HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/2017/NQ-HĐND | Hòa Bình, ngày 13 tháng 7 năm 2017 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
KHÓA XVI KỲ HỌP THỨ TƯ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Thông tư số 19/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
Xét Tờ trình số 33/TTr-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc ban hành Nghị quyết quy định nội dung mức chi kinh phí ngân sách nhà nước cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh; báo cáo thẩm tra của Ban văn hóa - xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định nội dung, mức chi kinh phí ngân sách nhà nước cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị quyết này; báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình Khóa XVI, Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 7 năm 2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 23 tháng 7 năm 2017./.
| CHỦ TỊCH |
NỘI DUNG, MỨC CHI KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI HÀNH PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 54/2017/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Điều 1. Chi công tác phí cho những người thực hiện công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
1. Phụ cấp lưu trú: Mức khoán phụ cấp lưu trú để trả cho người đi công tác là 200.000 đồng/người/ngày.
2. Mức thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác
a) Đi công tác ngoại tỉnh:
- Đi công tác ở quận, thành phố thuộc Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ và thành phố đô thị loại I thuộc tỉnh, mức khoán 450.000 đồng/người/ngày;
- Đi công tác tại huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương; tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh, mức khoán 350.000 đồng/người/ngày;
- Đi công tác tại các vùng còn lại, mức khoán 300.000 đồng/ngày/người.
b) Đi công tác trong tỉnh:
- Đi công tác tại Thành phố Hòa Bình, mức khoán 300.000 đồng/ngày/người;
- Đi công tác tại Thị trấn thuộc huyện, mức khoán 250.000 đồng/ngày/người;
- Đi công tác tại các xã còn lại, mức khoán 200.000 đồng/ngày/người.
Điều 2. Chi điều tra, khảo sát, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính
1. Chi hoạt động điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính:
a) Chi hỗ trợ cơ quan chủ trì tổ chức Điều tra thống kê xây dựng phương án Điều tra thống kê, lập mẫu phiếu Điều tra thống kê và tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả Điều tra thống kê theo phương thức khoán: 9.000.000 đồng.
b) Chi in tài liệu hướng dẫn Điều tra thống kê, sổ tay nghiệp vụ cho Điều tra viên thống kê, phiếu Điều tra thống kê, biểu mẫu Điều tra thống kê, xuất bản ấn phẩm Điều tra thống kê (nếu có): Thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đấu thầu mua sắm thường xuyên nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan, đơn vị của nhà nước.
c) Chi tiền công:
- Tiền công thuê ngoài: Mức tiền công bình quân thuê ngoài được tính theo mức tiền lương tối thiểu vùng cao nhất tính theo ngày do Nhà nước quy định tại thời Điểm tiến hành Điều tra thống kê;
- Trường hợp công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã tham gia rà soát, lập danh sách đơn vị được Điều tra thống kê, thu thập số liệu Điều tra thống kê phúc tra phiếu Điều tra thống kê được chi hỗ trợ bằng 50% mức tiền công thuê ngoài;
- Trường hợp cuộc Điều tra thống kê có nội dung Điều tra chuyên sâu, phức tạp, không sử dụng Điều tra viên thống kê thuê ngoài mà sử dụng công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị để thực hiện Điều tra thống kê thì được thanh toán tối đa không quá 50% mức tiền công thuê ngoài.
d) Chi công tác kiểm tra, giám sát hoạt động Điều tra thống kê, phúc tra phiếu Điều tra thống kê: Chế độ công tác phí thực hiện theo Điều 1 quy định này.
đ) Chi cho đối tượng cung cấp thông tin; mức chi cụ thể như sau:
- Đối với cá nhân:
+ Dưới 30 chỉ tiêu hoặc 30 chỉ tiêu: 40.000 đồng/phiếu.
+ Trên 30 chỉ tiêu đến 40 chỉ tiêu: 50.000 đồng/phiếu.
+ Trên 40 chỉ tiêu: 60.000 đồng/phiếu.
- Đối với tổ chức (không bao gồm các cơ quan, đơn vị của nhà nước thực hiện cung cấp thông tin theo quy định):
+ Dưới 30 chỉ tiêu hoặc 30 chỉ tiêu: 85.000 đồng/phiếu.
+ Trên 30 chỉ tiêu đến 40 chỉ tiêu: 100.000 đồng/phiếu.
+ Trên 40 chỉ tiêu: 115.000 đồng/phiếu.
e) Chi vận chuyển tài liệu Điều tra thống kê, thuê xe phục vụ Điều tra thống kê thực địa: Thanh toán theo giá ghi trên vé, hóa đơn mua vé, hóa đơn và hợp đồng vận chuyển.
f) Chi xử lý kết quả Điều tra thống kê; Chi biên soạn ấn phẩm Điều tra thống kê; Chi công bố kết quả Điều tra thống kê và các Khoản chi khác liên quan đến cuộc Điều tra thống kê thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia.
2. Chi hoạt động kiểm tra tình hình thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính:
a) Chi công tác phí cho những người tham gia Đoàn kiểm tra thực hiện theo quy định tại Điều 1 Quy định này.
b) Chi họp Đoàn kiểm tra.
- Cuộc họp tổ chức tại cấp tỉnh mức chi hỗ trợ: 200.000 đồng/ngày/người
- Cuộc họp tổ chức tại cấp huyện tổ chức mức chi hỗ trợ: 150.000 đồng/ngày /người.
- Riêng cuộc họp do cấp xã tổ chức (không phân biệt địa điểm tổ chức) mức chi hỗ trợ: 100.000 đồng/ngày/người.
