QUỐC HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Nghị quyết số: 37/2012/QH13 | Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2012 |
QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội số 05/2003/QH11;
Trên cơ sở xem xét các Báo cáo số 278/BC-CP ngày 16/10/2012 của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2012, Báo cáo số 289/BC-CP ngày 19/10/2012 của Chính phủ về công tác thi hành án năm 2012, Báo cáo số 116/BC-VKSTC ngày 08/10/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2012, Báo cáo số 26/BC-TA ngày 09/10/2012 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của các Tòa án, Báo cáo thẩm tra số 916/BC-UBTP13 ngày 20/10/2012 của Ủy ban tư pháp của Quốc hội và ý kiến các vị đại biểu Quốc hội;
QUYẾT NGHỊ:
Tuy nhiên, công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, phòng, chống tham nhũng, công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án còn có những hạn chế. Tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm, tham nhũng còn diễn biến phức tạp, trên một số lĩnh vực có xu hướng gia tăng, nghiêm trọng hơn cả về quy mô và tính chất. Công tác phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và tội phạm, tham nhũng hiệu quả chưa cao, hiệu lực răn đe, phòng ngừa thấp. Tiến độ và chất lượng giải quyết nhiều vụ án, nhất là các vụ án về kinh tế, tham nhũng lớn, trọng điểm còn kéo dài, chưa nghiêm minh. Tranh tụng tại phiên tòa còn hạn chế. Việc xem xét, giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự chuyển biến chậm. Số bản án, quyết định về dân sự chưa được thi hành còn khá lớn. Số người bị kết án phạt tù trốn ngoài xã hội chưa truy bắt được còn nhiều; hiệu quả công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân còn những hạn chế, số người tái phạm còn cao. Chưa triển khai được việc thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc. Nhiều văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp luật chậm được ban hành. Tình trạng thiếu cán bộ có chức danh tư pháp, nhất là tại các tỉnh phía Nam, Tây Nguyên và miền núi phía Bắc kéo dài nhiều năm chưa được khắc phục. Năng lực và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ tư pháp còn yếu, nhiều trường hợp tiêu cực, sa sút phẩm chất đạo đức, vi phạm pháp luật, một số trường hợp phải xử lý hình sự.
1. Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp, chủ động khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật để kiềm chế sự gia tăng của vi phạm pháp luật và tội phạm; tiếp tục giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, vi phạm trật tự xây dựng, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, cháy nổ, tai nạn lao động, tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật khác; thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy; phòng, chống mua bán người. Quản lý chặt chẽ mạng internet để ngăn chặn kịp thời những thông tin xấu, văn hóa phẩm độc hại; kết hợp tuyên truyền, vận động, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật với việc xử lý nghiêm vi phạm pháp luật, tội phạm, tham nhũng, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong năm 2013, tạo đà ngăn chặn, từng bước đẩy lùi vi phạm pháp luật, tội phạm, tham nhũng trong những năm tiếp theo.
Các cơ quan điều tra phải xác minh đầy đủ, xử lý theo quy định của pháp luật các tố giác, tin báo về tội phạm; phát hiện, điều tra có hiệu quả các loại tội phạm, hạn chế tình trạng bỏ lọt tội phạm; cơ bản khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật trong công tác bắt, tạm giữ, tạm giam; bảo đảm chất lượng thu thập chứng cứ và lập hồ sơ các vụ án hình sự; chủ động phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động điều tra với thanh tra, kiểm toán, kiểm sát, giám định tài chính, kế toán; nâng cao tỷ lệ phát hiện và xử lý nghiêm các vụ án về kinh tế, chức vụ, tham nhũng.
Nâng tỷ lệ xử lý tố giác, tin báo về tội phạm đạt trên 90%; điều tra, khám phá các loại tội phạm đạt trên 70%, các tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 90% trên tổng số án khởi tố. Giảm ít nhất 1% số người tạm giữ hình sự sau đó chuyển xử lý hành chính vì hành vi không cấu thành tội phạm so với năm 2012. Giảm số đối tượng bị tạm giữ, tạm giam chết thuộc trách nhiệm quản lý của nhà tạm giữ, trại tạm giam; cơ bản khắc phục tình trạng tạm giữ, tạm giam chung người trong cùng vụ án, người chưa thành niên với người thành niên; tạo điều kiện để luật sư tham gia tố tụng theo đúng quy định của pháp luật.
Từ năm 2013, Chính phủ phải báo cáo, đánh giá đầy đủ tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm xảy ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; kết quả xử lý; phân tích nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo các Viện kiểm sát áp dụng đồng bộ các giải pháp, bảo đảm thực hành quyền công tố, làm tốt hơn công tác kiểm sát xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiểm sát 100% số vụ án hình sự ngay từ khi khởi tố, kiểm sát chặt chẽ các hoạt động điều tra, kịp thời đề ra yêu cầu điều tra để chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội; phát hiện kịp thời và yêu cầu xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Ra quyết định truy tố đúng thời hạn trên 90% số vụ án hình sự đã có kết luận điều tra đề nghị truy tố; bảo đảm truy tố bị can đúng tội đạt trên 95%. Kiểm sát viên phải chủ động, tích cực tranh luận, đối đáp tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự. Bảo đảm các kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các loại án phải có căn cứ và đúng pháp luật, nâng tỷ lệ các kháng nghị được Tòa án chấp nhận đạt trên 70%.
Từ năm 2013, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải báo cáo, đánh giá đầy đủ tình hình vi phạm pháp luật trong các hoạt động tư pháp; thống kê, phân tích tội phạm và đề xuất các biện pháp phòng ngừa tội phạm thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân.
3. Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo các Tòa án tiếp tục đẩy mạnh việc tranh tụng tại phiên tòa; bảo đảm việc giải quyết, xét xử và ra bản án, quyết định đúng pháp luật, nhất là đối với các vụ án dân sự, hành chính. Nâng tỷ lệ hòa giải thành các vụ việc dân sự và tăng số vụ án hình sự xét xử lưu động; không để xảy ra trường hợp kết án oan người không phạm tội, giảm ít nhất 1% tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan so với năm 2012; chấm dứt việc trả hồ sơ điều tra bổ sung không đúng quy định của pháp luật; khắc phục tình trạng bản án, quyết định tuyên không rõ ràng gây khó khăn cho công tác thi hành án. Việc cho bị cáo hưởng án treo, cải tạo không giam giữ phải đúng quy định của pháp luật; khắc phục triệt để tình trạng án quá hạn luật định, nhất là các vụ án dân sự được giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Đẩy nhanh tiến độ và nâng tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đạt trên 60%; cơ bản khắc phục tình trạng đã trả lời không có căn cứ kháng nghị nhưng sau đó lại phải kháng nghị để giải quyết vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm; bảo đảm ra quyết định thi hành án hình sự đúng thời hạn luật định đối với người bị kết án đạt tỷ lệ 100%. Việc hoãn, tạm đình chỉ thi hành án, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù phải đúng pháp luật; chấm dứt tình trạng chậm gửi bản án, quyết định của Tòa án cho đương sự và các cơ quan hữu quan.
Từ năm 2013, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải báo cáo, đánh giá tình hình hoạt động và chất lượng của đội ngũ Hội thẩm nhân dân.
4. Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các giải pháp chủ động, quyết liệt, mang tính đột phá để nâng cao hiệu quả công tác thi hành án; bảo đảm chính xác, đúng pháp luật trong việc xác minh, phân loại án dân sự có điều kiện thi hành và chưa có điều kiện thi hành; phối hợp chặt chẽ với Tòa án, Viện kiểm sát, bảo đảm các trường hợp được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, đặc xá đúng mục đích, yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Giảm mạnh số bị án phạt tù trốn ngoài xã hội; hạn chế các trường hợp phạm nhân chết do đánh nhau, tự sát, vi phạm pháp luật, tiếp tục phạm tội trong các trại giam. Chấm dứt tình trạng để lại số phạm nhân tại các trại tạm giam, nhà tạm giữ không đúng tỷ lệ và mức án theo quy định của Luật thi hành án hình sự. Bảo đảm 100% cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện có cán bộ chuyên trách theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành án treo, cải tạo không giam giữ. Khẩn trương tổ chức thi hành án tử hình theo đúng quy định của pháp luật.
Năm 2013, tỷ lệ thi hành án dân sự xong đạt trên 88% về việc, trên 77% về tiền trên tổng số án có điều kiện thi hành. Ra quyết định thi hành án đúng thời hạn đối với 100% các bản án, quyết định về dân sự đã có hiệu lực theo đúng quy định của pháp luật; cơ bản khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động thi hành án.
5. Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện các Đề án về cải cách tư pháp bảo đảm chất lượng, tiến độ; khắc phục tình trạng thiếu cán bộ có chức danh tư pháp, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản tuyển dụng đủ cán bộ tư pháp; thường xuyên kiểm tra, thanh tra nội bộ, kỷ luật công vụ; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các sai phạm, tiêu cực; đổi mới công tác đào tạo, đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, giáo dục chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức nhằm xây dựng các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh. Khẩn trương tổng kết việc thi hành Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, các luật về tổ chức các cơ quan tư pháp và soạn thảo các dự án luật (sửa đổi) này để trình Quốc hội xem xét thông qua theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII; đẩy nhanh tiến độ ban hành và nâng cao chất lượng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp luật; chủ động đề xuất và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích pháp luật để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho hoạt động tư pháp.
6. Chính phủ tạo điều kiện về ngân sách đầu tư xây dựng trụ sở và phương tiện làm việc để các cơ quan tư pháp, các lực lượng trực tiếp đấu tranh chống vi phạm pháp luật và tội phạm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2012.
| CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
- 1 Nghị quyết 111/2015/QH13 về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân,Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo do Quốc hội ban hành
- 2 Nghị quyết 96/2019/QH14 về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án do Quốc hội ban hành
- 3 Nghị quyết 96/2019/QH14 về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án do Quốc hội ban hành
- 1 Chỉ thị 98-CT/BCS năm 2010 về tăng cường công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trong hoạt động của Bộ Công thương do Ban cán sự Đảng Bộ Công thương ban hành
- 2 Luật thi hành án hình sự 2010
- 3 Quyết định 156/2004/QC-KSTHA Quy chế công tác kiểm sát thi hành án tạm thời của ngành kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003
- 5 Luật về Hoạt động giám sát của Quốc hội 2003
- 6 Nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 do Quốc hội ban hành
- 7 Bộ Luật Hình sự 1999
- 8 Hiến pháp năm 1992
- 1 Chỉ thị 98-CT/BCS năm 2010 về tăng cường công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trong hoạt động của Bộ Công thương do Ban cán sự Đảng Bộ Công thương ban hành
- 2 Quyết định 156/2004/QC-KSTHA Quy chế công tác kiểm sát thi hành án tạm thời của ngành kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3 Nghị quyết 96/2019/QH14 về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án do Quốc hội ban hành