HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 50/2019/NQ-HĐND | Bình Định, ngày 13 tháng 12 năm 2019 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA XII KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Xét Tờ trình số 136/TTr-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định; Báo cáo thẩm tra số 45/BCTT-KTNS ngày 05 tháng 12 năm 2019 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định (có Đề án kèm theo).
Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định Khóa XII Kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 13 tháng 12 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2020./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, NÂNG CẤP, SỬA CHỮA CÁC CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 50/2019/NQ-HĐND ngày 13/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định)
1. Mở đầu
Bình Định là tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung bộ, nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, Phía Đông giáp Biển Đông, có 11 đơn vị hành chính (01 thành phố, 01 thị xã, 03 huyện miền núi, 02 huyện trung du, 04 huyện đồng bằng); diện tích tự nhiên 6.071,3 km2, dân số tính đến năm 2018 là 1.534.767 người, trong đó thành thị 475.481 người chiếm 30,98%, nông thôn 1.059.286 người chiếm 69,02% chủ yếu làm nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi đóng góp vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước phục vụ sản xuất và dân sinh góp phần phát triển kinh tế và ổn định chính trị - xã hội.
Toàn tỉnh xây dựng được 165 hồ chứa nước với tổng dung tích 589,5 triệu m3, 274 đập dâng, 258 trạm bơm, 238/657 km đê, kè (đạt 36%) và 2.061,7/4.816 km (đạt 42,8%) kênh mương các loại. Diện tích được tưới là 140.476 ha (lúa 103.873 ha, màu 34.360 ha, nuôi trồng thủy sản và muối 2.243 ha); trong đó, diện tích được tưới chắc từ các công trình thuỷ lợi 119.109 ha, (lúa 96.969 ha, màu 21.672 ha, nuôi trồng thủy sản và muối: 468 ha). Cấp nước cho chăn nuôi: Khu chăn nuôi tập trung (Nhơn Tân), các khu chăn nuôi trang trại, gia trại được sử dụng nguồn nước từ các hệ thống thủy lợi; chăn nuôi hộ gia đình chủ yếu sử dụng nguồn nước dưới đất (giếng đào, giếng khoan). Cấp nước cho nuôi trồng thủy sản: Một số vùng nuôi trồng thủy sản tập trung đã được cấp nước ngọt phục vụ sản xuất như vùng nuôi tôm Công Lương (Hoài Nhơn), Mỹ Chánh (Phù Mỹ), Cát Hải (Phù Cát), khu Đông huyện Tuy Phước. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 2.243 ha, trong đó được cấp nước ngọt 468 ha.
Trong những năm gần đây thời tiết diễn biến bất thường, thường xảy ra bão, lũ và hạn hán. Đặc biệt, trong những năm 2009, 2013, 2016, 2017 xảy ra các cơn bão, làm xuất hiện các trận lũ lớn tương đương với lũ lịch sử và lũ muộn năm 2018, đã làm cơ sở hạ tầng bị hư hỏng nặng nề, phải tốn nhiều tiền của, công sức để khôi phục lại. Từ năm 2016 đến cuối năm 2018, được sự quan tâm của Nhà nước, đã tập trung đầu tư, sửa chữa, nâng cấp nhiều công trình, hạng mục công trình, từng bước đáp ứng được yêu cầu về bảo đảm an toàn hồ chứa, tăng diện tích tưới, cấp nước sinh hoạt và hạ tầng thuỷ sản. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công trình đã đầu tư xây dựng từ trước năm 1980 đang xuống cấp, một số vùng chưa được tưới từ các công trình thủy lợi, thường thiếu nước vào cuối vụ Thu; người dân chưa được thụ hưởng nước sạch; các khu neo đậu, tránh trú bão chưa đáp ứng được nhu cầu tàu thuyền trong tỉnh và khu vực vào neo đậu. Do vậy, việc xây dựng Đề án đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định là rất cần thiết.
