HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2017/NQ-HĐND | Thừa Thiên Huế, ngày 08 tháng 12 năm 2017 |
QUY HOẠCH THỦY LỢI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035
HỘI ÐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Tờ trình số 7754/TTr-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Đề án Quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành và thông qua Đề án Quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035, với các nội dung chính sau:
- Phù hợp với định hướng Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam, Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, Quy hoạch thủy lợi khu vực miền Trung giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu - nước biển dâng.
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp công trình và phi công trình nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước và giảm thiểu đến mức tối đa các rủi ro thiên tai do nước gây ra.
- Từng bước nâng mức đảm bảo cấp nước cho nông nghiệp từ tần suất 75% hiện tại lên 85%. Những công trình xây mới tính với mức đảm bảo cấp với tần suất 85%.
- Từng bước nâng cao khả năng chống lũ, bão, triều của các tuyến đê cửa sông, đê biển.
- Chọn bước đi đầu tư xây dựng công trình phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu - nước biển dâng.
a) Mục tiêu tổng quát
- Nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nước, chủ động phòng chống giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Từng bước hoàn thiện hạ tầng hệ thống công trình thủy lợi; hiện đại hóa công tác quản lý, khai thác góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững; thực hiện nội dung về tái cơ cấu ngành thủy lợi; góp phần xây dựng nông thôn mới; bảo vệ môi trường, giảm thiểu các thiệt hại và ảnh hưởng tiêu cực do nước gây ra đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong tương lai.
- Là cơ sở để các địa phương, các ngành xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển thủy lợi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo giai đoạn phát triển kinh tế từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035.
b) Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu đến năm 2025:
+ Về cấp nước: Đảm bảo cấp nước cơ bản cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh với mức đảm bảo P= 85%; cấp nước tưới chủ động cho 31.460,3ha diện tích canh tác và nuôi trông thủy sản, bằng 90% diện tích yêu cầu tưới, trong đó có 18.053,8 ha diện tích đất trồng lúa, 9.206,5ha diện tích trồng cây hàng năm khác và 4.200 ha diện tích nuôi trồng thủy sản; góp phần tạo nguồn nước cấp cho dân sinh và cải tạo môi trường.
+ Đảm bảo tạo nguồn cấp nước cho các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
+ Về tiêu thoát nước: Đảm bảo tiêu thoát nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp với tần suất P=10%; cùng với hệ thống thoát nước đô thị đảm bảo tiêu thoát nước cho 502.629,5 ha diện tích tiêu tự nhiên của toàn tỉnh. Trong đó, tiêu tự chảy cho 492.347,5ha; tiêu bằng động lực cho 10.282,0ha.
+ Về chống lũ: Chống lũ chính vụ cho thành phố Huế với tần suất P=5%; đảm bảo chống lũ hiệu quả cho hạ du sông Hương - Ô Lâu có xét đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
- Định hướng đến năm 2035:
+ Về cấp nước: Tiếp tục phát triển hệ thống thủy lợi đảm bảo cấp nước theo yêu cầu phát triển nông nghiệp với loại hình ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp đô thị sinh thái; phát triển hệ thống tưới hiện đại, tiết kiệm nước, tiết kiệm điện năng. Đảm bảo tưới ổn định cho phần diện tích còn lại là 13.483 ha diện tích canh tác và nuôi trồng thủy sản, trong đó 7.737,4 ha diện tích đất trồng lúa, 3.945,6 ha diện tích trồng cây hàng năm và 1.800 ha diện tích nuôi trồng thủy sản.
+ Về tiêu thoát nước: Phát triển hệ thống thủy lợi khớp nối với hệ thống thoát nước đô thị đảm bảo tiêu tự chảy 488.777,7 ha, tăng diện tích tiêu bằng động lực lên 13.908,8 ha để đảm bảo tiêu triệt để cho toàn bộ 502.629,5 ha diện tích tiêu tự nhiên của toàn tỉnh.
+ Về chống lũ: Đảm bảo chống lũ hiệu quả cho hạ du sông Hương - Ô Lâu có xét đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
+ Xâm nhập mặn: Đảm bảo các giải pháp đẩy mặn, ngăn mặn tạo nguồn nước ngọt để đảm bảo sản xuất và cấp nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản cho vùng đồng bằng ven biển.
3. Quy hoạch thủy lợi tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 (chi tiết kèm theo Phụ lục).
a) Về nguồn vốn đầu tư:
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa phương đầu tư cho các công trình thủy lợi theo thứ tự ưu tiên; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương thu hút các nguồn, cả các chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu,...
- Nguồn vốn khác: Huy động xã hội hóa các công trình cấp nước sạch nông thôn (kể cả nguồn vốn nước ngoài) đối với các hạng mục công trình có tác động lớn phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, huy động nguồn vốn từ người dân để đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn.