- Chi tiền giải khát giữa giờ: 20.000 đồng/1 buổi (nửa ngày)/đại biểu.
c) Mức chi xây dựng Báo cáo kết quả kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
- Cấp tỉnh: 3.400.000 đồng/báo cáo;
- Cấp huyện: 1.700.000 đồng/báo cáo;
- Cấp xã: 900.000 đồng/báo cáo.
Điều 3. Chi cho công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
a) Chi thù lao báo cáo viên, tuyên truyền viên, người được mời tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
- Chi thù lao báo cáo viên cấp trung ương, cấp tỉnh: Áp dụng chế độ thù lao giảng viên quy định tại Mục 1.1 Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 29/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Chi thù lao báo cáo viên cấp huyện, tuyên truyền viên, cộng tác viên thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn và tham gia các đợt phổ biến pháp luật lưu động, hướng dẫn sinh hoạt chuyên đề câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt. Mức chi cụ thể:
+ Cấp huyện: 210.000 đồng/người/buổi;
+ Cấp xã: 150.000 đồng/người/buổi.
- Chi thù lao cho người được mời tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; thù lao cộng tác viên, chuyên gia tham gia các hoạt động đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật: Tùy theo trình độ, áp dụng mức chi cho thù lao báo cáo viên cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
- Chi thù lao báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật, cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù: Được hưởng thêm 15% so với mức thù lao báo cáo viên cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, người được mời tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
b) Mức chi biên soạn một số tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật đặc thù, cụ thể:
- Tờ gấp pháp luật (bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định): 700.000 đồng/Tờ gấp đã hoàn thành;
- Tình huống giải đáp pháp luật (bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định): 210.000 đồng/Tình huống đã hoàn thành;
- Câu chuyện pháp luật (bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định): 1.050.000 đồng/câu chuyện đã hoàn thành;
- Tiểu phẩm pháp luật (bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định, lấy ý kiến chuyên gia): 3.500.000 đồng/tiểu phẩm đã hoàn thành.
1. Chi hoạt động thống kê về xử lý vi phạm hành chính theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: soạn thảo, góp ý, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật; báo cáo theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
3. Chi cho công tác hệ thống hóa, rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trong theo dõi thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính. Thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2011 của HĐND tỉnh Hòa Bình quy định mức chi ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
4. Chi cho công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
5. Chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tọa đàm trao đổi nghiệp vụ công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo Điểm b, Khoản 2, Điều 2 Quy định này.
6. Chi tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm, làm thêm giờ cho những người làm công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức.
7. Chi tổ chức nghiên cứu khoa học về theo dõi thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Quy định về định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
8. Chi khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Thông tư số 71/2011/TT-BTC ngày 24 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng theo Nghị định số 42/2010/NĐ-CP.
9. Chi sơ kết, tổng kết tình hình thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 Quy định này.
10. Chi xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
11. Chi tổ chức cuộc thi, hội thi công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 112/2014/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2014 của HĐND tỉnh Hòa Bình quy định về mức chi ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
12. Chi mua sắm, thuê trang thiết bị phục vụ cho quản lý công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
a) Thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức quy định tại Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập.
b) Việc thanh toán căn cứ vào hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp, hợp lệ được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong dự toán ngân sách hàng năm; trường hợp thuộc diện phải đấu thầu mua sắm thì thực hiện theo các quy định của pháp luật đấu thầu.
13. Chi công bố kết quả xử lý hồ sơ xử lý vi phạm hành chính trái pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thực hiện theo định mức, đơn giá của các ngành có công việc tương tự và theo chứng từ chi thực tế hợp pháp và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện.
14. Chi hỗ trợ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, đánh giá các văn bản, tài liệu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính có nội dung phức tạp, phạm vị rộng, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng. Mức chi cụ thể:
a) Cấp tỉnh: 500.000 đồng/hồ sơ;
b) Cấp huyện: 400.000 đồng/hồ sơ;
c) Cấp xã: 250.000 đồng/hồ sơ.
15. Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính (nếu có): Thực hiện theo hóa đơn, chứng từ chi thực tế hợp pháp, hợp lệ được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong dự toán ngân sách hàng năm./.
- 1 Quyết định 01/2018/QĐ-UBND về quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 2 Quyết định 32/2017/QĐ-UBND quy định mức phân bổ kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 3 Quyết định 21/2017/QĐ-UBND quy định định mức phân bổ, mức chi, việc lập dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 4 Nghị quyết 08/2017/NQ-HĐND Quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 5 Thông tư 19/2017/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính do Bộ Tài chính ban hành
- 6 Thông tư 338/2016/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7 Thông tư 109/2016/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện cuộc điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8 Quyết định 58/2015/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Quyết định 34/2015/QĐ-UBND Quy định về định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 10 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 11 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 12 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 13 Nghị quyết 112/2014/NQ-HĐND quy định mức chi ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 14 Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 15 Thông tư 194/2012/TT-BTC hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 16 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 17 Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND quy định mức chi ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 18 Thông tư 71/2011/TT-BTC về hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng theo nghị định 42/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật thi đua, khen thưởng do Bộ Tài chính ban hành
- 19 Thông tư liên tịch 08/2005/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành
- 1 Quyết định 32/2017/QĐ-UBND quy định mức phân bổ kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 2 Quyết định 21/2017/QĐ-UBND quy định định mức phân bổ, mức chi, việc lập dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 3 Nghị quyết 08/2017/NQ-HĐND Quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 4 Quyết định 01/2018/QĐ-UBND về quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Lai Châu