Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 48/NQ-HĐND

Kiên Giang, ngày 09 tháng 12 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN VÀ DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2022

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ TƯ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm;

Xét Tờ trình số 221/TTr-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và dự toán thu - chi ngân sách địa phương năm 2022; Báo cáo thẩm tra số 29/BC-BKTNS ngày 02 tháng 12 năm 2021 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thống nhất dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và dự toán thu - chi ngân sách địa phương năm 2022

1. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 11.048.000 triệu đồng, bao gồm:

a) Thu nội địa: 10.998.000 triệu đồng.

b) Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 50.000 triệu đồng.

2. Tổng thu ngân sách địa phương được hưởng: 15.352.241 triệu đồng, bao gồm:

a) Thu được hưởng theo phân cấp: 10.714.510 triệu đồng.

b) Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương: 4.637.731 triệu đồng, trong đó:

- Bổ sung cân đối ổn định: 3.364.485 triệu đồng.

- Bổ sung có mục tiêu: 1.273.246 triệu đồng.

3. Tổng chi ngân sách địa phương

Tổng dự toán chi ngân sách địa phương là 15.363.341 triệu đồng, bao gồm:

a) Chi cân đối ngân sách địa phương: 14.090.095 triệu đồng.

b) Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương để thực hiện các chương trình mục tiêu và nhiệm vụ khác: 1.273.246 triệu đồng.

4. Bội chi ngân sách địa phương: 11.100 triệu đồng, vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ để bù đắp.

5. Tổng số nợ gốc của ngân sách địa phương phải trả là 13.300 triệu đồng, được bố trí từ nguồn vay lại của Chính phủ: 24.400 triệu đồng.

(Kèm theo phụ lục I, II, III, IV)

Điều 2. Một số biện pháp chủ yếu tổ chức thực hiện tài chính ngân sách năm 2022

1. Phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất, động viên hợp lý nguồn lực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện hiệu quả Luật Quản lý thuế, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách Nhà nước, quản lý có hiệu quả các nguồn thu mới phát sinh từ các giao dịch thương mại điện tử và nền kinh tế số. Tiếp tục triển khai thật mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính về thuế, đẩy mạnh điện tử hóa quản lý thuế.

Quản lý chặt chẽ công tác kê khai, nộp thuế, đôn đốc doanh nghiệp nộp đúng, đủ, kịp thời các khoản thu vào ngân sách Nhà nước. Theo dõi sát sao, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi chây ì nợ thuế, buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn thuế, gian lận thuế, lợi dụng chính sách hoàn thuế.

2. Nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng ngân sách địa phương; triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, bảo đảm tính bền vững, an ninh, an toàn tài chính địa phương. Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách địa phương theo hướng bền vững, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng. Tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; triệt để tiết kiệm các khoản chi chưa thực sự cấp thiết, các khoản kinh phí tổ chức hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước, mua sắm trang thiết bị đắt tiền. Ưu tiên dành nguồn thực hiện các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm các nhiệm vụ về an ninh - quốc phòng, các dịch vụ quan trọng thiết yếu.

Đẩy mạnh cơ cấu lại chi đầu tư công, tập trung vào các nút thắt, các ưu tiên chiến lược. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, tránh thất thoát, lãng phí, phát huy vai trò đầu tư công làm vốn mồi để thu hút các nguồn lực xã hội.

Các sở, ban ngành tỉnh, địa phương thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính - ngân sách Nhà nước, tăng cường kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách Nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí.

3. Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả; đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, giá dịch vụ công. Tiếp tục triển khai lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí vào giá các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước, đồng thời với việc giao quyền tự chủ về tổ chức, biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ. Các ngành, các địa phương khẩn trương chuẩn bị đầy đủ các điều kiện làm cơ sở để giao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công lập, cũng như khẩn trương xây dựng các quy định về tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công thuộc lĩnh vực quản lý. Tăng cường cơ chế giao dự toán kinh phí cung cấp sản phẩm, dịch vụ công theo phương thức đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ. Có lộ trình đẩy mạnh cơ chế đấu thầu, đặt hàng phù hợp với lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công và khả năng cân đối ngân sách Nhà nước.

4. Thực hiện hiệu quả các biện pháp điều hành, quản lý, bình ổn giá cả thị trường khi có những biến động phức tạp, thiên tai, dịch bệnh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giá, kết hợp với thuế để ngăn chặn và kiên quyết xử lý các hành vi tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với các nguyên vật liệu quan trọng và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu; kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, đầu cơ thao túng thị trường.

5. Chú trọng cải cách hành chính, xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh, minh bạch, đặc biệt là trong lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc Nhà nước. Tập trung tháo gỡ, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển ổn định, vững chắc, phục hồi mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Tăng cường cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng nền hành chính hiện đại, phát triển chính quyền điện tử, tăng tính công khai, minh bạch, giảm tối đa chi phí cho người dân và doanh nghiệp.

6. Trường hợp thu ngân sách địa phương dự kiến giảm so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao, các địa phương phải chủ động sử dụng các nguồn lực theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và nguồn cải cách tiền lương còn dư để xử lý cân đối ngân sách địa phương; trường hợp sau khi sử dụng các nguồn tài chính hợp pháp không bảo đảm bù đắp số giảm thu, phải thực hiện sắp xếp, cắt, giảm, giãn các nhiệm vụ chi đã bố trí dự toán năm 2022 sang năm sau.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Hội đồng nhân dân giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa X, Kỳ họp thứ Tư thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Kiểm toán Nhà nước khu vực V;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Thường trực HĐND cấp huyện;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Phòng Công tác HĐND;
- Hồ sơ công việc;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Mai Văn Huỳnh

 

PHỤ LỤC I

CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2022
(Kèm theo Nghị quyết số 48/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang)

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

NỘI DUNG

SỐ TIỀN

A

B

1

A

TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN

11.048.000

1

Thu nội địa

10.998.000

2

Thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

50.000

B

TỔNG THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

15.352.241

I

THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG ĐƯỢC HƯỞNG THEO PHÂN CẤP

10.714.510

II

THU BỔ SUNG TỪ NGÂN SÁCH CẤP TRÊN

4.637.731

1

Thu bổ sung cân đối ngân sách

3.364.485

2

Thu bổ sung có mục tiêu

1.273.246

C

TỔNG CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

15.363.341

I

TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

14.090.095

1

Chi đầu tư phát triển

3.930.690

2

Chi thường xuyên

9.869.382

3

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

1.040

4

Dự phòng ngân sách

288.983

II

CHI TỪ NGUỒN BỔ SUNG CÓ MỤC TIÊU

1.273.246

1

Chi đầu tư phát triển thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ

1.193.729

2

Chi thực hiện các chương trình sự nghiệp có mục tiêu

79.517

D

BỘI CHI/BỘI THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

(11.100)

E

TỔNG MỨC VAY CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

24.400

G

TRẢ NỢ GỐC VAY CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

13.300

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO LĨNH VỰC NĂM 2022
(Kèm theo Nghị quyết số 48/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang)

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Nội dung

Dự toán năm 2022

Trung ương giao

Hội đồng nhân dân tỉnh giao

Bao gồm

Ngân sách trung ương hưởng

Ngân sách địa phương hưởng

Trong đó

Ngân sách cấp tỉnh

Ngân sách cấp huyện và xã

1

2

3

4=5 6

5

6=7 8

7

8

 

TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN (I II)

10.598.000

11.048.000

333.490

10.714.510

8.462.513

2.251.997

I

THU NỘI ĐỊA

10.548.000

10.998.000

283.490

10.714.510

8.462.513

2.251.997

 

Trong đó: - Thu nội địa trừ tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết

8.098.000

8.098.000

283.490

7.814.510

6.342.513

1.471.997

1

Thu từ doanh nghiệp nhà nước Trung ương

490.000

490.000

 

490.000

490.000

 

a

Thuế trị giá gia tăng

414.000

414.000

 

414.000

414.000

 

b

Thuế thu nhập doanh nghiệp

39.000

39.000

 

39.000

39.000

 

c

Thuế tài nguyên

37.000

37.000

 

37.000

37.000

 

2

Thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương

205.000

205.000

 

205.000

205.000

 

a

Thuế trị giá gia tăng

121.000

121.000

 

121.000

121.000

 

b

Thuế thu nhập doanh nghiệp

55.000

55.000

 

55.000

55.000

 

c

Thuế tài nguyên

29.000

29.000

 

29.000

29.000

 

3

Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

275.000

275.000

 

275.000

275.000

 

a

Thuế trị giá gia tăng

160.000

160.000

 

160.000

160.000

 

b

Thuế thu nhập doanh nghiệp

104.000

104.000

 

104.000

104.000

 

c

Thuế tài nguyên

11.000

11.000

 

11.000

11.000

 

4

Thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh

3.693.000

3.693.000

-

3.693.000

2.667.108

1.025.892

a

Thuế trị giá gia tăng

1.710.000

1.710.000

 

1.710.000

808.358

901.642

b

Thuế thu nhập doanh nghiệp

1.061.000

1.061.000

 

1.061.000

936.750

124.250

c

Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa, dịch vụ trong nước

876.000

876.000

 

876.000

876.000

 

d

Thuế tài nguyên

46.000

46.000

 

46.000

46.000

 

5

Lệ phí trước bạ

380.000

380.000

 

380.000

47.250

332.750

6

Thuế thu nhập cá nhân

1.050.000

1.050.000

 

1.050.000

1.050.000

 

7

Thu phí và lệ phí

170.000

170.000

41.000

129.000

91.005

37.995

 

- Phí, lệ phí Trung ương

41.000

41.000

41.000

-

 

 

 

- Phí, lệ phí địa phương

129.000

129.000

 

129.000

91.005

37.995

8

Thuế bảo vệ môi trường

280.000

280.000

145.600

134.400

134.400

 

9

Thu tiền sử dụng đất

1.000.000

1.300.000

 

1.300.000

520.000

780.000

10

Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước

1.000.000

1.109.000

 

1.109.000

1.109.000

 

11

Thu khác

499.000

390.000

81.000

309.000

234.640

74.360

12

Thu cấp quyền khai thác khoáng sản

40.000

40.000

15.890

24.110

24.110

 

13

Thu cổ tức, lợi nhuận được chia và lợi nhuận còn lại

15.000

15.000

 

15.000

15.000

 

14

Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết

1.450.000

1.600.000

 

1.600.000

1.600.000

 

15

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

1.000

1.000

 

1.000

 

1.000

II

THU TỪ HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU

50.000

50.000

50.000

 

 

 

1

Thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu

40.000

40.000

40.000

 

 

 

2

Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

10.000

10.000

10.000

 

 

 

 

PHỤ LỤC III

DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2022
(Kèm theo Nghị quyết số 48/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang)

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Chỉ tiêu

Dự toán năm 2022

Trung ương giao

Hội đồng nhân dân tỉnh giao

Bao gồm

Cấp tỉnh

Cấp huyện và xã

1

2

3

4=5 6

5

6

 

TỔNG CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG (A B)

14.913.341

15.363.341

7.939.281

7.424.060

A

CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

13.640.095

14.090.095

6.666.035

7.424.060

I

CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

3.480.690

3.930.690

3.150.690

780.000

1

Vốn trong nước

1.019.590

1.019.590

1.019.590

 

 

Trong đó: - Chi đầu tư từ nguồn vay lại để trả nợ gốc

13.300

18.300

18.300

 

 