Tăng cường áp dụng cộng nghệ tiên tiến trong thiết kế và xây dựng các hệ thống thủy lợi; áp dụng công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong công tác thi công, xây dựng theo chuỗi công việc; công nghệ thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế để rút ngắn thời gian thực hiện và giảm giá thành thi công.
c) Về bảo vệ môi trường: Thực hiện công tác an toàn và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường vùng dự án, triển khai quan trắc môi trường để cảnh báo và có các biện pháp xử lý khi môi trường biến động xấu.
d) Về cơ chế chính sách:
- Thực hiện tốt chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện xây dựng các công trình thủy lợi. Nghiên cứu ban hành bổ sung chính sách khuyến khích cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân có liên quan trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý khai thác hệ thống thủy lợi vừa và nhỏ, thủy lợi nội đồng quy mô một xã.
- Ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng nhỏ, cấp nước sinh hoạt và một số công trình thiết yếu bằng nguồn ngân sách nhà nước
- Hoàn thiện khung thể chế, chính sách nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
e) Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực: Tăng cường tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao công tác quản lý, vận hành, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai cho các đơn vị quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố Huế và các hợp tác xã.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này theo nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 20 tháng 12 năm 2017./.
| CHỦ TỊCH |
QUY HOẠCH THỦY LỢI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 41/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh)
1. Phân vùng quy hoạch: gồm 13 vùng, cụ thể:
- Vùng I: Lưu vực sông Ô Lâu:
Huyện Phong Điền: Gồm thị trấn Phong Điền và 05 xã: Phong Bình, Phong Chương, Phong Hòa, Phong Thu, Phong Mỹ thuộc huyện Phong Điền.
- Vùng II: Vùng cát ven biển Phong - Quảng Điền:
+ Huyện Phong Điền gồm 06 xã: Điền Hương, Điền Môn, Điền Lộc, Điền Hòa, Điền Hải, Phong Hải.
+ Huyện Quảng Điền gồm 02 xã: Quảng Ngạn, Quảng Công.
+ Thị xã Hương Trà gồm 01 xã: Hải Dương.
- Vùng III: Đồng bằng Bắc sông Bồ
+ Huyện Quảng Điền gồm thị trấn Sịa và 08 xã: Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Vinh, Quảng An, Quảng Thọ, Quảng Thành, Quảng Phú, Quảng Phước.
+ Thị xã Hương Trà gồm 01 xã: Hương Phong
+ Huyện Phong Điền gồm 04 xã: Phong Hiền, Phong An, 1/2 Phong Xuân, 2/3 Phong Sơn.
- Vùng IV: Đồng bằng Nam sông Bồ - Bắc sông Hương
+ Thị xã Hương Trà gồm 09 xã, phường: Tứ Hạ, Hương Xuân, Hương Chữ, Hương An, 2/3 Hương Vân, Hương Văn, xã Hương Toàn, Hương Vinh, Hương Hồ.
+Thành phố Huế gồm 14 phường: Phú Bình, Phú Hiệp, Thuận Lộc, Phú Cát, Tây Lộc, Thuận Hòa, Phú Hòa, Thuận Thành, Kim Long, Hương Long, Hương Sơ, Phú Thuận, Phú Hậu, An Hòa.
- Vùng V: Vùng thượng sông Bồ
+ Thị xã Hương Trà gồm 1/3 phường Hương Vân và xã Hồng Tiến, 1/3 Hương Bình
+ Huyện Phong Điền gồm 02 xã: 1/2 Phong Xuân, 1/3 Phong Sơn.
+ Huyện A Lưới gồm 5 xã: A Roàng, 1/2 Hương Phong, 1/2 Hương Lâm, Hồng Hạ, 1/2 Hồng Kim.
- Vùng VI: Đồng bằng Nam sông Hương
+ Thành phố Huế gồm 13 phường: Xuân Phú, Vĩnh Ninh, Phường Đúc, Phước Vĩnh, Trường An, Thủy Xuân, Thủy Biều, Vĩ Dạ, Phú Hội, Phú Nhuận, An Cựu, An Đông, An Tây.
+ Huyện Phú Vang gồm 13 xã: Phú Thanh, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thượng, Phú An, Phú Mỹ, Phú Xuân, Phú Hồ, Phú Lương, Phú Đa, Vinh Phú, Vinh Thái, Vinh Hà.
+ Thị xã Hương Thủy gồm 10 xã, phường: Thủy Vân, Thủy Thanh, Thủy Dương, 2/3 Thủy Phương, 3/4 Thủy Châu, Thủy Lương, Thủy Tân, Thủy Phù, Phú Bài, 1/2 Thủy Bằng.
- Vùng VII: Sông Hữu Trạch
+ Thị xã Hương Trà gồm 4 xã: Hương Thọ, Bình Điền, Bình Thành, 2/3 Hương Bình.
+ Thị xã Hương Thủy gồm 1/2 xã Dương Hòa.
+ Huyện Nam Đông gồm 2/3 xã Thượng Quảng.
+ Huyện A Lưới gồm 01 xã Hương Nguyên.
- Vùng VIII: Sông Tả Trạch
+ Thị xã Hương Thủy gồm 5 xã, phường: 1/2 Thủy Bằng, 1/3 Thủy Phương, 1/4 Thủy Châu, Phú Sơn, 1/2 Dương Hòa.
+ Huyện Nam Đông gồm 01 thị trấn Khe Tre và 09 xã: Hương Sơn, Hương Hòa, Hương Phú, Hương Lộc, Thượng Lộ, Hương Giang, Thượng Nhật, Hương Hữu, Thượng Long, 1/3 Thượng Quảng.
- Vùng IX: Lưu vực sông Nông: Gồm 03 xã Lộc Bổn, Lộc Sơn, Xuân Lộc thuộc huyện Phú Lộc.
- Vùng X: Lưu vực sông Truồi: Gồm thị trấn Phú Lộc và 04 xã Lộc Hòa, Lộc Điền, Lộc Trì, Lộc An thuộc huyện Phú Lộc.
- Vùng XI: Sông Bù Lu: Gồm thị trấn Lăng Cô và 04 xã Lộc Bình, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh, Lộc Thủy thuộc huyện Phú Lộc.
- Vùng XII: Vùng 12 xã ngoài phá thuộc huyện Phú Vang, Phú Lộc:
+ Huyện Phú Vang gồm: 01 thị trấn Thuận An và 06 xã Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên, Vinh Xuân, Vinh Thanh, Vinh An.
+ Huyện Phú Lộc gồm: 05 xã Vinh Mỹ, Vinh Hưng, Vinh Hải, Vinh Giang, Vinh Hiền.
- Vùng XIII: Lưu vực sông A Sáp: Gồm thị trấn A Lưới và 17 xã A Đớt, 1/2 Hương Lâm, Đông Sơn, 1/2 Hương Phong, Hồng Thượng, Phú Vinh, Hồng Thái, Sơn Thủy, Nhâm, A Ngo, Hồng Quảng, 1/2 Hồng Kim, Hồng Bắc, Bắc Sơn, Hồng Trung, Hồng Thủy, Hồng Vân thuộc huyện A Lưới.
2. Giải pháp cấp nước.
a) Quy hoạch cấp nước cho nông nghiệp.
- Vùng 1: Lưu vực sông Ô Lâu: Diện tích đất canh tác hiện tại 3.267,1ha, dự kiến đến 2025-2035 diện tích canh tác tăng lên là 3.915,4ha.
Giải pháp cấp nước: Nâng cấp 45 công trình gồm: 8 hồ chứa, 19 đập dâng và 18 trạm bơm để tăng khả năng tưới của công trình hiện có từ 2.539ha lên 3.264ha và xây dựng mới 7 trạm bơm điện để tưới cho 126ha.
- Vùng 2: Vùng cát ven biển Phong - Quảng Điền: Diện tích đất canh tác hiện tại 1.826,4ha, dự kiến đến 2025-2035 diện tích canh tác tăng lên là 1.972,3ha.
Giải pháp tưới như sau:
+ Phương án tạo nguồn: Xây dựng hồ Ô Lâu Thượng bổ sung nước trong mùa kiệt cho đập Cửa Lác với lưu lượng 4-5m3/s, tạo nguồn cho các trạm bơm tưới chủ động cho 5.209ha đất canh tác vùng hạ du.
+ Phương án nội đồng: Nâng cấp 33 công trình gồm: 17 hồ chứa, 11 trạm bơm điện và 5 trạm bơm dầu để tưới cho 1.359ha; xây dựng mới 3 trạm bơm điện; xây dựng, kiên cố hệ thống kênh mương cấp 2 dài 12,5 km.
- Vùng 3: Vùng đồng bằng Bắc sông Bồ: Diện tích đất canh tác hiện tại 8.626,5ha, dự kiến đến 2025-2035 diện tích đất canh tác còn 8.568,8 ha.
Giải pháp tưới như sau:
+ Phương án tạo nguồn: Đối với khu tưới thuộc các xã Phong Xuân, Phong Sơn (phía trên đường sắt): Mở rộng tuyến kênh tưới của hồ Hòa Mỹ; đối với vùng cát Phong - Quảng Điền: sử dụng các hồ cát hiện có để tưới: xây dựng mới trạm bơm Phò Ninh và hệ thống kênh dẫn nước; xây dựng tuyến kênh lấy nước từ tuyến kênh hồ Hòa Mỹ (sau khi có hồ Ô Lâu Thượng tạo nguồn) để chuyển nước cho vùng cát Phong - Quảng Điền.
