- 1 Luật đấu thầu 2013
- 2 Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
- 3 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5 Thông tư 58/2016/TT-BTC Quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017
- 7 Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 8 Nghị định 151/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công
- 9 Nghị định 165/2017/NĐ-CP về quy định việc quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2020/NQ-HĐND | Nam Định, ngày 08 tháng 12 năm 2020 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ MƯỜI SÁU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 25 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
Xét Tờ trình số 143/TTr-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Nam Định; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Điều 2. Bãi bỏ khoản 1 Điều 3, Điều 5 của Nghị quyết số 06/2018/NQ- HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định về phân cấp thẩm quyền quản lý tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết.
Điều 4. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định khóa XVIII, kỳ họp thứ mười sáu thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021./.
| CHỦ TỊCH |
VỀ PHÂN CẤP THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH MUA SẮM TÀI SẢN, HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ THUỘC ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 56/2020/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định)
1. Quy định này quy định việc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 2 Quy định này nhằm duy trì hoạt động thường xuyên, sử dụng vốn nhà nước theo quy định tại Điều 3 Quy định này để mua sắm (không bao gồm mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ sử dụng vốn đầu tư công và thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo Nghị quyết số 06/2018/NQ-HĐND ngày 06 tháng 07 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định).
2. Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp mua sắm tài sản công, dịch vụ thuê tài sản đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của Nghị định số 165/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam.
Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc phạm vi địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Nam Định và các cơ quan, tổ chức, đơn vị trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Nam Định sử dụng ngân sách địa phương tỉnh Nam Định (sau đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức, đơn vị).
1. Nguồn chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước (phân biệt với chi đầu tư phát triển) được cơ quan có thẩm quyền giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị (bao gồm cả nguồn bổ sung trong năm);
2. Nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu, Chương trình mục tiêu quốc gia;
3. Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn khác do nhà nước quản lý (nếu có);
4. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Vay nợ, viện trợ không hoàn lại được cân đối trong chi thường xuyên ngân sách nhà nước; nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thuộc ngân sách nhà nước (trừ trường hợp Điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác);
5. Nguồn thu từ phí, lệ phí được sử dụng theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;
6. Nguồn kinh phí từ thu hoạt động sự nghiệp, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật tại đơn vị sự nghiệp công lập;
7. Nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế;
8. Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định (nếu có).
9. Trường hợp sử dụng nhiều nguồn vốn để mua sắm trong đó có nguồn vốn mua sắm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều này thì thẩm quyền quyết định mua sắm phải thực hiện theo Quy định này. Trường hợp sử dụng nhiều nguồn vốn để mua sắm trong đó có nguồn vốn quy định tại khoản 1,
2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều này và có vốn đầu tư công thì thẩm quyền quyết định mua sắm thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Điều 4. Thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ là trụ sở làm việc; cơ sở hoạt động sự nghiệp; xe ô tô, phương tiện vận tải khác; máy móc, trang thiết bị, các tài sản cố định khác và các hàng hóa, dịch vụ không phải là tài sản cố định có giá trị mua sắm từ 500 triệu đồng trở lên trên 01 danh mục mua sắm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh và có giá trị từ 01 tỷ đồng trở lên trên 01 danh mục mua sắm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp huyện và các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp tỉnh mua sắm từ nguồn ngân sách cấp huyện hỗ trợ.
2. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Nam Định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ từ nguồn ngân sách địa phương tỉnh Nam Định hỗ trợ phải trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tài chính thẩm định) quyết định mua sắm đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên trên 01 danh mục mua sắm từ ngân sách tỉnh Nam Định và tài sản, hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 01 tỷ đồng trở lên trên 01 danh mục mua sắm từ ngân sách cấp huyện tỉnh Nam Định.
Điều 5. Thẩm quyền quyết định của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh và tương đương
Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh và tương đương quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ là máy móc, trang thiết bị, các tài sản cố định khác và các hàng hóa, dịch vụ không phải là tài sản cố định có giá trị dưới 500 triệu đồng trên 01 danh mục mua sắm của đơn vị mình và từ trên 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng trên 01 danh mục mua sắm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
Điều 6. Thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ là máy móc, trang thiết bị, các tài sản cố định khác và các hàng hóa, dịch vụ không phải là tài sản cố định có giá trị mua sắm từ trên 100 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng trên 01 danh mục mua sắm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc, các đơn vị dự toán thuộc ngân sách cấp huyện và các xã, phường, thị trấn thuộc phạm vi quản lý và các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp tỉnh quản lý mua sắm từ ngân sách cấp huyện.
2. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Nam Định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ từ ngân sách cấp huyện tỉnh Nam Định phải trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (qua phòng Tài chính-Kế hoạch cấp huyện thẩm định) quyết định mua sắm đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng trên 01 danh mục mua sắm.
1. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên quyết định mua sắm các tài sản cố định (trừ cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô và phương tiện vận tải khác) và các hàng hóa, dịch vụ không phải là tài sản cố định từ nguồn thu được để lại sử dụng theo quy định của pháp luật, không bao gồm nguồn ngân sách nhà nước quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ từ kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ hoặc từ kinh phí ngân sách nhà nước giao thực hiện nhiệm vụ không thường xuyên, hoặc từ kinh phí ngân sách nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thì thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thực hiện như đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 8 Quy định này.
Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đối với danh mục mua sắm có giá trị không quá 100 triệu đồng./.
- 1 Quyết định 15/2020/QĐ-UBND về danh mục tài sản mua sắm tập trung và phân công đơn vị thực hiện mua sắm tài sản tập trung trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 2 Quyết định 19/2020/QĐ-UBND quy định về mua sắm tài sản công theo phương thức tập trung trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3 Quyết định 61/2020/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 07/2019/QĐ-UBND quy định về việc lựa chọn nhà thầu để mua sắm tài sản công nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4 Nghị quyết 21/2021/NQ-HĐND về phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 5 Công văn 446/UBND-KT năm 2022 về tăng cường quản lý việc mua sắm tài sản, hàng hóa từ ngân sách nhà nước theo phương thức tập trung do thành phố Hồ Chí Minh ban hành