Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 508/NQ-HĐND

Kiên Giang, ngày 08 tháng 12 năm 2020

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN VÀ DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2021

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG KHÓA IX,
KỲ HỌP THỨ HAI MƯƠI BỐN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm;

Xét Tờ trình số 228/TTr-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2021; Báo cáo thẩm tra số 97/BC-HĐND ngày 02 tháng 12 năm 2020 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thống nhất dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và dự toán thu - chi ngân sách địa phương năm 2021

1. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 11.560.000 triệu đồng, bao gồm:

a) Thu nội địa: 11.410.000 triệu đồng.

b) Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 150.000 triệu đồng.

2. Tổng thu ngân sách địa phương được hưởng: 15.412.770 triệu đồng, bao gồm:

a) Thu được hưởng theo phân cấp: 10.771.010 triệu đồng.

b) Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương: 4.641.760 triệu đồng, trong đó:

- Bổ sung cân đối ổn định: 3.088.049 triệu đồng.

- Bổ sung có mục tiêu: 1.553.711 triệu đồng.

3. Tổng chi ngân sách địa phương

Tổng dự toán chi ngân sách địa phương là 15.461.570 triệu đồng, bao gồm:

a) Chi cân đối ngân sách địa phương: 13.907.859 triệu đồng.

b) Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương để thực hiện các chương trình mục tiêu và nhiệm vụ khác: 1.553.711 triệu đồng.

4. Bội chi ngân sách địa phương: 48.800 triệu đồng, vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ để bù đắp.

5. Tổng số nợ gốc của ngân sách địa phương phải trả năm là 25.700 triệu đồng, được bố trí từ nguồn vay lại của Chính phủ: 74.500 triệu đồng.

(Kèm theo Phụ lục I, II, III, IV)

Điều 2. Một số biện pháp chủ yếu tổ chức thực hiện tài chính ngân sách năm 2021

1. Đẩy mạnh phát triển một số ngành, lĩnh vực có mức độ sẵn sàng cao, có tiềm năng và lợi thế làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực. Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp với trọng tâm phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, phát triển nông nghiệp xanh thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ dựa trên những lĩnh vực có lợi thế, có hàm lượng tri thức, công nghệ và giá trị gia tăng cao.

2. Cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, nhất là về thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy các kết quả đạt được trong các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc nhà nước. Cải cách công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, góp phần cắt giảm thời gian, chi phí và tăng tính công khai, minh bạch.

3. Tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn, lậu thuế, gian lận thuế, lợi dụng chính sách hoàn thuế. Căn cứ tình hình thực tế, xem xét việc tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19, khôi phục sản xuất kinh doanh.

4. Quản lý chặt chẽ chi ngân sách nhà nước ngay từ khâu lập dự toán đến tổ chức thực hiện. Thực hiện nghiêm các quy định về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Triệt để tiết kiệm các khoản chi chưa thực sự cấp thiết, các khoản kinh phí tổ chức hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước, mua sắm trang thiết bị đắt tiền. Ưu tiên dành nguồn thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo các nhiệm vụ về an ninh - quốc phòng, các dịch vụ quan trọng thiết yếu.

Rà soát các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Việc xây dựng, phân bổ và giao kế hoạch vốn phù hợp với khả năng thực hiện của từng nguồn vốn, từng dự án cùng từng đơn vị, địa phương. Quản lý chặt chẽ, tránh thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư công.

5. Tiếp tục triển khai lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí vào giá các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, đồng thời với việc giao quyền tự chủ về tổ chức, biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ. Các ngành, các địa phương khẩn trương chuẩn bị đầy đủ các điều kiện làm cơ sở để giao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công lập, cũng như khẩn trương xây dựng các quy định về tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công thuộc lĩnh vực quản lý. Tăng cường cơ chế giao dự toán kinh phí cung cấp sản phẩm, dịch vụ công theo phương thức đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ. Có lộ trình đẩy mạnh cơ chế đấu thầu, đặt hàng phù hợp với lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công và khả năng cân đối ngân sách nhà nước. Tiếp tục thực hiện cổ phần hóa đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện.

6. Thực hiện dành nguồn cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 19 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII), theo đó ngoài cơ chế tạo nguồn đã thực hiện thì dành 70% đối với tăng thu thực hiện so dự toán năm 2019 của ngân sách địa phương để tạo nguồn cải cách tiền lương trong năm 2020 và tích lũy cho giai đoạn 2021-2025. Dành 50% phần ngân sách nhà nước giảm chi thường xuyên trong lĩnh vực hành chính (do thực hiện tinh giản biên chế và đổi mới, sắp xếp lại bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn) và các đơn vị sự nghiệp công lập (do thực hiện đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập) bổ sung vào nguồn cải cách tiền lương để thực hiện chi trả tiền lương tăng thêm do tăng mức lương cơ sở.

7. Trường hợp thu ngân sách địa phương dự kiến giảm so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao, các địa phương phải chủ động sử dụng các nguồn lực theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết số 122/2020/QH14 và nguồn cải cách tiền lương còn dư để xử lý cân đối ngân sách địa phương; trường hợp sau khi sử dụng các nguồn tài chính hợp pháp không bảo đảm bù đắp số giảm thu, phải thực hiện sắp xếp, cắt, giảm, giãn các nhiệm vụ chi đã bố trí dự toán năm 2021 sang năm sau.

8. Cho phép sử dụng số giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập do tinh giảm biên chế và sắp xếp lại tổ chức theo nguyên tắc: dành 50% bổ sung vào nguồn cải cách tiền lương trong lĩnh vực hành chính và các lĩnh vực có đơn vị sự nghiệp; phần còn lại thực hiện chi trả các chính sách an sinh xã hội và tăng chi cho nhiệm vụ tăng cường cơ sở vật chất của lĩnh vực tương ứng. Giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chi cho từng nội dung theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Hội đồng nhân dân giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang Khóa IX, Kỳ họp thứ Hai mươi bốn thông qua ngày 07 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- TT. HĐND cấp huyện;
- UBND cấp huyện;
- Lãnh đạo VP, các phòng và chuyên viên;
- Lưu: VT, lnchau.

CHỦ TỊCH




Mai Văn Huỳnh

 

PHỤ LỤC I

CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2021
(Kèm theo Nghị quyết số 508/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang)

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

NỘI DUNG

SỐ TIỀN

A

B

1

A

TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN

11.560.000

1

Thu nội địa

11.410.000

2

Thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

150.000

B

TỔNG THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

15.412.770

I

THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG ĐƯỢC HƯỞNG THEO PHÂN CẤP

10.771.010

II

THU BỔ SUNG TỪ NGÂN SÁCH CẤP TRÊN

4.641.760

1

Thu bổ sung cân đối ngân sách

3.088.049

2

Thu bổ sung có mục tiêu

1.553.711

C

TỔNG CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

15.461.570

I

TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

13.907.859

1

Chi đầu tư phát triển

3.978.390

2

Chi thường xuyên

9.421.539

3

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

1.040

4

Dự phòng ngân sách

270.475

5

Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay

5.700

6

Chi tạo nguồn, điều chỉnh tiền lương

230.715

II

CHI TỪ NGUỒN BỔ SUNG CÓ MỤC TIÊU

1.553.711

1

Chi thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ

1.553.711

2

Chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

 

D

BỘI CHI/BỘI THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

(48.800)

Đ

TỔNG MỨC VAY CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

74.500

E

TRẢ NỢ GỐC VAY CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

25.700

 

PHỤ LỤC II

DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO LĨNH VỰC NĂM 2021
(Kèm theo Nghị quyết số 508/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang)

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

NỘI DUNG

DỰ TOÁN NĂM 2021

Trung ương giao

Hội đồng nhân dân giao

Bao gồm

Ngân sách Trung ương hưởng

Ngân sách địa phương hưởng

Trong đó

Ngân sách tỉnh

Ngân sách cấp huyện và cấp xã

1

2

3

4=5 6

5

6=7 8

7

8

 

TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN (I II)

11.224.700

11.560.000

788.990

10.771.010

8.490.800

2.280.210

I

THU NỘI ĐỊA

11.074.700

11.410.000

638.990

10.771.010

8.490.800

2.280.210

 

Trong đó: Thu nội địa trừ tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết và ghi thu tiền cho thuê đất

8.164.700

8.500.000

638.990

7.471.010

5.970.800

1.500.210

1

Thu từ doanh nghiệp nhà nước Trung ương

465.000

465.000

 

465.000

465.000

 

-

Thuế trị giá gia tăng

 

380.000

 

380.000

380.000

 

-

Thuế thu nhập doanh nghiệp

 

48.000

 

48.000

48.000

 