2. Căn cứ pháp lý
Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13; Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14; Luật Thủy sản số 18/2017/QH14;
Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 30/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035;
Quyết định số 3487/QĐ-UBND ngày 07/10/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 2327/QĐ-UBND ngày 30/5/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Quyết định số 36/2018/QĐ-UBND ngày 20/7/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh;
Văn bản số 6297/UBND-KT ngày 15/10/2018 của UBND tỉnh về việc xây dựng Đề án đầu tư xây dựng, nâng cấp sửa chữa các công trình thủy lợi giai đoạn 2021-2025; Văn bản số 6672/UBND-KT ngày 29/10/2018 của UBND tỉnh về việc thực hiện đầu tư theo Đề án đầu tư xây dựng, nâng cấp sửa chữa các công trình thủy lợi giai đoạn 2021-2025; Văn bản số 4413/UBND-KT ngày 29/7/2019 của UBND tỉnh Bình Định về việc kiểm tra, đề xuất đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
Theo Điều 50 Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014 quy định về lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm về tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu ưu tiên đầu tư trong kế hoạch và khả năng cân đối các nguồn lực đầu tư xây dựng. Mặt khác, theo quy định tại Khoản 5 Điều 17 của Luật Đầu tư công, Hội đồng nhân dân quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư bằng toàn bộ vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân các cấp và các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư; theo Điều 47 Luật đầu tư công ngày 13/6/2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 quy định về lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm, tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu ưu tiên đầu tư trong kế hoạch và khả năng cân đối các nguồn lực đầu tư xây dựng.
1. Hiện trạng hạ tầng nông nghiệp
1.1 Hiện trạng hạ tầng thủy lợi:
Bình Định có 11 đơn vị hành chính (01 thành phố, 01 thị xã, 03 huyện miền núi, 02 huyện trung du, 04 huyện đồng bằng); dân số tính đến năm 2018 là 1.534.767 người, trong đó thành thị 475.481 người chiếm 30,98%, nông thôn 1.059.286 người chiếm 69,02% chủ yếu làm nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi đóng góp vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước phục vụ sản xuất và dân sinh góp phần phát triển kinh tế và ổn định chính trị - xã hội.
Toàn tỉnh xây dựng được 165 hồ chứa nước với tổng dung tích 589,5 triệu m3, 274 đập dâng, 258 trạm bơm, 657 km đê, kè và 4.816 km kênh mương các loại, bảo đảm tưới chắc cho 119.109 ha, (lúa 96.969 ha, màu 21.672 ha, nuôi trồng thủy sản và muối: 468 ha).
Các hồ chứa nước của Bình Định được xây dựng chủ yếu trong giai đoạn 1975 – 1995. Nhiều hồ do các Hợp tác xã nông nghiệp đầu tư xây dựng theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm, nhân dân làm nhà nước hỗ trợ. Hiện nay, các hồ chứa này đã và đang từng bước sửa chữa, nâng cấp để bảo đảm an toàn.
Nhìn chung hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Định đã cơ bản đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất lúa, dân sinh và nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, an toàn hồ chứa, đê, kè chống xói lở, bảo vệ dân cư và đất sản xuất; chống mất nước trên đường kênh và tưới tiết kiệm,… cần phải được tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.
Từ năm 2016 đến cuối năm 2018, đã sửa chữa, nâng cấp 103 công trình, hạng mục công trình, kinh phí đầu tư xây dựng khoảng 2.190 tỷ đồng gồm: (i) 11 hồ chứa; (ii) 33 công trình kênh mương; (iii) 02 trạm bơm; (iv) 08 đập dâng; (v) 49 công trình đê kè sông và biển. An toàn đập đã từng bước được cải thiện và thử thách qua các đợt mưa lũ lớn. Hiện nay, 25 hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp chưa được đầu tư nâng cấp có nguy cơ mất an toàn đập trong các mùa mưa lũ sắp đến; 419 km hệ thống đê, kè sông và biển chưa được kiên cố.
