Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 439/2023/NQ-HĐND

Hưng Yên, ngày 07 tháng 12 năm 2023

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH CHỨC DANH, SỐ LƯỢNG VÀ MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ, Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ; MỨC KHOÁN KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở CẤP XÃ, Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
KHÓA XVII KỲ HỌP THỨ MƯỜI TÁM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về Bảo vệ dân phố;

Căn cứ Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã;

Căn cứ Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ;

Căn cứ Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;

Căn cứ Thông tư liên lịch số 02/2007/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về Bảo vệ dân phố;

Xét Tờ trình số 181/TTr-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết Quy định chức danh, số lượng và một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị -xã hội cấp xã trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; Báo cáo thẩm tra số 909/BC-BPC ngày 04 tháng 12 năm 2023 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận và kết quả biểu quyết của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này quy định chức danh, số lượng và một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung là cấp xã), ở thôn, tổ dân phố; người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố, lực lượng Bảo vệ dân phố và mức khoán kinh phí hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

2. Đối tượng áp dụng

a) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;

b) Người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố;

c) Lực lượng Bảo vệ dân phố;

d) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã; Chi bộ, Ban công tác Mặt trận và Chi hội đoàn thể ở thôn, tổ dân phố.

Điều 2. Quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

1. Mỗi đơn vị hành chính cấp xã có 21 chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và hưởng mức phụ cấp hàng tháng, cụ thể như sau:

STT

Chức danh

Mức phụ cấp hàng tháng

(hệ số lần mức lương cơ sở)

Xã loại I

Xã loại II

Xã loại III

1

Trưởng ban Tổ chức Đảng

0,5

0,5

0,4

2

Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy

0,5

0,5

0,4

3

Trưởng ban Tuyên giáo

0,5

0,5

0,4

4

Trưởng khối Dân vận

0,5

0,5

0,4

5

Trưởng Đài truyền thanh

0,8

0,6

0,4

6

Trưởng ban Thanh tra nhân dân

0,6

0,5

0,4

7

Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ

0,7

0,6

0,5

8

Chủ tịch Hội Người cao tuổi

1,1

1,0

0,9

9

Phó Chỉ huy trưởng Quân sự (bố trí 02 người tại cấp xã loại I)

2,4/02 người

(1,6 nếu bố trí 01 người)

1,5

1,4

10

Phó Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy

1,6

1,4

1,3

11

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ

1,1

0,9

0,7

12

Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ

1,1

0,9

0,7

13

Phó Chủ tịch Hội Nông dân

1,1

0,9

0,7

14

Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh

1,1

0,9

0,7

15

Phó Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

1,1

0,9

0,7

16

Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi

0,7

0,6

0,6

17

Nhân viên Thú y - Khuyến nông

1,4

1,4

1,2

18

Nhân viên Văn phòng Đảng ủy

1,7

1,6

1,5

19

Nhân viên Thủ quỹ - Văn thư, lưu trữ

0,7

0,5

0,4

20

Ủy viên UBKT Đảng ủy (hệ số phụ cấp/tổng số Ủy viên UBKT)

1,2

1,2

0,9

21

Nhân viên đài truyền thanh

0,6

0,6

0,4

Tổng cộng:

21,0

18,0

15,0

 

2. Đối với đơn vị hành chính cấp xã có số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tăng thêm theo quy định tại khoản 3 Điều này thì tổng mức khoán phụ cấp được tính tăng thêm tương ứng bằng 1,5 lần mức lương cơ sở/01 người hoạt động không chuyên trách tăng thêm.

Tổng hệ số phụ cấp đối với chức danh có tăng thêm người đảm nhiệm bằng hệ số phụ cấp được quy định tại Khoản 1 Điều này cộng với mức khoán phụ cấp được tăng thêm.

3. Điều kiện bố trí số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tăng thêm theo khoản 2 Điều 33 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố cụ thể như sau:

a) Về số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tăng thêm theo tiêu chuẩn về quy mô dân số

Các đơn vị hành chính cấp xã cứ tăng thêm đủ 1/2 (một phần hai) mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 01 người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Cụ thể như sau:

Đối với phường: phường thuộc thành phố thuộc tỉnh cứ tăng thêm đủ 3.500 người; phường thuộc thị xã cứ tăng thêm đủ 2.500 người thì được tăng thêm 01 người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

Đối với các xã, thị trấn: các xã, thị trấn cứ tăng thêm đủ 4.000 người thì được tăng thêm 01 người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

b) Về số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tăng thêm theo tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên

Ngoài việc tăng thêm người hoạt động không chuyên trách theo quy mô dân số thì đơn vị hành chính cấp xã cứ tăng thêm đủ 100% mức quy định về diện tích tự nhiên thì được tăng thêm 01 người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Cụ thể như sau:

Đối với phường: phường thuộc thành phố thuộc tỉnh, phường thuộc thị xã cứ có diện tích tự nhiên tăng thêm đủ 5,5 km2 thì được tăng thêm 01 người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

Đối với thị trấn: thị trấn có diện tích tự nhiên tăng thêm đủ 14 km2 thì được tăng thêm 01 người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

Đối với xã: xã có diện tích tự nhiên tăng thêm đủ 30 km2 thì được tăng thêm 01 người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

Điều 3. Quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố

1. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 chức danh, bao gồm: Bí thư chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận.

Việc bố trí kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị quyết này; đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mô hình Bí thư chi bộ đồng thời là Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

2. Mức phụ cấp hàng tháng của từng chức danh người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, cụ thể như sau:

STT

Chức danh

Mức phụ cấp hàng tháng

(hệ số lần mức lương cơ sở)

Thôn có dưới 350 hộ gia đình; Tổ dân phố có dưới 500 hộ gia đình

Thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; tổ dân phố có từ 500 hộ gia đình trở lên; thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự; thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành tổ dân phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị cấp xã

1

Bí thư Chi bộ thôn, tổ dân phố

1,5

2,0

2

Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố

1,5

2,0

3

Trưởng Ban công tác Mặt trận

1,5

2,0

Tổng cộng: 03 chức danh

4,5

6,0

 

Điều 4. Quy định chức danh, mức phụ cấp (mức hỗ trợ), số lượng người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố và lực lượng Bảo vệ dân phố

1. Quy định chức danh, mức hỗ trợ, số lượng người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố

a) Mỗi thôn, tổ dân phố có 12 chức danh người trực tiếp tham gia hoạt động, mức hỗ trợ hàng tháng cho từng chức danh và tổng mức hỗ trợ tối đa đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố, cụ thể như sau:

STT

Chức danh công việc

Mức phụ cấp hàng tháng

(hệ số lần mức lương cơ sở)

Thôn, tổ dân phố dưới 350 hộ gia đình

Thôn, tổ dân phố từ 350 đến 500 hộ gia đình

Thôn, tổ dân phố trên 500 hộ gia đình

1

Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng Tổ dân phố

1,2

1,3

1,4

2

Phó Bí thư chi bộ

1,2

1,3

1,4

3

Công an viên ở thôn thuộc các xã

1,2

1,3

1,4

4

Thôn đội trưởng

0,8

0,9

1,0

5

Nhân viên Y tế thôn, tổ dân phố

0,5

0,6

0,7

6

Chi hội trưởng Hội Nông dân

0,5

0,6

0,7

7

Chi hội trưởng Hội người cao tuổi

0,5

0,6

0,7

8

Chi hội trưởng Hội Cựu chiến binh

0,5

0,6

0,7

9

Chi hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ Nữ

0,5

0,6

0,7

10

Bí thư chi đoàn

0,5

0,6

0,7

11

Chi hội trưởng Hội chữ thập đỏ

0,5

0,6

0,7

12

Chi ủy viên ở thôn, tổ dân phố

0,15/người

(0,45 nếu bố trí 03 người)

0,15/người

(0,45 nếu bố trí 03 người)

0,15/người

(0,45 nếu bố trí 03 người)

Tổng cộng: 12 chức danh

8,35

9,45

10,55

 

b) Số lượng người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố đảm nhiệm các chức danh công việc nêu tại điểm a khoản 1 Điều này như sau:

Thôn, tổ dân phố dưới 350 hộ gia đình được bố trí tối đa 06 người;

Thôn, tổ dân phố từ 350 đến 500 hộ gia đình được bố trí tối đa 07 người;

Thôn, tổ dân phố trên 500 hộ gia đình được bố trí tối đa 08 người.

2. Quy định mức phụ cấp hàng tháng đối với lực lượng Bảo vệ dân phố

a) Mức phụ cấp hàng tháng đối với Trưởng ban, Phó Trưởng ban Bảo vệ dân phố thuộc phường, thị trấn theo phân loại phường, thị trấn như sau:

STT

Chức danh

Mức phụ cấp hàng tháng

(hệ số lần mức lương cơ sở)

Phường, thị trấn loại I

Phường, thị trấn loại II

Phường, thị trấn loại III

1

Trưởng Ban bảo vệ dân phố

1,0

0,9

0,9

2

Phó Trưởng Ban bảo vệ dân phố

0,9

0,8

0,8

Tổng cộng: 02 chức danh

1,9

1,7

1,7

 

b) Mức phụ cấp hàng tháng đối với Tổ trưởng, Tổ viên Bảo vệ dân phố thuộc cụm dân cư sau:

STT

Chức danh

Mức phụ cấp hàng tháng

(hệ số lần mức lương cơ sở)

1

Tổ trưởng Bảo vệ dân phố

0,7

2

Tổ viên Bảo vệ dân phố

0,65

Tổng cộng: 02 chức danh

1,35

 

Điều 5. Kinh phí hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã; Chi bộ, Ban công tác Mặt trận và Chi hội đoàn thể ở thôn, tổ dân phố

1. Thực hiện khoán kinh phí hoạt động đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh ở cấp xã không thấp hơn 12.000.000 đồng/tổ chức/năm.

2. Thực hiện khoán kinh phí hoạt động đối với chi bộ thôn, tổ dân phố không thấp hơn 3.500.000 đồng/chi bộ/năm.

3. Thực hiện khoán kinh phí hoạt động đối với Ban công tác Mặt trận không thấp hơn 3.000.000 đồng/ban/năm.

4. Thực hiện khoán kinh phí hoạt động đối với Chi hội đoàn thể ở thôn, tổ dân phố không thấp hơn 2.500.000 đồng/chi hội/năm.

Điều 6. Bố trí kiêm nhiệm và mức phụ cấp (mức hỗ trợ) kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố và lực lượng Bảo vệ dân phố

1. Về nguyên tắc, thẩm quyền bố trí kiêm nhiệm và số chức danh kiêm nhiệm

a) Nguyên tắc để thực hiện bố trí kiêm nhiệm

Việc bố trí kiêm nhiệm các chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố và lực lượng Bảo vệ dân phố được bố trí căn cứ vào tình hình thực tế công việc, tính chất đặc thù của từng nhiệm vụ và nguồn nhân sự tại địa phương để thực hiện việc bố trí kiêm nhiệm.

Việc phân công nhiệm vụ công tác và bố trí kiêm nhiệm chức danh phải đảm bảo các lĩnh vực công tác ở địa phương đều có người đảm nhiệm; các chức danh do một người kiêm nhiệm phải có tính tương đồng, phù hợp với chuyên môn, năng lực công tác; việc bố trí kiêm nhiệm phải đảm bảo cân đối mức thu nhập với số lượng người làm việc tối đa của địa phương.

b) Thẩm quyền bố trí kiêm nhiệm

Việc bố trí kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã: Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng phương án bố trí, sắp xếp, phân công nhiệm vụ công tác và bố trí kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, báo cáo cấp ủy cùng cấp, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt theo quy định.

Việc bố trí kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố và lực lượng Bảo vệ dân phố: Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt phương án bố trí, sắp xếp, phân công nhiệm vụ công tác và bố trí kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố và lực lượng Bảo vệ dân phố sau khi có ý kiến của cấp ủy cùng cấp.

Căn cứ phương án bố trí, sắp xếp, phân công nhiệm vụ công tác và bố trí kiêm nhiệm đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định phân công nhiệm vụ; trong đó, ghi cụ thể chức danh được phân công đảm nhiệm, chức danh kiêm nhiệm thứ nhất, chức danh kiêm nhiệm thứ hai.

c) Số chức danh kiêm nhiệm

Cán bộ, công chức cấp xã được kiêm nhiệm không quá 02 chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

Các đối tượng khác quy định tại Nghị quyết này được kiêm nhiệm không quá 02 chức danh.

2. Mức hưởng phụ cấp (mức hỗ trợ) kiêm nhiệm

Khuyến khích việc kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố.

a) Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm.

b) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách khác ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố kiêm nhiệm người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm.

c) Người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố, lực lượng Bảo vệ dân phố thực hiện kiêm nhiệm nhiệm vụ của người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố, lực lượng Bảo vệ dân phố khác thì được hưởng mức phụ cấp hoặc mức hỗ trợ kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp hoặc mức hỗ trợ quy định của chức danh kiêm nhiệm.

d) Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không dùng để đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế.

Điều 7. Một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố và lực lượng Bảo vệ dân phố

1. Chế độ, chính sách hỗ trợ khi nghỉ công tác

Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nghỉ trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền được hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế; đồng thời được hưởng chế độ, chính sách sau:

a) Có thời gian tham gia công tác giữ các chức danh từ 01 năm liên tục trở lên thì được hưởng 3 tháng phụ cấp (mức hỗ trợ) hiện hưởng (không tính phụ cấp kiêm nhiệm) và tiếp tục được hưởng hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế (nếu đang thực hiện) theo quy định cho đến hết ngày 31 tháng 12 của năm mà đối tượng nghỉ công tác.

b) Công an viên có 15 năm công tác liên tục trở lên, nghỉ công tác vì lý do chính đáng thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã và không được hưởng chế độ khi nghỉ công tác quy định tại Nghị quyết này.

c) Phó Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã: trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội, có thời gian công tác liên tục từ 60 tháng trở lên, khi nghỉ việc thì được trợ cấp một lần theo Luật Dân quân tự vệ ngày 22 tháng 11 năm 2019; Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và các văn bản hướng dẫn thi hành; không được hưởng chế độ khi nghỉ công tác quy định tại Nghị quyết này.

d) Không áp dụng chính sách hỗ trợ đối với trường hợp cán bộ, công chức cấp xã thôi kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

2. Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

a) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

b) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động là đối tượng không phải đóng bảo hiểm xã hội.

c) Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố; người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố và lực lượng Bảo vệ dân phố được ngân sách hỗ trợ đóng Bảo hiểm y tế hàng tháng bằng 3% mức lương cơ sở khi có nguyện vọng tham gia bảo hiểm y tế.

3. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng

Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hiện đang đảm nhiệm; khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thì được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.

4. Bầu cử, tuyển chọn người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

a) Các chức danh bầu cử thực hiện theo quy định của điều lệ tổ chức mà người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là thành viên, quy định của pháp luật có liên quan và quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý.

b) Các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã ngoài quy định tại điểm a khoản này thực hiện tuyển chọn thông qua hình thức xét tuyển.

Riêng đối với chức danh giúp việc cho Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự.

5. Người tham gia lực lượng không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có bằng Đại học khi tham gia công tác được hưởng hỗ trợ thêm hằng tháng tương ứng 0.5 lần hệ số mức lương cơ sở/người/tháng (không áp dụng chính sách hỗ trợ đối với trường hợp cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ).

6. Đánh giá, xếp loại người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

a) Các chức danh bầu cử thực hiện theo quy định của điều lệ tổ chức mà người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là thành viên và quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý.

b) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giúp việc cho chính quyền địa phương cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đánh giá, xếp loại.

c) Chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giúp việc cho Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự.

d) Nội dung, hình thức, quy trình đánh giá, xếp loại đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã áp dụng tương tự như đối với cán bộ, công chức cấp xã.

7. Về khen thưởng, kỷ luật

a) Về khen thưởng

Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người trực tiếp tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ thì được xét khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.

b) Xử lý kỷ luật người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

Các chức danh bầu cử thực hiện xử lý kỷ luật theo quy định của điều lệ tổ chức mà người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là thành viên và của cơ quan có thẩm quyền quản lý.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xem xét, quyết định kỷ luật đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giúp việc cho chính quyền địa phương ở cấp xã.

Chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giúp việc cho Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự.

Nội dung, hình thức, quy trình xử lý kỷ luật đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã áp dụng tương tự như đối với cán bộ, công chức quy định tại Điều 29 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.

Riêng hình thức kỷ luật thì không áp dụng hình thức hạ bậc lương.

8. Bãi nhiệm, miễn nhiệm và giải quyết thôi việc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã bị bãi nhiệm, miễn nhiệm, thôi việc được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật có liên quan và quy định của điều lệ tổ chức mà người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là thành viên.

Điều 8. Nguồn kinh phí thực hiện

Nguồn ngân sách Trung ương khoán quỹ phụ cấp cho cấp xã, thôn, tổ dân phố và nguồn ngân sách địa phương.

Điều 9. Tổ chức thực hiện

1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai và hướng dẫn thực hiện Nghị quyết này đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên Khóa XVII, Kỳ họp thứ Mười tám nhất trí thông qua ngày 07 tháng 12 năm 2023, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 và thay thế Nghị quyết số 277/2020/NQ-HĐND ngày 07 tháng 5 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chức danh, số lượng và một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; Nghị quyết số 172/2021/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 277/2020/NQ-HĐND ngày 07 tháng 5 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh./.

 

 

CHỦ TỊCH




Trần Quốc Toản