; theo dõi chặt chẽ tiến độ thu, chủ động cắt giảm chi tiêu và sử dụng các nguồn vốn khác trong trường hợp thu không đạt dự toán.
đ) Quản lý chi ngân sách chặt chẽ, hiệu quả; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát chi, kiên quyết không giải ngân, không quyết toán những khoản chi không đúng chế độ, chính sách, không có trong dự toán. Đối với nhiệm vụ bổ sung có mục tiêu, phải được thực hiện và quyết toán đúng nội dung mục tiêu, không sử dụng cho mục đích khác.
e) Tiếp tục triển khai công tác cải cách hành chính, đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ, tiếp tục cổ phần hóa các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập theo lộ trình.
f) Kiểm soát chặt chẽ việc tạm ứng cho nhà thầu và hoàn trả vốn theo đúng thời gian, định mức quy định. Có chế tài xử lý các chủ đầu tư, nhà thầu tạm ứng quá hạn. Thực hiện nghiêm quy định về ứng trước dự toán năm sau theo Điều 57 Luật Ngân sách nhà nước và Điều 37 Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ. Định kỳ tổng hợp, báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân theo quy định. Đồng thời, chỉ đạo phối hợp rà soát số dư kinh phí tạm ứng, ứng trước ngân sách Trung ương báo cáo bộ, ngành Trung ương sớm xử lý hoàn trả vốn ứng trước nguồn ngân sách Trung ương.
g) Trên cơ sở tổng vốn Chương trình mục tiêu quốc gia đã được Trung ương thông báo, trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh dự kiến phương án phân bổ tạo chủ động trong triển khai các quy trình thủ tục liên quan.
h) Lập dự toán riêng và xây dựng phương án sử dụng từ nguồn thu học phí, giá dịch vụ y tế và các khoản thu dịch vụ sự nghiệp công theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 10 Thông tư 38/2019/TT-BTC ngày 28/6/2019 của Bộ Tài chính gửi cấp có thẩm quyền xem xét theo quy định.
i) Tổng kết, đánh giá các nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về phí, lệ phí; tham mưu ban hành mới, sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và tình hình thực tiễn của địa phương.
k) Thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn. Tăng cường huy động vốn đầu tư toàn xã hội để giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế, đầu tư dự án kinh tế - xã hội trọng điểm. Cùng với việc đẩy mạnh và đa dạng hoá các hình thức huy động và tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển từ các tập đoàn doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nước ngoài theo hình thức đối tác công tư (PPP), cần đanh gia sát đúng chi phí đầu tư va chất lương các dự án BT, đặc biệt tỷ lệ thu vào ngân sách từ các dự án.
2. Trong quá trình chỉ đạo điều hành, trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung dự toán, kế hoạch vốn, Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh để thống nhất chủ trương và trình Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa IX, kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 17 tháng 12 năm 2019./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 77/2021/QĐ-UBND quy định về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 2 Nghị quyết 52/2021/NQ-HĐND quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách; nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022 và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền của thành phố Đà Nẵng
- 3 Nghị quyết 15/2021/NQ-HĐND quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 4 Quyết định 2074/QĐ-UBND phê duyệt bổ sung danh mục dự án thu hồi đất năm 2022 và phê duyệt bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của các huyện, thị xã, thành phố: Nam Giang, Đông Giang, Phước Sơn, Nông Sơn, Hiệp Đức, Quế Sơn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Thăng Bình, Phú Ninh, Bắc Trà My, Nam Trà My, Núi Thành, Điện Bàn, Hội An, Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam