Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 67/2013/NQ-HĐND

Hà Tĩnh, ngày 18 tháng 12 năm 2013

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ BÃI BỎ MỘT SỐ LOẠI PHÍ, LỆ PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 8

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 80/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí;

Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BTC ngày 15/01/2008 hướng dẫn về lệ phí đăng ký cư trú; Thông tư Liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính-Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ;

Sau khi xem xét các báo cáo và Tờ trình số 473/TTr-UBND ngày 06/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị quy định bổ sung, điều chỉnh, bãi bỏ một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; báo cáo thẩm tra của các ban Hội đồng nhân dân và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số loại phí, lệ phí áp dụng trên địa bàn tỉnh như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt tại: Nghị quyết của HĐND tỉnh khóa XV kỳ họp thứ nhất năm 2004 về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; tại Điều 1 Nghị quyết số 121/2010/NQ-HĐND ngày 30/7/2010 của HĐND tỉnh về việc quy định bổ sung, điều chỉnh phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, viện phí, phí thu từ vé giữ xe đạp, vé đi tàu thuyền tại Khu du lịch Chùa Hương Tích.

a) Đối tượng chịu phí bao gồm:

- Hộ gia đình;

- Cơ quan nhà nước;

- Đơn vị vũ trang nhân dân (trừ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc các đơn vị vũ trang nhân dân);

- Trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức, cá nhân không gắn liền với địa điểm sản xuất, chế biến;

- Cơ sở: rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy;

- Bệnh viện; phòng khám chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu; cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác;

- Các tổ chức, cá nhân và đối tượng khác có nước thải (trừ các đối tượng nộp phí nước thải công nghiệp quy định tại Khoản 1, Điều 1, Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15/5/2013 của Liên Bộ Tài chính-Bộ Tài nguyên và Môi trường);

b) Đối tượng không phải chịu phí bao gồm:

- Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội;

- Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch;

- Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn, bao gồm: Các xã thuộc biên giới, miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa (theo quy định của Chính phủ về xã biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa) và hải đảo; các xã không thuộc đô thị loại I, II, III, IV và V theo quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về phân loại đô thị;

c) Đơn vị tổ chức thu phí:

- Công ty cấp nước Hà Tĩnh và các đơn vị cung cấp nước sạch chịu trách nhiệm thực hiện việc thu phí nước thải sinh hoạt của các đối tượng sử dụng nước sạch thuộc diện nộp phí theo quy định;

- UBND cấp huyện chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện việc thu phí nước thải sinh hoạt đối với các trường hợp tự khai thác nước để sử dụng của các đối tượng nộp phí trên địa bàn;

d) Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được tính bằng 10% trên giá bán của 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. (Trường hợp tự khai thác nước để sử dụng thì mức giá nước sạch là: Khu vực đô thị: 2.000 đồng/m3; Khu vực đồng bằng: 1.600 đồng/m3; Khu vực biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa: 1.000 đồng/m3).

đ) Tỷ lệ (%) để lại cho đơn vị thu phí:

- Để lại cho Công ty cấp nước Hà Tĩnh và các đơn vị cung cấp nước sạch bằng 10% trên tổng số phí thu được;

- Để lại các xã, phường, thị trấn 15% trên tổng số phí thu được đối với các trường hợp tự khai thác nước để sử dụng;

e) Phần phí còn lại nộp vào Ngân sách nhà nước (sau khi trừ đi số phí trích để lại cho đơn vị tổ chức thu phí, xem là 100%) để sử dụng cho công tác bảo vệ môi trường, bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ bảo vệ môi trường của địa phương và phân chia như sau:

- Ngân sách huyện hưởng 40% và thị trấn hưởng 60% (đối với số phí phát sinh trên địa bàn thị trấn các huyện).

- Ngân sách thành phố hưởng 70%, xã, phường hưởng 30% (đối với số phí phát sinh trên địa bàn thành phố, thị xã).

2. Sửa đổi, bổ sung tỷ lệ (%) trích để lại đối với phí sử dụng Cảng cá tại Điểm b, Khoản 1, Điều 1 Nghị quyết số 80/2008/NQ-HĐND ngày 23/7/2008 của HĐND tỉnh về thực hiện quy định bổ sung, sửa đổi một số loại phí, lệ phí, học phí, giá thu một phần viện phí Phòng khám đa khoa khu vực, Trạm Y tế xã, phường thị trấn và chính sách huy động, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân trên địa bàn tỉnh: Trích 90% trên tổng số phí thu được cho đơn vị thu quản lý, sử dụng.

3. Sửa đổi, bổ sung tỷ lệ (%) trích để lại cho đơn vị thu đối với lệ phí cấp giấy phép xây dựng tại Mục 18, Phụ lục kèm theo Nghị quyết số 61/2007/NQ-HĐND ngày 19/7/2007 của HĐND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung mức thu, tỷ lệ phần trăm trích để lại cho đơn vị thu một số loại phí, lệ phí: Trích 75% trên tổng số phí thu được cho đơn vị thu quản lý, sử dụng.

4. Sửa đổi, bổ sung tỷ lệ (%) trích để lại cho đơn vị thu đối với lệ phí chứng minh nhân dân tại Mục 13, Phụ lục kèm theo Nghị quyết số 61/2007/NQ-HĐND ngày 19/7/2007 của HĐND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung mức thu, tỷ lệ phần trăm trích để lại cho đơn vị thu một số loại phí, lệ phí:

a) Trích 50% trên tổng số lệ phí thu được cho đơn vị thu quản lý, sử dụng đối với việc cấp chứng minh nhân dân tại các phường của thành phố, thị xã.

b) Để lại 90% (các xã, thị trấn), 100% (miền núi hải đảo) trên tổng số lệ phí thu được cho đơn vị thu quản lý, sử dụng đối với việc cấp chứng minh nhân dân tại các xã, thị trấn, miền núi, biên giới.

5. Sửa đổi, bổ sung mức thu phí sử dụng Cảng cá đối với hàng hóa là Container qua cảng tại Điểm a, Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 80/2008/NQ-HĐND ngày 23/7/2008 của HĐND tỉnh về thực hiện quy định bổ sung, sửa đổi một số loại phí, lệ phí, học phí, giá thu một phần viện phí Phòng khám đa khoa khu vực, Trạm Y tế xã, phường thị trấn và chính sách huy động, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân trên địa bàn tỉnh: 35.000 đồng/container.

6. Bổ sung phí tàu thuyền vào khu neo đậu tránh trú bão trong những ngày bình thường (không có bão, áp thấp nhiệt đới).

a) Đối tượng thu phí: Chủ tàu thuyền, người sử dụng tàu thuyền vào khu neo đậu tránh trú bão trong những ngày bình thường.

b) Đơn vị tổ chức thu phí: Ban Quản lý các cảng cá Hà Tĩnh tổ chức thực hiện việc thu phí.

c) Mức thu, tỷ lệ trích để lại phí tàu thuyền vào khu neo đậu tránh trú bão trong những ngày bình thường như sau:

TT

Danh mục

Mức thu

1

Đối với tàu thuyền đánh cá, mức thu cho 01 lần ra vào

 

-

Công suất từ 6 đến 12 CV

5.000 đồng

-

Công suất từ 13 đến 30 CV

10.000 đồng

-

Công suất từ 31 đến 90 CV

20.000 đồng

-

Công suất từ 91 đến 200 CV

30.000 đồng

-

Công suất lớn hơn 200 CV

50.000 đồng

2

Đối với tàu thuyền vận tải, mức thu cho 01 lần ra vào

 

-

Trọng tải dưới 5 tấn

10.000 đồng

-

Trọng tải trên 5 tấn đến 10 tấn

20.000 đồng

-

Trọng tải trên 10 tấn đến 100 tấn

50.000 đồng

-

Trọng tải trên 100 tấn

80.000 đồng

3

Đối với phương tiện vận tải, mức thu cho 01 lần ra vào

 

-

Xe máy, xích lô, xe ba gác

1.000 đồng

-

Trọng tải dưới 1 tấn

5.000 đồng

-

Trọng tải từ 1 tấn đến 2,5 tấn

10.000 đồng

-

Trọng tải từ 2,5 tấn đến 5 tấn

15.000 đồng

-

Trọng tải từ 2,5 tấn đến 10 tấn

20.000 đồng

-

Trọng tải trên 10 tấn

25.000 đồng

4

Đối với hàng hóa, mức thu cho 01 lần ra vào

 

-

Hàng thủy, hải sản, động vật sống

10.000 đồng /tấn

-

Hàng hóa container

35.000 đồng/container

-

Các hàng hóa khác

4.000 đồng/tấn

d) Tỷ lệ phân chia: Đơn vị thu hưởng 90%, phần còn lại (10%) nộp vào ngân sách tỉnh quản lý, sử dụng.

7. Bổ sung phí đỗ xe ô tô trên các lòng, lề đường tại các đô thị và trung tâm các Khu kinh tế.

a) Đối tượng thu phí: Chủ phương tiện hoặc người sử dụng những phương tiện ô tô được phép đi vào các tuyến phố, có nhu cầu gửi phương tiện ô tô tạm thời theo lượt hoặc theo ngày, theo tháng.

b) Các trường hợp không thu phí: Xe ô tô của gia đình có mặt tiền nằm trên đoạn đường có kẻ quy định điểm đỗ xe có thu phí; Xe cứu thương, bao gồm cả các loại xe khác chở người bị tai nạn đến nơi cấp cứu; Xe cứu hỏa; Xe hộ đê; Xe làm nhiệm vụ khẩn cấp về chống lụt bão; Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh; Xe, đoàn xe đưa tang; Đoàn xe có hộ tống dẫn đường; Xe làm nhiệm vụ vận chuyển thuốc men, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa đến những nơi bị thảm họa hoặc đến vùng có dịch bệnh; Hoạt động tổ chức việc cưới, việc tang và các hoạt động xã hội hướng tới cộng đồng và được pháp luật cho phép.

c) Tuyến đường sử dụng làm điểm đỗ trên lòng, lề đường có thu phí:

- Tại thành phố Hà Tĩnh, các tuyến đường: Phan Đình Phùng, Xuân Diệu (đoạn từ đường Nguyễn Du đến Xô Viết Nghệ Tĩnh), Hàm Nghi, Ngô Quyền và Xô Viết Nghệ Tĩnh;

- Trung tâm Khu kinh tế của khẩu Quốc tế Cầu Treo: Đoạn đường Quốc lộ 8 qua khu vực cổng B;

- Trung tâm Khu kinh tế Vũng Áng: Đường trục dọc khu đô thị Kỳ Long - Kỳ Liên - Kỳ Phương (bao gồm: tuyến 1 đi qua khu tái định cư xã Kỳ Liên; tuyến 2 đi qua khu tái định cư xã Kỳ Long); Đường từ Quốc lộ 1 đi cảng Sơn Dương kéo dài về phía Tây (đoạn tuyến 3) đi qua khu tái định cư Kỳ Long;

d) Mức thu như sau:

TT

Nội dung

Mức thu

1

Đối với tuyến phố tổ chức đỗ bao gồm cả trông giữ xe.

 

-

Xe ô tô đỗ ban ngày

10.000 đồng/lượt

-

Xe ô tô đỗ ban đêm

20.000 đồng/lượt

-

Xe ô tô đỗ cả ngày và đêm

30.000 đồng/lượt

-

Xe ô tô đỗ theo tháng

500.000 đồng/tháng

2

Đối với các tuyến phố chỉ tổ chức đỗ, không bao gồm trông giữ xe

 

-

Xe ô tô tạm đỗ

5.000 đồng/xe/lần

-

Xe ô tô đỗ theo tháng

100.000 đồng/tháng

Đối với ô tô trên 15 chỗ ngồi và xe tải trên 15 tấn: đưa vào bãi đỗ tập trung, không đỗ trên đường.

đ) Đơn vị tổ chức việc thực hiện thu phí: UBND thành phố, Ban Quản lý Khu kinh tế của khẩu Quốc tế Cầu Treo, Ban Quản lý Khu kinh tế Vũng Áng khảo sát, lập phương án kẻ vạch sơn quy định các điểm đỗ xe trên các tuyến đường và tổ chức thu phí theo đúng quy định; tùy vào điều kiện thực tế có thể lựa chọn một trong các hình thức tổ chức thu như sau:

- Giao cho đơn vị sự nghiệp có thu thì thực hiện theo cơ chế tự chủ về tài chính;

- Khoán cho tổ chức, đơn vị cụ thể hoặc đấu thầu quyền thu phí trên một khu vực nhất định thì thực hiện đăng ký nộp thuế cho nhà nước theo quy định;

8. Bổ sung phí tham quan tại các di tích: Đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, Đền Chợ Củi, Miếu Ao.

a) Đối tượng thu phí: Khách tham quan tại các di tích.

b) Đơn vị tổ chức thu phí:

- Tại di tích Đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu: Ban Quản lý di tích;

- Tại di tích Đền Chợ Củi: Giao UBND tỉnh quy định cụ thể;

- Tại di tích Miếu Ao: UBND xã Thạch Trị.

c) Mức thu:

TT

Nội dung

Mức thu

1

Người lớn

10.000 đồng/lần/người

2

Trẻ em

5.000 đồng/lần/người

d) Tỷ lệ phân chia: Đơn vị thu hưởng 90%, còn lại 10% nộp vào ngân sách cấp huyện để quản lý, sử dụng.

9. Bổ sung phí trông giữ phương tiện tại các di tích: Đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, Đền Chợ Củi, Miếu Ao.

a) Đối tượng thu phí: Chủ phương tiện, người sử dụng phương tiện xe đạp, xe máy, ô tô gửi trong bãi để xe.

b) Đơn vị tổ chức thu phí:

- Tại di tích Đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu: Ban Quản lý di tích;

- Tại di tích Đền Chợ Củi: Giao UBND tỉnh quy định cụ thể;

- Tại di tích Miếu Ao: UBND xã Thạch Trị.

c) Mức thu và mức trích để lại như sau:

TT

Nội dung

Mức thu

1

Trông giữ ô tô

 

-

Ô tô đến 7 chỗ ngồi

20.000 đồng/lượt

 

Nếu gửi cả ngày và đêm

30.000 đồng/lượt

-

Ô tô từ 9 đến 29 chỗ ngồi

20.000 đồng/lượt

 

Nếu gửi cả ngày và đêm

30.000 đồng/lượt

-

Ô tô trên 30 chỗ ngồi

25.000 đồng/lượt

 

Nếu gửi cả ngày và đêm

40.000 đồng/lượt

2

Trông giữ xe máy

2.000 đồng/lượt

3

Trông giữ xe đạp

1.000 đồng/lượt

d) Tỷ lệ phân chia: Đơn vị thu hưởng 90%, còn lại 10% nộp vào ngân sách cấp huyện để quản lý, sử dụng.

10. Bổ sung phí tham quan tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc.

a) Đối tượng thu phí: Khách tham quan có sử dụng các dịch vụ tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc.

b) Các trường hợp miễn, giảm: Giao UBND tỉnh quy định cụ thể.

c) Đơn vị tổ chức việc thực hiện thu phí: Ban Quản lý khu di tích Ngã ba Đồng Lộc.

d) Mức thu, mức trích để lại như sau:

TT

Nội dung

Mức thu

Tỷ lệ trích để lại đơn vị thu (%)

1

Phí tham quan

10.000 đồng/lần/người

90

đ) Tỷ lệ phân chia: Đơn vị thu hưởng 90%, còn lại 10% nộp vào ngân sách huyện để quản lý, sử dụng.

11. Bổ sung phí trông giữ phương tiện tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc.

a) Đối tượng thu phí: Chủ phương tiện, người sử dụng phương tiện xe máy, ô tô gửi trong bãi hoặc điểm để xe của Ban Quản lý.

b) Đơn vị tổ chức việc thực hiện thu phí: Ban Quản lý khu di tích Ngã ba Đồng Lộc.

c) Mức thu, mức trích để lại như sau:

TT

Nội dung

Mức thu

1

Trông giữ ô tô

 

-

Ô tô đến 7 chỗ ngồi

20.000 đồng/lượt

-

Ô tô trên 7 chỗ ngồi

25.000 đồng/lượt

2

Trông giữ xe máy

 

-

Ban ngày

2.000 đồng/lượt

-

Ban đêm

4.000 đồng/lượt

d) Tỷ lệ phân chia: Đơn vị thu hưởng 90%, còn lại 10% nộp vào ngân sách tỉnh để quản lý, sử dụng.

12. Bổ sung lệ phí đăng ký cư trú.

a) Lệ phí đăng ký cư trú là khoản thu đối với người đăng ký, quản lý cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú.

b) Các trường hợp không thu lệ phí:

- Bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; hộ gia đình thuộc diện xóa đói, giảm nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc;

- Khi cấp mới sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

c) Đơn vị tổ chức việc thực hiện thu phí:

- Công an thị xã, thành phố tổ chức việc thu phí đối với các trường hợp phát sinh trên địa bàn thị xã, thành phố;

- UBND cấp xã tổ chức việc thu phí đối với các trường hợp phát sinh trên địa bàn huyện.

d) Mức thu, mức trích để lại như sau:

TT

Nội dung

Mức thu

Tỷ lệ trích để lại đơn vị thu

1

Đối với việc đăng ký và quản lý cư trú tại các phường của thành phố, thị xã

 

 

-

Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú

10.000 đồng/lần cấp

70%

-

Cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú

15.000 đồng/lần cấp

70%

-

Cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà

8.000 đồng/lần cấp

70%

-

Đính chính các thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú (không thu lệ phí đối với trường hợp đính chính lại địa chỉ do nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà, xóa tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú)

5.000 đồng/lần cấp

70%

2

Đối với việc đăng ký và quản lý cư trú tại các xã, thị trấn miền núi, biên giới

= 50% mức thu trên

90% (các xã, thị trấn), 100% (miền núi, biên giới)

Phần còn lại nộp vào ngân sách huyện, thành phố, thị xã để quản lý, sử dụng.

13. Bãi bỏ lệ phí hộ khẩu tại Mục 13, Phụ lục kèm theo Nghị quyết số 61/2007/NQ-HĐND ngày 19/7/2007 của HĐND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung mức thu, tỷ lệ phần trăm trích để lại cho đơn vị thu một số loại phí, lệ phí.

Điều 2. Các quy định tại Điều 1 thay thế:

- Nghị quyết của HĐND tỉnh khóa XV kỳ họp thứ nhất năm 2004 về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

- Nghị quyết số 61/2007/NQ-HĐND ngày 19/7/2007 của HĐND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung mức thu, tỷ lệ phần trăm trích để lại cho đơn vị thu một số loại phí, lệ phí.

- Nghị quyết số 80/2008/NQ-HĐND ngày 23/7/2008 của HĐND tỉnh về thực hiện quy định bổ sung, sửa đổi một số loại phí, lệ phí, học phí, giá thu một phần viện phí Phòng khám đa khoa khu vực, Trạm Y tế xã, phường thị trấn và chính sách huy động, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Nghị quyết số 121/2010/NQ-HĐND ngày 30/7/2010 của HĐND tỉnh về việc quy định bổ sung, điều chỉnh phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, viện phí; phí thu từ vé giữ xe đạp, vé đi tàu thuyền tại Chùa Hương Tích.

Điều 3: Thời gian tổ chức thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.

Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện Nghị quyết. Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh khóa XVI, kỳ họp thứ 8 thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ, Website Chính phủ;
- Kiểm toán nhà nước khu vực II;
- Văn phòng Bộ Tư lệnh Quân khu 4;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội đoàn Hà Tĩnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Trung tâm T. Tin VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Trung tâm Công báo - tin học VP UBND tỉnh;
- Trang thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Bình