1.2. Hiện trạng nước sinh hoạt nông thôn:
Theo kết quả bộ chỉ số theo dõi đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2018, có 132 công trình cấp nước tập trung, với tổng công suất cấp nước thực tế là 25.285 m3/ngày.đêm (cấp nước sinh hoạt cho 305.243 người), tổng công suất cấp nước thiết kế là 44.708 m3/ngày.đêm. Tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98,3%; trong đó, đáp ứng theo QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế đạt 62,4%, tỷ lệ người dân được cấp nước từ các công trình cấp nước tập trung đạt 28,8%. Tuy nhiên, mỗi khi có nắng nóng kéo dài, một số công trình cấp nước sạch tập trung bị thiếu nước, phải dùng xe chuyên dùng chở nước sạch cho nhân dân; nhiều giếng đào, giếng khoan hộ gia đình cạn nước nhân dân phải đi lấy nước từ các giếng lân cận về sử dụng.
1.3. Hiện trạng hạ tầng thuỷ sản:
Đã đầu tư các công trình: (i) cảng cá Quy Nhơn, cảng cá Đề Gi, cảng cá Tam Quan; (ii) bến cá Tân Phụng, bến cá Nhơn Lý. Các công trình đã phát huy hiệu quả, thiết thực cho ngư dân hoạt động khai thác, vận chuyển thủy sản.
2. Mục tiêu đề án:
2.1 Mục tiêu tổng quát:
Bảo vệ tính mạng, tài sản cho hơn 1.200 hộ dân trong mùa mưa bão; tưới chắc cho diện tích 120.000 ha đất sản xuất nông nghiệp; tăng tỉ lệ cấp nước sạch nông thôn đạt 80%; tăng số lượng tàu thuyền cập cảng, tăng sản lượng đánh bắt qua cảng, tránh trú an toàn, cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và dân sinh.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Bảo đảm an toàn 30 hồ chứa (trong đó xây dựng mới 5 hồ chứa); chống sạt lở 17 km đê, kè biển; 86,12 km đê kè sông; sửa chữa, xây mới 28 trạm bơm tưới, tiêu; sửa chữa, xây mới 67 đập dâng; kiên cố 598 km kênh mương cấp I, cấp II;
- Xây mới, sửa chữa và nâng cấp 14 nhà máy cấp nước sinh hoạt nông thôn với tổng công suất 46.700 m3/ngày.đêm;
- Xây dựng và nâng cấp mở rộng cảng cá Tam Quan và 03 khu neo đậu tránh trú bão, bảo đảm cho 6.245 tàu thuyền neo đậu, tránh trú bão và cập bến; đầu tư sửa chữa nâng cấp Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản và nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm tập trung.
- Đề án đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định làm cơ sở đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh giai đoạn 2021-2025.
1. Hoàn thành kế hoạch đến năm 2020
- Đối với các dự án đã có Quyết định phê duyệt và được bố trí đủ vốn:
+ Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện: (i) 19 hồ chứa; (ii) 3,4 km đê, kè biển; (iii) 8,0 km đê, kè sông; (iv) 08 đập dâng; (v) 03 trạm bơm; (vi) 25,40 km kênh mương; tổng kinh phí là: 1.436,00 tỷ đồng. Trong đó vốn ODA: 502,88 tỷ đồng; vốn Trung ương hỗ trợ: 530,45 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh, huyện: 402,67 tỷ đồng.
+ UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện: (i) 14,95 km đê, kè sông; (ii) 01 trạm bơm; tổng kinh phí là 174,50 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh và huyện.
- Đối với các dự án cấp bách cần bố trí vốn để triển khai thực hiện:
+ UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện đầu nâng cấp, sửa chữa 06 công trình nước sạch nông thôn với tổng kinh phí 67 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh và huyện.
+ UBND các huyện, thị xã, thành phố và các nhà đầu tư tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng 03 nhà máy nước sạch nông thôn, tổng công suất 9.870 m3/ngày.đêm với tổng kinh phí 134,00 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách tỉnh, huyện là: 80,40 tỷ đồng; vốn nhà đầu tư là: 53,60 tỷ đồng.
2. Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2021-2025
- Ngân sách nhà nước bảo đảm 100% để thực hiện: (i) 30 hồ chứa; (ii) 103,12 km đê, kè biển, đê kè sông; (iii) 67 đập dâng; (iv) 28 trạm bơm; (v) 598 km kênh mương tưới, tiêu; (vi) sửa chữa, nâng cấp cảng cá Tam Quan và 03 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền; (vii) nâng cấp, sửa chữa Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản và nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm tập trung với tổng kinh phí là: 6.338,550 tỷ đồng. Trong đó, Trung ương hỗ trợ: 3.607,10 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh: 1.974,555 tỷ đồng; vốn ngân sách huyện: 756,895 tỷ đồng.
- Ngân sách nhà nước bảo đảm một phần, còn lại là vốn của nhà đầu tư để thực hiện: Xây dựng 14 nhà máy cấp nước sạch nông thôn, tổng công suất 46.700 m3/ngày.đêm; tổng kinh phí là: 649,30 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách tỉnh: 279,15 tỷ đồng; vốn ngân sách huyện: 168,65 tỷ đồng; vốn nhà đầu tư: 201,50 tỷ đồng.
- Về phân chia nguồn vốn đối với công trình thủy lợi: (i) các huyện miền núi 100% vốn ngân sách tỉnh; (ii) các huyện trung du: Ngân sách tỉnh 70%, ngân sách huyện 30%; (iii) các huyện, thị xã đồng bằng: Ngân sách tỉnh 50%, ngân sách huyện, thị xã 50%; (iv) thành phố Quy Nhơn: Ngân sách thành phố 100%.
- Về phân chia nguồn vốn đối với công trình nước sạch nông thôn: Phân chia theo Quyết định số 36/2018/QĐ-UBND ngày 20/7/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh.
1. Về kế hoạch thực hiện:
Đề án giai đoạn 2021-2025, đề xuất đầu tư xây dựng, nâng cấp sửa chữa các công trình được sắp xếp theo thứ tự danh mục ưu tiên nhằm bảo đảm an toàn hồ chứa, phục vụ dân sinh, tăng tỉ lệ sử dụng nước sạch và mở rộng diện tích tưới
2. Về huy động vốn đầu tư:
Tranh thủ vốn hỗ trợ của Trung ương, vốn ODA, ngân sách của tỉnh, cấp huyện, các nhà đầu tư và các nguồn vốn hợp pháp khác.
3. Về kỹ thuật:
Tuân thủ theo Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
4. Về tăng cường công tác quản lý nhà nước:
Quản lý thực hiện quy hoạch, chất lượng xây dựng, vận hành, bảo trì công trình; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cơ sở dữ liệu được kết nối về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
V. NHU CẦU VỐN CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ:
Tổng nhu cầu vốn cần để đạt được mục tiêu đề án là: 6.987,845 tỷ đồng.
Trong đó:
+ Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ và vốn ODA: 3.607,100 tỷ đồng;
+ Vốn ngân sách tỉnh: 2.253,705 tỷ đồng;
+ Vốn ngân sách huyện: 925,545 tỷ đồng;
+ Vốn nhà đầu tư: 201,495 tỷ đồng.
- 1 Nghị quyết 08/2019/NQ-HĐND về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025
- 2 Quyết định 53/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 3 Quyết định 30/2019/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm, thủy sản thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn
- 4 Luật Đầu tư công 2019
- 5 Quyết định 1672/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Quyết định 36/2018/QĐ-UBND quy định về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 7 Luật Thủy sản 2017
- 8 Luật Thủy lợi 2017
- 9 Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 10 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 11 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 12 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 13 Quyết định 2327/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
- 14 Luật Đầu tư công 2014
- 15 Luật Xây dựng 2014
- 1 Quyết định 30/2019/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm, thủy sản thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn
- 2 Nghị quyết 08/2019/NQ-HĐND về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025
- 3 Quyết định 53/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành