Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/2020/NQ-HĐND

Bình Định, ngày 06 tháng 12 năm 2020

 

NGHỊ QUYẾT

ĐỀ ÁN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN VĨNH THẠNH, HUYỆN VĨNH THẠNH NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA XII KỲ HỌP THỨ 13

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ;

Xét Tờ trình số 94/TTr-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xin ý kiến thông qua Đề án đặt tên đường trên địa bàn thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh; Báo cáo thẩm tra số 32/BC-VHXH ngày 28 tháng 11 năm 2020 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Đề án đặt tên đường trên địa bàn thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh năm 2020, gồm 11 tuyến đường.

(Có Đề án đặt tên đường kèm theo).

Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định Khóa XII Kỳ họp thứ 13 thông qua ngày 06 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 16 tháng 12 năm 2020./.

 


Nơi nhận:
- UBTVQH, Chính phủ (báo cáo);
- VPQH, VPCP, Bộ Tài chính, Bộ VH, TT&DL;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- TT. Tỉnh ủy (báo cáo), TT. HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và các đoàn thể chính trị;
- Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành liên quan;
- VP: Tỉnh ủy, ĐĐBQH, HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Trung tâm Tin học - Công báo Bình Định;
- Lưu: VT, hồ sơ kỳ họp.

CHỦ TỊCH




Hồ Quốc Dũng

 

ĐỀ ÁN

ĐẶT TÊN ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN VĨNH THẠNH, HUYỆN VĨNH THẠNH NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 35/2020/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định)

I. Sự cần thiết đặt tên đường

Thị trấn Vĩnh Thạnh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện Vĩnh Thạnh, là đơn vị hành chính được thành lập vào ngày 01/01/2006 theo Nghị định số 143/2005/NĐ-CP ngày 15/11/2005 của Chính phủ và được công nhận là đô thị loại V của tỉnh Bình Định. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, hệ thống giao thông trên địa bàn thị trấn Vĩnh Thạnh từng bước được đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới.

Hiện nay, thị trấn Vĩnh Thạnh có 32 tuyến đường giao thông cấp V, 01 tuyến đường giao thông cấp IV và 04 tuyến đường giao thông cấp III, hầu hết các tuyến đường đã được bê tông hóa, nhựa hóa bảo đảm nhu cầu đi lại của người dân, từng bước làm thay đổi diện mạo của thị trấn Vĩnh Thạnh, góp phần tích cực vào quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Thạnh. Tuy nhiên, các tuyến đường giao thông trên địa bàn thị trấn Vĩnh Thạnh vẫn chưa có tên gọi cụ thể, gây không ít khó khăn cho công tác quản lý hành chính, quản lý đô thị và giao dịch của nhân dân; do đó, việc đặt tên đường đối với khu vực đô thị là rất cần thiết.

II. Căn cứ pháp lý

1. Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

2. Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ.

3. Quyết định số 846/QĐ-UBND ngày 15/12/2006 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Bình Định đến năm 2020.

III. Nguyên tắc đặt tên đường

- Tất cả các tuyến đường trên địa bàn thị trấn Vĩnh Thạnh được xây dựng theo quy hoạch đô thị, các tuyến chính trong các khu dân cư sử dụng ổn định thì được xem xét đặt tên.

- Việc đặt tên đường được xem xét về tính khoa học, tính lịch sử, tính văn hóa, ổn định lâu dài và đúng quy định.

- Căn cứ vào vị trí, cấp độ, quy mô của các tuyến đường để đặt tên tương xứng với công lao, công trạng của danh nhân, ý nghĩa của địa danh, tầm quan trọng của sự kiện lịch sử và phù hợp với các tuyến đường đã có tên.

- Các tên gọi được tham khảo từ Ngân hàng dữ liệu tên đường và công trình công cộng tỉnh Bình Định. Ngoài ra, việc lựa chọn đặt tên đường phải quan tâm đến các yếu tố tâm lý, tình cảm của nhân dân, nhất là tên phải dễ nhớ, dễ gọi, quen gọi.