+ Phương án trục dẫn cấp nước: Nạo vét nhánh sông Sịa, hói Ngã Tư, hói Kim Đôi, nạo vét các hói An Xuân, Quán Cửa, Quảng Thành, Hà Đồ, Hói Chợ...
+ Phương án nội đồng: Nâng cấp 57 công trình, trong đó: 7 hồ chứa, 17 đập dâng và 33 trạm bơm để tưới được cho 3.506,4ha.
- Vùng 4: Vùng đồng bằng Nam sông Bồ - Bắc sông Hương: Diện tích đất canh tác hiện tại 4.710,9ha, dự kiến đến 2025-2035 diện tích canh tác còn 3.915,7ha.
Giải pháp tưới như sau:
+ Phương án tạo nguồn: Hiện tại các hồ Tả Trạch, Bình Điền, Hương Điền đi vào hoạt động đã bổ sung nguồn nước cho hạ du với lưu lượng là 80,09m3/s kết hợp với đập ngăn mặn Thảo Long đảm bảo nguồn nước cấp cho vùng.
+ Phương án nạo vét, khơi thông các trục kênh dẫn lấy nước 5 xã, 7 xã (thị xã Hương Trà).
+ Phương án nội đồng: nâng cấp hệ thống thủy lợi Tây Nam Hương Trà; nâng cấp 47 công trình hồ chứa, trạm bơm; xây dựng mới 05 trạm bơm; nâng cấp, kiến cố hệ thống kênh mương nội đồng.
- Vùng 5: Thượng sông Bồ: diện tích đất canh tác là 1.477,3ha; trong tương lai diện tích canh tác của vùng tăng lên 1.576,3ha.
Giải pháp tưới: Nâng cấp 16 công trình đảm bảo tưới 158,6 ha; xây dựng mới 9 công trình tưới được cho 244 ha; kiên cố hệ thống kênh mương nội đồng.
- Vùng 6: Vùng đồng bằng Nam sông Hương: diện tích đất canh tác là 11.454,1ha. Trong tương lai diện tích canh tác của vùng giảm còn 9.215,4 ha.
Giải pháp tưới như sau:
+ Phương án tạo nguồn: Vùng đồi núi phía trên đường sắt tưới bằng các hồ chứa, các trạm bơm; vùng trũng đồng bằng Nam sông Hương lấy nguồn từ hồ Tả Trạch cấp trực tiếp xuống sông Nông qua kênh dẫn về sông Lợi Nông, sông Như Ý, sông Đại Giang để cấp nước cho các trạm bơm, đảm bảo tiêu thoát trong mùa mưa lũ; nâng cấp, mở rộng kênh hồ Truồi nhằm tạo nguồn cấp tưới ổn định cho hơn 2.426ha.
+ Phương án nội đồng: Nâng cấp 64 công trình hồ chứa, đập dâng và trạm bơm, nạo vét hói nội đồng, kênh cách ly để tưới, tiêu cho 5.720,3ha.
- Vùng 7: Sông Hữu Trạch: Diện tích đất canh tác 984,5ha. Trong tương lai 2025 - 2035 diện tích đất canh tác tăng lên 1.246,3 ha.
Phương án tưới: Nâng cấp 15 công trình: 14 hồ đập và 1 trạm bơm để tưới được cho 198 ha; xây dựng mới 9 công trình.
- Vùng 8: Sông Tả Trạch: diện tích đất canh tác là 1244,4 ha. Trong tương lai đến năm 2025 diện tích canh tác được mở rộng lên 1258,8 ha.
Phương án tưới: Nâng cấp 57 hồ đập đảm bảo tưới cho 422,5ha; xây dựng mới 8 công trình để tưới được cho 933 ha; nâng cấp, kiên cố hoá kênh mương.
- Vùng 9: Lưu vực sông Nông: Diện tích đất canh tác hiện tại là 1.048 ha, diện tích canh tác tương lai là 988,5 ha.
Phương án tưới: Nâng cấp 6 công trình gồm 5 đập dâng và 1 trạm bơm để đảm bảo tưới được cho 499 ha; xây mới 3 đập dâng và 2 tuyến kênh nhánh của hồ Truồi tưới 94 ha.
- Vùng 10: Lưu vực sông Truồi: Vùng này từ bắc đèo Phước Tượng đến giáp lưu vực sông Truồi. Diện tích đất canh tác hiện tại là 2.072,2 ha, diện tích canh tác tương lai giảm còn 1.639,5ha.