-

Thuế tài nguyên

 

37.000

 

37.000

37.000

 

2

Thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương

200.000

200.000

 

200.000

200.000

 

-

Thuế trị giá gia tăng

 

115.250

 

115.250

115.250

 

-

Thuế thu nhập doanh nghiệp

 

54.700

 

54.700

54.700

 

-

Thuế tài nguyên

 

30.050

 

30.050

30.050

 

3

Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

300.000

300.000

 

300.000

300.000

 

-

Thuế trị giá gia tăng

 

181.000

 

181.000

181.000

 

-

Thuế thu nhập doanh nghiệp

 

107.400

 

107.400

107.400

 

-

Thuế tiêu thụ đặc biệt

 

600

 

600

600

 

-

Thuế tài nguyên

 

11.000

 

11.000

11.000

 

4

Thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh

3.500.000

3.600.000

-

3.600.000

2.613.050

986.950

-

Thuế trị giá gia tăng

 

1.675.250

 

1.675.250

771.300

853.950

-

Thuế thu nhập doanh nghiệp

 

818.000

 

818.000

685.000

133.000

-

Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa, dịch vụ trong nước

 

1.070.400

 

1.070.400

1.020.400

 

-

Thuế tài nguyên

 

36.350

 

36.350

36.350

 

5

Lệ phí trước bạ

370.000

370.000

 

370.000

40.500

329.500

6

Thuế thu nhập cá nhân

840.000

840.000

 

840.000

840.000

 

7

Thu phí và lệ phí

168.700

168.700

66.700

102.000

55.660

46.340

-

- Phí, lệ phí Trung ương

66.700

66.700

66.700

-

 

 

-

- Phí, lệ phí địa phương

102.000

102.000

 

102.000

55.660

46.340

8

Thuế bảo vệ môi trường

780.000

780.000

489.800

290.200

290.200

-

9

Thu tiền sử dụng đất

1.300.000

1.300 000

 

1.300.000

520.000

780.000

10

Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước

1.200.000

1.435.300

 

1.435.300

1.435.300

 

11

Thu khác

280.000

280.000

76.280

203.720

67.300

136.420

12

Thu cấp quyền khai thác khoáng sản

40.000

40.000

6.210

33.790

33.790

-

13

Thu cổ tức, lợi nhuận được chia và lợi nhuận còn lại

20.000

20.000

 

20.000

20.000

 

14

Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết

1.610.000

1.610.000

 

1.610.000

1.610.000

 

15

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

1.000

1.000

 

1.000

 

1.000

II

THU TỪ HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU

150.000

150.000

150.000

-

-

-

1

Thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu

42.000

42.000

42.000

-

 

 

2

Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

108.000

108.000

108.000

-

 

 

 

PHỤ LỤC III

DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2021
(Kèm theo Nghị quyết số 508/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang)

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

CHỈ TIÊU

DỰ TOÁN NĂM 2021

Trung ương giao

Hội đồng nhân dân giao

Bao gồm

Cấp tỉnh

Cấp huyện, cấp xã

1

2

3

4=5 6

5

6

 

TỔNG CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG (A B)

15.126.270

15.461.570

8.393.374

7.068.196

A

CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

13.572.559

13.907.859

6.839.663

7.068.196

I

CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

3.978.390

3.978.390

3.198.390

780.000

1

Vốn trong nước

1.019.590

1.019.590

1.019.590

-

 

Trong đó: - Chi đầu tư từ nguồn vay lại để trả nợ gốc

25.700

25.700

25.700

-

 

- Chi bồi thường giải phóng mặt bằng từ nguồn thu tiền cho thuê đất

390.000

390.000

390.000

 

2

Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất

1.300.000

1.300.000

520.000

780.000

3

Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết

1.610.000

1.610.000

1.610.000

-

4

Chi đầu tư từ nguồn bội chi ngân sách địa phương

48.800

48.800

48.800

-

II

CHI THƯỜNG XUYÊN

9.263.259

9.421.539

3.237.594

6.183.946

1

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề

3.594.787

3.716.905

892.162

2.824.743

2

Chi sự nghiệp y tế

 

1.050.468

582.675

467.792

3

Chi quản lý hành chính, nhà nước, Đảng, đoàn thể

 

1.687.180

444.187

1.242.992

4

Chi sự nghiệp văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao, phát thanh - truyền hình

 

132.094

61.648

70.446

5

Chi đảm bảo xã hội

 