IV. Căn cứ tài liệu

1. Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam - NXB Khoa học xã hội - 1991.

2. Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam - NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh - 2006.

3. Chân dung anh hùng thời đại Hồ Chí Minh - NXB Quân đội nhân dân.

4. Nhà Tây Sơn - Quách Tấn, Quách Giao - Sở VHTT Nghĩa Bình xuất bản.

5. Tư liệu về phong trào Tây Sơn - trên đất Nghĩa Bình - Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn chủ biên.

6. Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam - NXB Quân đội nhân dân - 2004.

7. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định 1930 - 1945, Tập I - NXB Tổng hợp Bình Định - 1990.

8. Truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Bình Quang (1945 - 1975).

9. Lịch sử Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh (1945 - 1975).

V. Số tuyến đường đặt tên

Căn cứ thực tế quy hoạch, lý trình mỗi tuyến đường và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Đề án đặt tên đường trên địa bàn thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh năm 2020, gồm 11 tuyến đường.

VI. Danh sách tên đường trên địa bàn thị trấn Vĩnh Thạnh năm 2020

STT

Tuyến đường quy hoạch

Lý trình

Lộ giới

Chiều dài (m)

Tên đường

Quy hoạch (m)

Hiện trạng (m)

I. Các tuyến đường dọc theo hướng (Nam - Bắc) thống kê từ Đông đến Tây: 05 tuyến đường

1

Đường dọc số 1

Từ quán Bi-a 3A (khu phố Định Tân) đến nhà ông Trần Phước Phi

16

8

1.887

Trần Quang Diệu
(1760- 1802)

2

Đường dọc số 2

Từ ngã ba đường ĐT 637 đến quán Café Thủy Mộc

12 - 28

5 - 12

1.398

6 Tháng 2
Sự kiện lịch sử

3

Đường dọc số 03

Từ cầu suối Xem đến cầu Hà Rơn

28 - 34

12 - 20

3.889

Nguyễn Huệ
(1753 - 1792)
Tây Sơn, Bình Định

4

Đường dọc số 04

Từ đường ngang số 02 đến nhà ông Báu (khu phố Định An)

16

8

1.566

Bùi Thị Xuân
(1771 - 1802)
Tây Sơn, Bình Định

5

Đường dọc số 05

Từ Cầu Suối Nước Mó (ranh giới giữa thị trấn và xã Vĩnh Thuận) đến đường ngang số 05

24

6

6.320

Võ Văn Dũng
(1750- 1802)
Tây Sơn, Bình Định

II. Các tuyến đường ngang theo hướng (Đông - Tây) thống kê từ Nam đến Bắc: 06 tuyến đường

1

Đường ngang số 01

Từ đường dọc số 03 đến đường dọc số 05

14

6

630

Huỳnh Thị Đào
(1940- 1970)
Vĩnh Thạnh, Bình Định

2

Đường ngang số 02

Từ đường dọc số 01 đến đường dọc số 05

20

8

705

Ngô Mây
(1922 - 1947)
Phù Cát, Bình Định

3

Đường ngang số 03

Từ đường dọc số 03 đến đường dọc số 05

22

14

390

Xuân Diệu
(1916 -1985)
Tuy Phước, Bình Định

4

Đường ngang số 04

Từ đường dọc số 01 đến đường dọc số 03

34

18

355

Đô Đốc Bảo
(Thế kỷ XVIII)

5

Đường ngang số 05

Từ cầu Vĩnh Hiệp đến Khu phố Kon Kring

28

8

1.535

Nguyễn Trung Tín
(1924-2015)
Vĩnh Thạnh, Bình Định

6

Đường ngang số 06

Từ đường dọc số 01 đến đường dọc số 04

16-20

5

550

Mai Xuân Thưởng
(1860 - 1887)
Tây Sơn, Bình Định

Tổng cộng: 11 tuyến đường./.