- 1 Luật hợp tác xã 2012
- 2 Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã
- 3 Nghị định 107/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hợp tác xã
- 4 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 6 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 7 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 8 Nghị định 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác
- 9 Quyết định 25/2021/QĐ-UBND quy định về rà soát, phân loại và đánh giá Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2021/NQ-HĐND | Hà Tĩnh, ngày 16 tháng 12 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã; Nghị định 107/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ;
Xét Tờ trình số 492/TTr-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thống nhất của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.
QUYẾT NGHỊ:
Nghị quyết này quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi chung là hợp tác xã); tổ hợp tác đáp ứng các tiêu chí cụ thể của từng nội dung hỗ trợ.
2. Thành viên, sáng lập viên hợp tác xã, tổ hợp tác.
3. Người lao động đang làm công tác quản lý, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của các tổ chức kinh tế tập thể.
4. Cơ quan, cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể và các tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế tập thể.
Điều 3. Điều kiện hỗ trợ chung
1. Hợp tác xã thành lập, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc và quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012; tổ hợp tác thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 77/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2019 của Chính phủ về tổ hợp tác.
2. Có nhu cầu được hỗ trợ, hoạt động có hiệu quả theo quy định về rà soát, phân loại và đánh giá hoạt động hợp tác xã (đối với hợp tác xã); đáp ứng các tiêu chí cụ thể của từng nội dung hỗ trợ được quy định trong từng chính sách.
1. Trong trường hợp có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cùng một nội dung thì hợp tác xã, tổ hợp tác được lựa chọn áp dụng chính sách hỗ trợ có lợi nhất, không hỗ trợ nhiều chính sách hỗ trợ cho cùng một nội dung đối với cùng một hợp tác xã, tổ hợp tác.
2. Quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng đối tượng, mục đích, đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ
Điều 5. Chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực, nhận thức cho lĩnh vực kinh tế tập thể
1. Hỗ trợ người lao động tốt nghiệp cao đẳng, đại học, sau đại học về làm việc tại hợp tác xã.
a) Mức hỗ trợ: Hỗ trợ hàng tháng bằng 1,5 mức lương tối thiểu vùng, tối đa 59.110.000 đồng/1 lao động/năm. Thời gian hỗ trợ tối đa là 03 năm, tối đa 02 người/hợp tác xã;
b) Điều kiện hỗ trợ: Người lao động dưới 35 tuổi; đóng bảo hiểm xã hội tại hợp tác xã; tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học, sau đại học phù hợp với ngành nghề hoạt động của hợp tác xã; cam kết làm việc trong hợp tác xã ít nhất 06 năm và cam kết bồi hoàn kinh phí Nhà nước đã hỗ trợ nếu không thực hiện đúng văn bản đã cam kết;
c) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ: (1) Tờ trình đề nghị hỗ trợ theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo; (2) Văn bản cam kết của người lao động về thời gian làm việc trong hợp tác xã; (3) Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả được xếp loại từ mức trung bình trở lên theo quy định về tiêu chí rà soát, đánh giá, phân loại hợp tác xã trên địa bàn tỉnh được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 25/2021/QĐ-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2021; (4) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm gần nhất trước thời điểm đề nghị hỗ trợ (có xác nhận của phòng tài chính kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hợp tác xã đóng trụ sở chính); (5) Văn bản xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tại hợp tác xã của người lao động; (6) Bản sao các giấy tờ sau: Văn bằng đại học, cao đẳng của người lao động; Hợp đồng lao động của hợp tác xã và người lao động đề xuất hưởng chính sách (Bản sao có chứng thực hoặc xuất trình bản chính để đối chiếu);
d) Quy trình thực hiện: (1) Hợp tác xã lập 02 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hợp tác xã đóng trụ sở chính; (2) Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát, thẩm định, tổng hợp nhu cầu đề nghị hỗ trợ gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; (3) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, xác định điều kiện và số tiền hỗ trợ của từng đối tượng; tổng hợp kết quả trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kinh phí hỗ trợ; (4) Căn cứ Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính làm thủ tục cấp kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng qua hợp tác xã. Theo đó, hợp tác xã chi trả kinh phí hỗ trợ cho người lao động theo chính sách quy định; (5) Trường hợp phải bồi hoàn kinh phí Nhà nước đã hỗ trợ (khi không thực hiện đúng theo cam kết): Hợp tác xã chịu trách nhiệm thu hồi số kinh phí Nhà nước đã hỗ trợ; phối hợp với Sở Tài chính làm thủ tục thu hồi và nộp kinh phí đã thu hồi vào ngân sách nhà nước theo quy định;
e) Thời gian thực hiện: 02 đợt trong năm (đợt 1 trước ngày 30 tháng 6; đợt 2 trước ngày 30 tháng 11).
2. Hỗ trợ đào tạo cho quản lý của hợp tác xã:
a) Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% kinh phí học phí, tài liệu học tập theo quy định của cơ sở đào tạo và hỗ trợ kinh phí ăn ở cho học viên bằng 1,5 mức lương tối thiểu vùng, nhưng số tiền hỗ trợ các nội dung trên tối đa không quá 79.110.000 đồng/năm/học viên. Mỗi hợp tác xã được hỗ trợ 01 học viên. Thời điểm hỗ trợ: Sau khi được cấp văn bằng theo quy định;
b) Điều kiện hỗ trợ: Là quản lý hợp tác xã đã làm việc và đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 02 năm tại hợp tác xã tính đến thời điểm được cử đi đào tạo; dưới 50 tuổi với trường hợp được cử đi đào tạo; cam kết của người lao động hưởng chính sách là làm việc trong khu vực hợp tác xã ít nhất 06 năm đối với người lao động có bằng đại học, 05 năm đối với người lao động có bằng cao đẳng (tính từ thời điểm hoàn thành khóa đào tạo, được cấp văn bằng) và cam kết bồi hoàn kinh phí Nhà nước đã hỗ trợ nếu không thực hiện đúng theo văn bản cam kết.
c) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ: (1) Tờ trình đề nghị hỗ trợ theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo; (2) Văn bản cam kết làm việc trong hợp tác xã ít nhất 06 năm đối với người lao động có bằng đại học, 05 năm đối với người lao động có bằng cao đẳng (tính từ thời điểm hoàn thành khóa đào tạo, được cấp văn bằng) và cam kết bồi hoàn kinh phí Nhà nước đã hỗ trợ nếu không thực hiện đúng theo đúng quy định (có xác nhận của hợp tác xã); quyết định bổ nhiệm của hợp tác xã; (3) Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả được xếp loại từ mức trung bình trở lên theo quy định về tiêu chí rà soát, đánh giá, phân loại hợp tác xã trên địa bàn tỉnh được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 25/2021/QĐ-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2021; (4) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm gần nhất trước thời điểm đề nghị hỗ trợ (có xác nhận của phòng tài chính kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hợp tác xã đóng trụ sở chính); (5) Văn bản xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tại hợp tác xã của người lao động; (6) Bản sao các giấy tờ: Văn bằng đại học, cao đẳng của người được cử đi đào tạo; chứng từ thanh toán nếu có (Bản sao có chứng thực hoặc xuất trình bản chính đế đối chiếu);
d) Quy trình thực hiện: Thực hiện theo
e) Thời gian thực hiện: 02 đợt trong năm (đợt 1 trước ngày 30 tháng 6; đợt 2 trước ngày 30 tháng 11).
3. Chính sách hỗ trợ tuyên truyền, tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm.
a) Nội dung: Hỗ trợ kinh phí để tổ chức hội thảo, hội nghị tuyên truyền, tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm cho các cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã; cán bộ quản lý, thành viên và người lao động của hợp tác xã, tổ hợp tác.
b) Quy trình thực hiện: (1) Thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh giao hàng năm, đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền, tập huấn, tham quan có văn bản đề xuất bố trí kinh phí thực hiện gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính; (2) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện; (3) Sau khi có quyết định bố trí kinh phí của Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh, Sở Tài chính làm thủ tục cấp kinh phí cho đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện theo quy định.
1. Nội dung, mức hỗ trợ: Hỗ trợ khen thưởng 200 triệu đồng/hợp tác xã đối với những hợp tác xã được công nhận mô hình hợp tác xã kiểu mới tiêu biểu, điển hình trên các lĩnh vực, được thực hiện nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Điều kiện hỗ trợ: Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ chung quy định tại
3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ:
a) Tờ trình đề nghị hỗ trợ theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo;
b) Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc mô hình hợp tác xã kiểu mới tiêu biểu, điển hình trên các lĩnh vực đã được thực hiện nhân rộng trên địa bàn tỉnh, có thực hiện hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; hợp tác xã đạt hiệu quả tốt theo Quy định về tiêu chí rà soát, đánh giá, phân loại hợp tác xã trên địa bàn tỉnh được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 25/2021/QĐ-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2021;
b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 02 năm gần nhất trước thời điểm đề nghị hỗ trợ (có xác nhận của phòng tài chính kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hợp tác xã đóng trụ sở chính);
c) Xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước về việc hợp tác xã không vi phạm quy định về thuế, môi trường, an toàn lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh;
d) Bản sao các giấy tờ sau: Các hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; biên bản thanh lý hợp đồng (nếu có); các chứng từ thanh toán (nếu có).
4. Quy trình thực hiện: Thực hiện theo
5. Thời gian thực hiện: 02 đợt trong năm (đợt 1 trước ngày 30 tháng 6; đợt 2 trước ngày 30 tháng 11).
Điều 7. Bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh
1. Nội dung, mức hỗ trợ: Bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh tối đa 05 tỷ đồng/năm.
2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ:
a) Tờ trình của Liên minh Hợp tác xã tỉnh về đề nghị hỗ trợ bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh;
b) Báo cáo kết quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh.
3. Trình tự thực hiện: Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan cân đối nguồn ngân sách tỉnh, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí hỗ trợ bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh.
Kinh phí thực hiện các chính sách được cân đối, bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh.
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII, Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025./.
| CHỦ TỊCH |
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 56/2021/NQ-HĐND ngày 16/12/2021 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh)
Tên Hợp tác xã/Tổ hợp tác/Cơ quan Số: ……. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Tĩnh, ngày tháng năm |
Kính gửi:
| - Ủy ban nhân dân tỉnh; |
1. Tên Hợp tác xã/tổ hợp tác/cơ quan: …………………………………………………………
- Mã số:……………………….. Ngày cấp……………………… Nơi cấp ……………………..
- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………
- Điện thoại liên hệ: ……………………………………………………………………………….
- Lĩnh vực, ngành nghề hoạt động: ……………………………………………………………..
2. Nội dung và kinh phí đề nghị hỗ trợ
Căn cứ vào các nội dung của Nghị quyết số 56/2021/NQ-HĐND ngày 16/12/2021 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025; Hợp tác xã…………. kính đề nghị UBND tỉnh xem xét hỗ trợ các nội dung sau:
STT | Nội dung đề nghị hỗ trợ | Số tiền | Ghi chú |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
| Tổng cộng |
|
|
(Số tiền bằng chữ:…………………………………………………………………………………. )
Kèm theo các tài liệu hồ sơ liên quan đến nội dung đề nghị hỗ trợ như sau:
Nếu được hỗ trợ kinh phí, Hợp tác xã/tổ hợp tác/cơ quan……. cam kết sẽ quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Hợp tác xã/ tổ hợp tác/cơ quan ……..xin cam kết và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và chính xác của nội dung đơn đề nghị và hồ sơ kèm theo./.
| Người đại diện theo pháp luật/ tổ trưởng/lãnh đạo cơ quan |
- 1 Nghị quyết 19/2021/NQ-HĐND về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025
- 2 Kế hoạch 264/KH-UBND năm 2021 về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể tỉnh Yên Bái năm 2022
- 3 Nghị quyết 25/2021/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2025