HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 72/2016/NQ-HĐND | Cao Bằng, ngày 08 tháng 12 năm 2016 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Xét Tờ trình số 3305/TTr-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết về phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua các nội dung về phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng như sau:
1. Mục tiêu
a) Đường huyện: xây dựng các tuyến đường huyện đạt cấp VI (hoặc giao thông nông thôn loại A), làm mới một số tuyến đường ra cặp chợ biên giới, nhựa hóa hoặc làm mặt bê tông xi măng đường đến trung tâm xã;
b) Đường xã: Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường xã tối thiểu đạt loại B giao thông nông thôn;
c) Đường thôn, xóm: sạch, không bị trơn trượt, lầy lội vào mùa mưa;
d) Đường nội đồng: cơ bản có đủ các tuyến đường nội đồng, đảm bảo các phương tiện thô sơ, xe tải nhẹ, máy móc cơ giới phục vụ sản xuất nông nghiệp đi lại được thuận tiện;
e) Cầu dân sinh: xây dựng các cầu dân sinh theo Đề án xây dựng cầu dân sinh do Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn;
g) Các tuyến đường giao thông nông thôn đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh phải được tổ chức bảo trì theo quy định để duy trì tốt nhất khả năng khai thác của tuyến đường.
2. Nhiệm vụ
a) Đường huyện: đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp khoảng 100 Km nền đường đạt cấp V miền núi; hoàn thành thêm 100 Km mặt đường láng nhựa; 80 Km mặt đường bê tông xi măng;
b) Đường xã: láng nhựa 150 Km và bê tông xi măng 350 Km mặt đường;
c) Đường thôn, xóm, nội đồng: 800 Km được làm mặt đường bê tông xi măng;
d) Xây dựng cầu dân sinh theo Đề án xây dựng cầu dân sinh do Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và theo các Chương trình hỗ trợ có mục tiêu (gồm cầu treo, cầu cứng...);
e) Đảm bảo 100% số km đường giao thông nông thôn đã được đầu tư hoàn chỉnh phải được tổ chức bảo trì theo quy định để duy trì tốt nhất khả năng khai thác của tuyến đường.
3. Vốn đầu tư và cơ chế huy động vốn
a) Nhu cầu vốn: khoảng 2.400 tỷ đồng;
* Vốn đầu tư: khoảng 2.181 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn ngân sách: khoảng 2.018 tỷ đồng;
- Các nguồn vốn khác: khoảng 163 tỷ đồng.
* Vốn bảo trì: khoảng 219 tỷ đồng, trong đó:
- Đường huyện: khoảng 98 tỷ đồng;
- Đường xã, thôn, xóm: khoảng 121 tỷ đồng.
b) Cơ chế huy động vốn: vốn ngân sách (lồng ghép từ Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ngân sách địa phương, vốn ODA, vốn vay doanh nghiệp) và các nguồn vốn khác.
4. Cơ chế thực hiện
- Cơ chế quản lý: thực hiện theo cơ chế quản lý của các chương trình mục tiêu quốc gia và quản lý công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản và các quy định hiện hành của nhà nước;
- Cơ chế huy động nguồn lực: huy động nguồn lực từ các các doanh nghiệp, tổ chức và nhân dân trên địa bàn;
- Cơ chế sử dụng vật liệu đối với các công trình giao thông nông thôn:
+ Ủy ban nhân dân tỉnh được vay trước xi măng của các nhà máy sản xuất để hỗ trợ các địa phương làm đường bê tông xi măng và bố trí trả nợ từng năm theo hợp đồng vay và khả năng cân đối ngân sách;
+ Vật liệu xây dựng (đá, cát, sỏi) được ưu tiên sử dụng tại chỗ thông qua việc đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (vận dụng quy định tại Khoản 2, Điều 64 Luật Khoáng sản). Những công trình không có đá, cát sỏi tại chỗ thì mua tại các mỏ gần nhất.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này và báo cáo kết quả với Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng khóa XVI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 18 tháng 12 năm 2016./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 656/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế quản lý thực hiện Đề án Phát triển giao thông nông thôn, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020
- 2 Quyết định 47/2016/QĐ-UBND Đề án Phát triển giao thông nông thôn, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020
- 3 Quyết định 29/2016/QĐ-UBND Quy chế quản lý xây dựng công trình thuộc Đề án tiếp tục phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2020
- 4 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 5 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7 Luật Đầu tư công 2014
- 8 Luật Xây dựng 2014
- 9 Luật khoáng sản 2010
- 1 Quyết định 656/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế quản lý thực hiện Đề án Phát triển giao thông nông thôn, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020
- 2 Quyết định 47/2016/QĐ-UBND Đề án Phát triển giao thông nông thôn, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020
- 3 Quyết định 29/2016/QĐ-UBND Quy chế quản lý xây dựng công trình thuộc Đề án tiếp tục phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2020