- Chi bồi thường giải phóng mặt bằng từ nguồn thu tiền cho thuê đất

200.000

200.000

200.000

 

2

Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất

1.000.000

1.300.000

520.000

780.000

3

Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết

1.450.000

1.600.000

1.600.000

 

4

Chi đầu tư từ nguồn bội chi ngân sách địa phương

11.100

11.100

11.100

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

1

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề

3.737.095

3.757.095

872.321

2.884.773

2

Chi sự nghiệp y tế

1.041.466

1.132.887

686.275

446.612

3

Chi khoa học và công nghệ

35.652

55.860

55.860

 

III

CHI BỔ SUNG QUỸ DỰ TRỮ TÀI CHÍNH

1.040

1.040

1.040

 

IV

DỰ PHÒNG NGÂN SÁCH

272.580

288.983

158.707

130.276

B

CHI CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU

1.273.246

1.273.246

1.273.246

-

I

VỐN ĐẦU TƯ

1.193.729

1.193.729

1.193.729

 

1

Đầu tư các dự án từ nguồn vốn ngoài nước

99.011

99.011

99.011

 

2

Đầu tư dự án từ nguồn vốn trong nước

1.094.718

1.094.718

1.094.718

 

II

VỐN SỰ NGHIỆP

79.517

79.517

79.517

 

1

Vốn ngoài nước

3.200

3.200

3.200

 

2

Vốn trong nước

76.317

76.317

76.317

 

C

CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

 

 

 

 

I

TỔNG THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG ĐƯỢC SỬ DỤNG

14.902.241

15.352.241

13.100.244

7.424.060

1

Thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp

10.264.510

10.714.510

8.462.513

2.251.997

2

Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương

4.637.731

4.637.731

4.637.731

5.172.063

2.1

Thu bổ sung cân đối

3.364.485

3.364.485

3.364.485

4.413.354

2.2

Thu bổ sung có mục tiêu

1.273.246

1.273.246

1.273.246

758.709

II

TỔNG CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

14.913.341

15.363.341

7.939.281

7.424.060

III

BỘI THU (BỘI CHI) NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

(11.100)

(11.100)

 

-

*

CHI TRẢ NỢ GỐC

13.300

13.300

13.300

 

 

Trong đó

 

 

 

 

-

Từ nguồn vay lại của Chính phủ (vay để trả nợ gốc)

13.300

13.300

13.300

 

-

Từ nguồn bội thu ngân sách địa phương

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC IV

BỘI CHI VÀ PHƯƠNG ÁN VAY - TRẢ NỢ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2022
(Kèm theo Nghị quyết số 48/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang)

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Nội dung

Số tiền

A

B

1

A

THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

15.352.241

B

CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

15.363.341

C

BỘI THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

11.100

D

HẠN MỨC DƯ NỢ VAY TỐI ĐA CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THEO QUY ĐỊNH

3.214.353

Đ

KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ GỐC

 

I

TỔNG DƯ NỢ ĐẦU NĂM

131.406

 

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

4,1%

1

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

131.140

2

Vay Ngân hàng Phát triển

266

II

TRẢ NỢ GỐC VAY TRONG NĂM

13.300

1

Theo nguồn vốn vay

13.300

-

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

13.128

-

Vốn khác

172

2

Theo nguồn trả nợ

13.300

-

Từ nguồn vay để trả nợ gốc

13.300

-

Từ nguồn vay để bù đắp bội chi

 

III

TỔNG MỨC VAY TRONG NĂM

24.400

1

Theo mục đích vay

24.400

-

Vay để bù đắp bội chi

11.100

-

Vay để trả nợ gốc

13.300

2

Theo nguồn vay

24.400

-

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

24.400

-

Vốn trong nước khác

 

IV

TỔNG DƯ NỢ CUỐI NĂM

142.506

 

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

4,4%

1

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

142.412

2

Vay Ngân hàng Phát triển

94

V

TRẢ NỢ LÃI, PHÍ

5.000