- 1 Quyết định 845/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn vốn ngân sách trung ương và địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và một số chương trình, dự án khác do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 2 Quyết định 2020/QĐ-UBND năm 2022 về giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 3 Nghị quyết 91/NQ-HĐND năm 2022 về phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 4 Nghị quyết 12/2022/NQ-HĐND về phân bổ Kế hoạch vốn đầu tư trung hạn nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 59/2022/NQ-HĐND | Kon Tum, ngày 29 tháng 8 năm 2022 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA XII KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Khoản 1 Điều 40 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Xét Tờ trình số 131/TTr-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết quy định cơ chế huy động và sử dụng nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo số 244/BC-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến tham gia của các đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum Khóa XII Kỳ họp chuyên đề thông qua ngày 26 tháng 8 năm 2022 và có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.
| CHỦ TỊCH |
Nghị quyết quy định cơ chế huy động nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025.
1. Các Sở, cơ quan, ban, ngành, đơn vị khối tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân cấp xã sử dụng nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
2. Các tổ chức, cá nhân, đối tượng khác tham gia hoặc có liên quan đến việc thực hiện cơ chế huy động nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Việc huy động nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn huy động khác thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum phải đúng mục đích, sử dụng hiệu quả, minh bạch, được kiểm tra, giám sát đầy đủ và hướng tới hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Điều 4. Cơ chế huy động nguồn vốn tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
1. Hàng năm cân đối, bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện) ủy thác cho Ngân hàng chính sách xã hội (cấp tỉnh, cấp huyện), bổ sung vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh, huyện.
a) Cân đối, bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện) ủy thác cho Ngân hàng chính sách xã hội (cấp tỉnh, cấp huyện) để cho vay các đối tượng theo các chương trình, đề án được cấp có thẩm quyền quyết định (trong đó có cho vay ưu đãi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia).
- Ngân sách cấp tỉnh: tối thiểu 15 tỷ đồng/năm;
- Ngân sách cấp huyện
Thành phố Kon Tum: tối thiểu 2,5 tỷ đồng/năm;
Huyện nghèo theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ: tối thiểu 01 tỷ đồng/năm;
Huyện còn lại: tối thiểu 1,5 tỷ đồng/năm.
b) Bổ sung vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh, huyện
- Ngân sách cấp tỉnh bổ sung vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh: tối thiểu 02 tỷ đồng/năm;
- Ngân sách cấp huyện bổ sung vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện (nếu có thành lập):
Thành phố Kon Tum: tối thiểu 0,5 tỷ đồng/năm;
Huyện còn lại: tối thiểu 0,3 tỷ đồng/năm.
2. Cơ chế huy động nguồn vốn tín dụng
a) Nguồn vốn tín dụng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Kon Tum: Thực hiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và của địa phương quy định.
b) Nguồn vốn tín dụng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh, huyện: Thực hiện theo quy định hiện hành của Trung ương về chế độ quản lý tài chính đối với các Quỹ Hỗ trợ nông dân thuộc hệ thống Hội Nông dân Việt Nam.
Điều 5. Cơ chế huy động nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
1. Nguyên tắc huy động vốn
a) Huy động tối đa các nguồn lực hợp pháp từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhằm thực hiện hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của các chương trình mục tiêu quốc gia; các nguồn lực tham gia đóng góp phải trên nguyên tắc công khai, minh bạch, tự nguyện, đúng mục tiêu chương trình và đảm bảo cơ chế giám sát của Nhà nước, tổ chức, cộng đồng. Tuyệt đối không được yêu cầu nhân dân đóng góp bắt buộc, quá sức dân; không thực hiện huy động đối với hộ nghèo, người già, người tàn tật không nơi nương tựa, gia đình chính sách, đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội.
b) Đối với nguồn vốn huy động thuộc nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), các chủ chương trình, các cấp, các ngành và các địa phương chủ động tiếp cận và tích cực vận động nguồn ODA (ưu tiên nguồn ODA không hoàn lại) theo quy định pháp luật hiện hành để thực hiện có hiệu quả các chương trình.
c) Tiếp nhận nguồn hỗ trợ từ các nhà tài trợ, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tại địa bàn phải căn cứ vào mục tiêu, ưu tiên trong các dự án, tiểu dự án, nhiệm vụ chi thuộc chương trình mục tiêu quốc gia và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm.
d) Việc huy động nguồn lực gắn với các dự án chỉ sử dụng một nguồn vốn hoặc dự án lồng ghép có chung mục tiêu, đối tượng trên địa bàn, phải dựa t rên cơ sở thỏa thuận rõ về sự tham gia vào quá trình thẩm định, phê duyệt, thủ tục hạch toán, đối ứng, quản lý tài chính đối với phần vốn góp của các bên đóng góp để khuyến khích góp vốn chung. Giá trị huy động các nguồn lực khác phải được thể hiện rõ trong quyết định phê duyệt dự án, dự toán của cấp thẩm quyền và phải được theo dõi, đánh giá, tổng hợp, báo cáo trong kế hoạch 5 năm và hàng năm.
2. Nội dung huy động vốn:
- Huy động nguồn đóng góp tự nguyện của người dân (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động) để xây dựng các công trình mà họ là người được hưởng lợi;
- Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tài trợ, ủng hộ các dự án hỗ trợ sản xuất và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức huy động vốn
a) Tổ chức huy động vốn đóng góp từ người dân: Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã triển khai huy động vốn góp của người dân thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định. Nội dung huy động vốn phải được tất cả các hộ dân trong cộng đồng dân cư được hưởng lợi thống nhất, mức huy động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch và phù hợp tình hình thực tế tại địa phương.
b) Tổ chức huy động vốn đóng góp, tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân: Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã thực hiện tuyên truyền, vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tài trợ, ủng hộ các dự án hỗ trợ sản xuất và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
1. Việc sử dụng nguồn vốn tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện theo quy định của từng chính sách tín dụng, các quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng và các quy định khác có liên quan. Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh, huyện thực hiện cho vay các chương trình, dự án, đề án, đối tượng được thụ hưởng theo quy định hiện hành.
2. Sử dụng nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành./.
- 1 Quyết định 845/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn vốn ngân sách trung ương và địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và một số chương trình, dự án khác do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 2 Quyết định 2020/QĐ-UBND năm 2022 về giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 3 Nghị quyết 91/NQ-HĐND năm 2022 về phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 4 Nghị quyết 12/2022/NQ-HĐND về phân bổ Kế hoạch vốn đầu tư trung hạn nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2025