Phương án tưới: Vùng bắc Phú Lộc cấp tưới chủ yếu từ hồ Truồi, tưới tự chảy cho 1.346ha lúa, hoa màu; vùng cao bắc Phú Lộc, tạo nguồn cho vùng đồng bằng Nam sông Hương 2.426ha; Nâng cấp 27 công trình hồ đập, trạm bơm; nâng cấp, kiên cố hóa 15 tuyến kênh của hồ Truồi.
- Vùng 11: Lưu vực sông Bù Lu: Diện tích đất canh tác hiện tại là 2.603,2ha. Tương lai đến năm 2025 khi khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô được lấp đầy, một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp chuyển đổi mục đích dẫn tới diện tích canh tác của vùng giảm xuống còn 1.453,7ha chủ yếu là lúa nước.
Phương án nguồn nước: Tiếp tục hoàn thiện hồ Thủy Yên và xây dựng mới hồ Thủy Cam; chuyển nước từ hồ Truồi với quy mô 1,8m3/s để cấp bổ sung bằng tuyến ống thép.
Phương án nội đồng: Nâng cấp 15 công trình gồm: 13 đập dâng và 2 trạm bơm để tưới được cho 518,4 ha; xây dựng mới cụm 5 đập dâng để tưới cho 35ha diện tích canh tác vùng ven phá xã Lộc Bình; nâng cấp, kiên cố hoá kênh mương.
- Vùng 12: 12 xã phía ngoài phá huyện Phú Vang, Phú Lộc: diện tích đất canh tác hiện tại 1.744,7 ha, tương lai năm 2025 - 2035 diện tích đất canh tác tăng lên 2.042,4 ha.
Phương án nguồn nước: xây dựng mới 1 trạm bơm Vinh Thái tại xã Vinh Thái, xây dựng tuyến kênh lấy nước từ sông Thiệu Hóa.
Phương án nội đồng: Nâng cấp, hoàn chỉnh 4 công trình để tưới được cho 107ha: 1 hồ chứa trên cát, 1 đập dâng, 2 trạm bơm; nâng cấp, kiên cố hóa kênh mương.
-Vùng 13: Lưu vực sông A Sáp: Diện tích đất canh tác hiện tại 1.936,8 ha, tương lai năm 2025 - 2035 diện tích đất canh tác tăng lên 2.023,4 ha.
Phương án tưới: Nâng cấp 38 công trình: 17 hồ chứa, 21 đập dâng để đảm bảo tưới ổn định cho 535,7ha; xây dựng mới 12 hồ đập và trạm bơm Hồng Thượng để tưới được cho 338,7 ha; nâng cấp, kiên cố hoá kênh mương.
b) Quy hoạch cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp.
- Cấp nước công nghiệp: Phương án cấp nguồn nước cho các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:
+ Vùng lưu vực sông Ô Lâu: Khu công nghiệp Phong Điền nguồn nước dự kiến lấy trên sông Ô Lâu.
+ Vùng các xã ngoài phá Tam Giang: Cụm công nghiệp Điền Lộc nguồn nước dự kiến lấy trên sông Ô Lâu.
+ Vùng bắc sông Bồ: Khu công nghiệp Quảng Vinh; Cụm công nghiệp Bắc An Gia nguồn nước dự kiến lấy trên sông Bồ.
+ Vùng Đồng bằng Nam Sông Bồ - Bắc sông Hương: Cụm công nghiệp Tứ Hạ; Cụm công nghiệp Hương Sơ nguồn nước lấy trên sông Hương và sông Bồ.
+ Vùng Đồng bằng Nam sông Hương: Khu công nghiệp Phú Đa, nguồn nước lấy trên sông Đại Giang; Khu công nghiệp Phú Bài, nguồn nước từ hồ Phú Bài; Cụm công nghiệp Thủy Phương, dự kiến nguồn nước các cụm công nghiệp này lấy trên sông Đại Giang.
+ Vùng sông Hữu Trạch: Cụm công nghiệp Bình Điền nguồn nước dự kiến lấy trên Sông Hương.
+ Vùng sông Tả Trạch: Cụm công nghiệp Hương Hòa nguồn nước dự kiến lấy trên sông Tả Trạch.
+ Lưu vực sông Nông: Khu công nghiệp La Sơn nguồn nước lấy trên sông Nông.
+ Lưu vực sông Bù Lu: Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô nguồn nước lấy từ hồ Thủy Yên - Thủy Cam và hồ Truồi.
+ Vùng các xã ngoài phá thuộc huyện Phú Vang, Phú Lộc: Cụm công nghiệp Thuận An; Cụm công nghiệp Vinh Hưng nguồn nước lấy từ sông Hương và nguồn nước ngầm.
+ Vùng lưu vực sông A Sáp: Cụm công nghiệp A Co nguồn nước lấy trên sông A Sáp.
- Phương án cấp nước đô thị, dân cư tập trung: Cấp nước sạch từ mạng lưới cấp nước tập trung của Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế.
- Phương án cấp nước cho dân cư nông thôn
+ Huyện Phong Điền: Nâng cấp công trình cấp nước Khe Mạ xã Phong Sơn.
+ Thị xã Hương Trà: Nâng cấp công trình cấp nước xã Hương Bình; nâng cấp công trình cấp nước thôn 2 và thôn 4 xã Hồng Tiến.
+ Huyện Phú Lộc: Nâng cấp công trình cấp nước hói Mít, hói Dừa thị trấn Lăng Cô; nâng cấp công trình cấp nước xã Xuân Lộc.
+ Huyện Nam Đông: Xây mới hệ thống cấp nước 5 xã vùng cao huyện Nam Đông; nâng cấp công trình cấp nước xã Hương Sơn.
+ Huyện A Lưới: Công trình cấp nước xã Nhâm; công trình cấp nước xã A Đớt; công trình cấp nước xã Hồng Vân; công trình cấp nước xã Bắc Sơn; công trình cấp nước xã Hương Lâm.
1. Phân vùng tiêu úng: Được phân thành 8 vùng tiêu thoát như sau:
a) Vùng 1: Bắc sông Hương - Nam sông Bồ, diện tích 12.375,5ha, gồm:
+ 1/5 phường Hương Vân, phường Tứ Hạ, phường Hương Văn, phường Hương Xuân, phường Hương Chữ, phường Hương An, xã Hương Toàn, phường Hương Vinh, thị xã Hương Trà.
+ Các phường: Hương Sơ, Kim Long, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Phú Hiệp, Phú Cát, Thuận Thành, Phú Bình, Phú Hòa, Phú Thuận, Phú Hậu, Tây Lộc, Hương Long, An Hòa, thành phố Huế.
b) Vùng 2: Bắc sông Hương - Bắc sông Bồ, diện tích 20.120,8ha, gồm:
+ Xã Hương Phong, thị xã Hương Trà.
+ Các xã: Phong Hiền, 1/5 Phong An, huyện Phong Điền.
+ Các xã: Quảng Thành, Quảng An, Quảng Thọ, Quảng Phú, Quảng Vinh, Quảng Phước, Quảng Lợi, Quảng Thái và thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền.
c) Vùng 3: Đồng bằng sông Ô Lâu, diện tích 11.183,1ha, gồm: Các xã: 1/2 Điền Lộc, 2/5 Điền Môn, 1/3 Điền Hương, 2/5 Điền Hòa, Phong Hòa, Phong Chương, Phong Bình, huyện Phong Điền.
d) Vùng tiêu 4: Vùng cát Phong - Quảng Điền (khu vực nằm phía ngoài phá Tam Giang), diện tích 8828,0ha, gồm:
+ Các xã: Phong Hải, Điền Hải, 1/2 Điền Lộc, 3/5 Điền Môn, 2/3 Điền Hương, 3/5 Điền Hòa, huyện Phong Điền.
+ Các xã: Quảng Ngạn, Quảng Công, huyện Quảng Điền.
+ Xã Hải Dương, thị xã Hương Trà.
e) Vùng tiêu 5: Đồng bằng Nam sông Hương.
+ Tiểu vùng 5-1. Hạ du sông Truồi, diện tích 1.722,4ha, gồm: xã Lộc Điền, Lộc An và Lộc Hòa, huyện Phú Lộc.
+ Tiểu vùng 5-2. Hạ du sông Nông, diện tích 1.059,5ha, gồm: 1/4 xã Lộc Sơn, 1/6 xã Lộc Bổn và 1/10 xã Lộc An, huyện Phú Lộc.
+ Tiểu vùng 5-3. Vùng giữa đường sắt và sông Đại Giang, diện tích 7.488,2ha, gồm: 1/3 Thủy Phù, Thủy Tân, 2/9 phường Phú Bài, Thủy Lương, 1/2 Thủy Châu, 1/7 Thủy Phương, 3/8 Thủy Dương, Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy; phường Thủy Biều, An Đông, Vĩ Dạ, Xuân Phú, Phú Nhuận, Phú Hội, Vĩnh Ninh, Phú Thuận, Phú Hòa, thành phố Huế.
+ Tiểu vùng 5-4. Vùng giữa sông Đại Giang và Đầm Phá, diện tích 10.769,3ha, gồm: xã Vinh Hà, Vinh Thái, Vinh Phú, Phú Đa, Phú Lương, Phú Xuân, Phú Hồ, Phú Mỹ, Phú An, Phú Thượng, Phú Tân, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh và thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang.
g) Vùng tiêu 6: Vùng 11 xã phía ngoài phá Cầu Hai, diện tích 22.487,8ha, gồm:
+ Các xã: Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên, Vinh Xuân, Vinh Thanh, Vinh An, huyện Phú Vang.
+ Các xã: Vinh Mỹ, Vinh Hưng, Vinh Hải, Vinh Giang, Vinh Hiền, huyện Phú Lộc.
h) Vùng tiêu 7: Vùng đồng bằng Nam Phú Lộc, diện tích 15.626,6ha, gồm các xã: Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh, Lộc Bình, Lộc Hải, Lộc Trì, thị trấn Lăng Cô và thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc.
i) Vùng tiêu 8: Vùng đồi núi, diện tích 390.968,3ha, gồm các huyện, thị xã: Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Nam Đông, Phú Lộc và A Lưới.
2. Quy hoạch tiêu úng cho các vùng.
a) Vùng 1: Bắc sông Hương - Nam sông Bồ: Diện tích tự nhiên 12.375,5ha, nằm giữa sông Bồ và sông Hương
Phương án tiêu thoát: Nạo vét, khơi thông dòng chảy, đắp bờ bao các tuyến sông Kẻ Vạn, Đông Ba, Hộ Thành Hào, sông An Hòa và các tuyến kênh dẫn nội đồng để đảm bảo khẩu độ tiêu thoát nước; xây dựng mới các trạm bơm tiêu.
b) Vùng 2: Bắc sông Hương - Bắc sông Bồ
Phương án tiêu thoát cho vùng như sau: Tiếp tục hoàn thiện các hạng mục của dự án, nạo vét mở rộng các nhánh sông hói để tăng cường khả năng thoát lũ, nâng cấp các công trinh thủy lợi như trạm bơm, đê bao và các cống tiêu đảm bảo kịp thời tiêu thoát trong vùng.
c) Vùng 3: Vùng đồng bằng sông Ô Lâu
Phương án tiêu cho vùng này như sau: Nâng cấp 24 trạm bơm tiêu; xây dựng mới 6 trạm bơm tiêu; nạo vét, cải tạo một số tuyến kênh tiêu có lòng dẫn hẹp, bị xuống cấp đảm bảo khả năng tiêu thoát.
d) Vùng 4: Vùng cát Phong - Quảng Điền (khu vực nằm phía ngoài phá Tam Giang)
- Phương án tiêu: hoàn chỉnh hệ thống các kênh trục tiêu nội đồng.
e) Vùng 5: Vùng đồng bằng Nam sông Hương
- Vùng được tiêu ra bằng các trục tiêu chính gồm sông Truồi, sông Nông, sông Như Ý, sông Đại Giang, sông Chợ Nọ, sông Thiệu Hóa, Châu Sơn, Khe Vực, kênh Cầu Long. Các cửa tiêu chính là các cống: Cầu Long, Diên Trường, Lạch Chèo, Họ Nguyễn, Phú Mỹ, cống Quan và các cống dưới đê Tây Phá Tam Giang, đê sông Đại Giang…
- Giải pháp tiêu cho vùng đồng bằng Nam sông Hương: nạo vét, nâng cấp các trục tiêu tự chảy, bờ bao ngăn nước cho vùng thấp trũng kết hợp tiêu bằng động lực.
* Giải pháp tiêu tự chảy:
- Mở rộng quy mô các cửa tiêu: Mở rộng cống Quan, cống Diên Trường đảm bảo tiêu thoát lũ nhanh.
- Nạo vét các trục tiêu chính: Nạo vét sông Đại Giang, sông Lợi Nông, sông Như Ý, sông Chợ Nọ (La Ỷ), hệ thống hói Mộc Hàn, Phú Khê, La Ỷ, Ngọc Anh Phú Thượng, kênh cách ly Phú Lương, hói Xuân Lương Hồ.
- Nâng cấp các tuyến đê Tây Phá Đông, Đông Phá Đông, đê phá Cầu Hai và các tuyến đê bao các sông Đại Giang, Thiệu Hóa, Như Ý, Lợi Nông, Chợ Nọ.
* Giải pháp tiêu nội đồng:
- Tiểu vùng 5-1: Vùng hạ du sông Truồi: Nâng cấp 03 trạm bơm và các kênh tiêu nội đồng đảm bảo tiêu cho diện tích thấp trũng này.
- Tiểu vùng 5-2: Vùng hạ du sông Nông: nạo vét, khơi thông các kênh tiêu nội đồng.
- Tiểu vùng 5-3: Vùng giữa đường sắt và sông Đại Giang: nâng cấp, nạo vét các tuyến đê, hói cách ly để đảm bảo khả năng tiêu thoát ra sông Lợi Nông, Đại Giang; nâng cấp 15 trạm bơm do hư hỏng tiêu cho 1.735ha; sửa chữa 12 cống hư hỏng, nạo vét các trục tiêu nội đồng.
- Tiểu vùng 5-4: Vùng giữa sông Đại Giang và Đầm Phá.
- Phương án tiêu thoát: Nạo vét các trục tiêu nội đồng ra các trục tiêu chính sông Chợ Nọ; sông Đại Giang; nạo vét các hói; nâng cấp 20 trạm bơm, hoàn chỉnh hệ thống kênh tiêu; xây mới 4 trạm bơm tiêu.
g) Vùng 6: Vùng 11 xã phía ngoài phá Cầu Hai
- Phương án tiêu cho khu vực như sau: Nâng cấp và xây mới các trạm bơm tiêu; nạo vét các trục tiêu Vinh Hải, Vinh Giang, Vinh Mỹ.
h) Vùng 7: Vùng đồng bằng Nam Phú Lộc: xây dựng mới trạm bơm An Lộc, xã Lộc Tiến để đảm bảo tiêu thoát cho 130ha.
3. Quy hoạch phòng chống lũ
a) Tiêu chuẩn chống lũ: Chống lũ bảo vệ sản xuất với tần suất P=10% (chống lũ Tiểu mãn, lũ sớm và lũ muộn).
- Chống lũ chính vụ với tần suất P=5%.
b) Giải pháp công trình chống lũ:
- Phương án chống lũ Tiểu mãn, lũ sớm và lũ muộn bảo vệ sản xuất tần suất (P=10%) như sau: Có 3 hồ chứa cắt lũ thượng nguồn gồm: hồ Tả Trạch, hồ Bình Điền; hồ Hương Điền; hồ Ô Lâu Thượng sau khi hoàn thành sẽ tham gia cắt lũ với dung tích Wpl=30 triệu m3; xây dựng hệ thống kiểm soát lũ trên sông Bồ đoạn thôn Phò Nam, xã Quảng Thọ.
- Phương án chống lũ chính vụ tần suất (P=5%) như sau: Hồ Tả Trạch có Wpl = 435,93x106 m3; hồ Bình Điền Wpl=70 triệu m3với vận hành quy trình mực nước trước lũ cao trình Zđón lũ= 74,5m; hồ Hương Điền vận hành quy mực nước trước lũ cao trình Zđón lũ= 53,5m. Bổ sung hồ chứa Ô Lâu thượng cắt giảm lũ trên thượng nguồn sông Ô Lâu với dung tích cắt lũ Wpl=30x106 m3 để giảm lũ cho hạ du lưu vực sông Ô Lâu.
c) Giải pháp phi công trình chống lũ:
- Đề xuất giải pháp về tổ chức xã hội: Tổ chức bộ máy theo dõi chỉ đạo và huy động lực lượng phòng chống bão lụt; tổ chức tuyên truyền, giáo dục;
- Giải pháp phòng chống, giảm nhẹ, phòng ngừa: Tăng cường năng lực cảnh báo, dự báo; xây dựng hệ thống cảnh báo lũ; trồng rừng và bảo vệ rừng.
- Các chính sách đối với dân vùng chịu bão lũ.
- An toàn hồ đập: Cải thiện hệ thống quan trắc phục vụ công tác quản lý vận hành các hồ đập; lắp đặt hệ thống cảnh báo khu vực hạ du các công trình.
- 1 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2 Quyết định 7591/QĐ-UBND.NN năm 2014 phê duyệt Quy hoạch Thuỷ lợi các huyện miền núi thượng nguồn sông Cả đến năm 2030 do Tỉnh Nghệ An ban hành
- 3 Quyết định 7592/QĐ-UBND-NN năm 2014 phê duyệt Quy hoạch Thuỷ lợi vùng Phủ Quỳ, tỉnh Nghệ An đến năm 2030
- 4 Quyết định 2218/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt kế hoạch thực hiện tái cơ cấu ngành Thuỷ lợi tỉnh Sơn La
- 5 Luật Xây dựng 2014
- 6 Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 7 Quyết định 86/2009/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 9 Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 1 Quyết định 7591/QĐ-UBND.NN năm 2014 phê duyệt Quy hoạch Thuỷ lợi các huyện miền núi thượng nguồn sông Cả đến năm 2030 do Tỉnh Nghệ An ban hành
- 2 Quyết định 7592/QĐ-UBND-NN năm 2014 phê duyệt Quy hoạch Thuỷ lợi vùng Phủ Quỳ, tỉnh Nghệ An đến năm 2030
- 3 Quyết định 2218/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt kế hoạch thực hiện tái cơ cấu ngành Thuỷ lợi tỉnh Sơn La