362.854

29.821

333.034

6

Chi quốc phòng - an ninh

 

263.716

162.477

101.239

7

Chi khoa học và công nghệ

34.538

45.860

45.860

-

8

Chi sự nghiệp kinh tế

 

1.712.622

863.871

848.751

9

Chi sự nghiệp môi trường

 

261.972

14.193

247.779

10

Chi khác ngân sách

 

187.868

140.699

47.169

III

CHI TRẢ NỢ LÃI CÁC KHOẢN DO CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VAY

5.700

5.700

5.700

-

IV

CHI BỔ SUNG QUỸ DỰ TRỮ TÀI CHÍNH

1.040

1.040

1.040

-

V

DỰ PHÒNG NGÂN SÁCH

270.475

270.475

166.224

104.251

VI

CHI TẠO NGUỒN, CHỈNH TIỀN LƯƠNG

53.695

230.715

230.715

-

B

CHI CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU

1.553.711

1.553.711

1.553.711

-

 

Trong đó: - Vốn đầu tư phát triển

1.220.549

1.220.549

1.220.549

 

 

- Vốn sự nghiệp

333.162

333.162

333.162

 

I

CHI CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

-

-

-

-

II

CHI CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ

1.553.711

1.553.711

1.553.711

-

1

Vốn đầu tư

1.220.549

1.220.549

1.220.549

-

a)

Đầu tư các dự án từ nguồn vốn ngoài nước

215.289

215.289

215.289

-

b)

Đầu tư dự án từ nguồn vốn trong nước

1.005.260

1.005.260

1.005.260

-

2

Vốn sự nghiệp (bổ sung các chế độ, chính sách)

333.162

333.162

333.162

 

a)

Vốn ngoài nước

3.740

3.740

3.740

-

b)

Vốn trong nước

329.422

329.422

329.422

-

C

CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

 

 

 

 

I

TỔNG THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG ĐƯỢC SỬ DỤNG

15.077.470

15.412.770

13.132.560

7.068.196

1

Thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp

10.435.710

10.771.010

8.490.800

2.280.210

2

Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương

4.641.760

4.641.760

4.641.760

4.787.986

a)

Thu bổ sung cân đối

3.088.049

3.088.049

3.088.049

2.994.630

b)

Thu bổ sung có mục tiêu

1.553.711

1.553.711

1.553.711

1.793.356

II

TỔNG CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

15.126.270

15.461.570

8.393.374

7.068.196

III

BỘI THU (BỘI CHI) NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

(48.800)

(48.800)

 

-

*

CHI TRẢ NỢ GỐC

25.700

25.700

25.700

 

 

Trong đó

 

 

 

 

-

Từ nguồn vay lại của Chính phủ (vay để trả nợ gốc)

25.700

25.700

25.700

 

-

Từ nguồn bội thu ngân sách địa phương

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC IV

BỘI CHI VÀ PHƯƠNG ÁN VAY - TRẢ NỢ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2021
(Kèm theo Nghị quyết số 508/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang)

Đơn vị tính: triệu đồng

Stt

Nội dung

Số tiền

A

B

1

A

THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

15.412.770

B

CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

15.461.570

C

BỘI THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

(48.800)

D

HẠN MỨC DƯ NỢ VAY TỐI ĐA CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THEO QUY ĐỊNH

3.231.303

Đ

KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ GỐC

 

I

TỔNG DƯ NỢ ĐẦU NĂM

115.303

 

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

3,6%

1

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

69.001

2

Vay Ngân hàng Phát triển

46.301

II

TRẢ NỢ GỐC VAY TRONG NĂM

25.700

1

Theo nguồn vốn vay

25.700

-

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

18.888

-

Vốn khác

6.812

2

Theo nguồn trả nợ

25.700

-

Từ nguồn vay để trả nợ gốc

25.700

-

Bội thu ngân sách địa phương

 

III

TỔNG MỨC VAY TRONG NĂM

74.500

1

Theo mục đích vay

74.500

-

Vay để bù đắp bội chi

48.800

-

Vay để trả nợ gốc

25.700

2

Theo nguồn vay

74.500

-

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

74.500

-

Vốn trong nước khác

 

IV

TỔNG DƯ NỢ CUỐI NĂM

164.103

 

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

5,1%

1

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

124.613

2

Vay Ngân hàng Phát triển

39.489

V

TRẢ NỢ LÃI, PHÍ

5.700