Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 87/2008/NQ-HĐND

Hải Dương, ngày 22 tháng 02 năm 2008

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 11

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005;

Căn cứ Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/2/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010;

Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006- 2020;

Xét đề nghị của UBND tỉnh tại tờ trình số 02/TTr- UBND ngày 09 tháng 01 năm 2008, báo cáo thẩm tra của Ban Văn hoá- Xã hội HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1: Thông qua Quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo Hải Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung chính như sau:

I. Quan điểm phát triển

- Phát triển giáo dục Hải Dương theo hướng toàn diện và vững chắc; thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Đến năm 2020, Hải Dương trở thành trung tâm giáo dục-đào tạo có chất lượng, uy tín trong khu vực.

- Đa dạng hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá các loại hình giáo dục - đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu học tập của nhân dân và yêu cầu trình độ nhân lực của các ngành kinh tế - xã hội, phù hợp với khả năng điều kiện của tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục để huy động mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục - đào tạo, xây dựng Hải Dương trở thành một xã hội học tập.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

- Củng cố vững chắc kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập Trung học cơ sở, phấn đấu cơ bản phổ cập trung học vào năm 2015 và hầu hết công dân đến tuổi 21 đạt được trình độ học vấn trung học.

- Mở rộng hệ thống dạy nghề; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các nhà trường; mở rộng và nâng cao chất lượng học ngoại ngữ.

- Phát triển cơ sở vật chất theo hướng hiện đại hóa, chuẩn hoá, đồng bộ hoá và xã hội hoá; triển khai thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của các đề án phát triển giáo dục được phê duyệt, đẩy mạnh kiên cố hoá trường lớp. Đáp ứng đủ yêu cầu kinh phí, cơ sở vật chất cho việc phát triển giáo dục- đào tạo ở mức độ cao.

- Đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo có đủ nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật cao, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

- Đảm bảo đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đạt trình độ chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; một bộ phận có trình độ cao, năng lực sư phạm giỏi.

2. Mục tiêu cụ thể

- Ổn định cơ bản các trường công lập hiện có ở các cấp học, tiếp tục phát triển hệ thống trường học tư thục ở các khu công nghiệp và khu đụ thị mới; từng bước chuyển các trường mầm non bán công, các trường Trung học phổ thông bán công, dân lập thành trường tư thục, trước mắt ở các đụ thị. Nghiên cứu sáp nhập để thành lập các trường Trung học cơ sở theo cụm xã ở những nơi có điều kiện và có ít học sinh. Mỗi huyện, thành phố có 1 trường Trung học cơ sở chất lượng cao.

- Hoàn thiện và kiện toàn hệ thống mạng lưới các trung tâm giáo dục thường xuyên. Thành lập thêm các trường dạy nghề, Trung cấp chuyên nghiệp và 8 trường Đại học.

- Chuyển một số trường Trung học phổ thông thành Trung học phổ thông kỹ thuật khi có sự chỉ đạo của Bộ, thực hiện phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở. Các Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề đều mở rộng việc dạy nghề cho người lao động. Thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề ở các huyện chưa có trung tâm.

- Nâng cấp thêm 2 trường Cao đẳng của Trung ương nằm trên địa bàn tỉnh thành trường Đại học và nâng cấp trường Cao đẳng sư phạm của tỉnh thành trường Đại học đa cấp, đa ngành. Đến 2010-2015, các trường Trung cấp chuyên nghiệp về cơ bản chuyển thành các trường Cao đẳng.

III. Các giải pháp chủ yếu

1. Tăng cường công tác quản lý và đổi mới cơ chế, chính sách giáo dục

- Tăng cường sự lónh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền; Xây dựng kịp thời, đầy đủ, phù hợp và đồng bộ các chính sách của tỉnh; Có chính sách thu hút và đào tạo nhân tài.

- Tăng cường tính tự chủ của các cơ sở đào tạo Cao đẳng, đại học, đặc biệt là tự chủ về nhân sự, tài chính và tự chủ trong tuyển sinh.

- Thực hiện các giải pháp khuyến khích các trường chuyên nghiệp của các Bộ, ngành đóng trên địa bàn tuyển sinh học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở.

2. Nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

- Quy hoạch và thực hiện đào tạo chuẩn hoá, trên chuẩn theo quy hoạch, đảm bảo đáp ứng đủ và đồng bộ cơ cấu đội ngũ giáo viên.

- Mở thêm các khóa đào tạo giáo viên dạy nghề để đáp ứng nhu cầu mở rộng đào tạo tại các trường Công nhân kỹ thuật và Cao đẳng nghề.

- Tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức trong đội ngũ nhà giáo. Tất cả cán bộ quản lý đều được đào tạo về quản lý giáo dục, có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lờn.

- Có chính sách thu hút các giảng viên Đại học có năng lực về công tác tại tỉnh.

- Hợp tác, liên kết đào tạo với các trường đại học lớn trong và ngoài nước.

3. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục

- Mở rộng các ngành đào tạo có đóng học phí; Mở thêm các mã ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội; các trường được mở rộng vùng tuyển sinh, liên kết đào tạo với các địa phương khác và với nước ngoài khi đủ điều kiện.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các trường Cao đẳng thuộc các Bộ ngành nâng cấp thành trường đại học; thành lập trường đại học đa cấp, đa ngành của tỉnh trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng sư phạm; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân trong và ngoài nước mở trường đại học tư thục.

- Khuyến khích tư nhân mở các trung tâm tin học, ngoại ngữ. Phát triển các cơ sở giáo dục thường xuyên (Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm học tập cộng đồng, đào tạo từ xa) đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và mục tiêu xây dựng xã hội học tập.

- Tăng cường ngân sách giáo dục cho các địa phương, có chính sách hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Từng bước tạo sự bình đẳng giữa các loại hình trường lớp công lập và ngoài công lập đồng thời với việc tăng cường quản lí chất lượng đào tạo của các loại hình trường.

- Mở rộng diện đào tạo theo địa chỉ sử dụng. Thành lập trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực.

- Bổ sung đại diện các cơ sở sử dụng lao động vào thành viên hội đồng đào tạo của trường đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề.

4. Các đề án định hướng phát triển

4.1- Phát triển quy mô trường, lớp, học sinh

Đánh giá tình hình quy mụ trường lớp hiện có, tìm ra những bất cập trong việc mở trường, lớp để kịp thời củng cố, phát triển, điều chỉnh; chuyển loại hình trường theo đúng tinh thần Nghị quyết 05 của Chính phủ và Luật Giáo dục 2005.

4.2- Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo

a) Giáo dục Mầm non:

Triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ; mở rộng chương trình truyền thông về các phương pháp nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ tại cộng đồng.

b) Giáo dục phổ thông:

- Thực hiện các Đề án phát triển các bậc học của tỉnh, duy trì vững chắc những thành quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập Trung học cơ sở, hoàn thành phổ cập bậc Trung học vào năm 2015.

- Cải tiến hình thức kiểm tra, thi và đánh giá chất lượng học sinh, tăng cường công tác hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh phổ thông (đặc biệt là bậc Trung học phổ thông).

c) Giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp:

- Tăng cường giám sát và thanh tra công tác thi, kiểm tra đánh giá và cấp văn bằng, chứng chỉ. Điều chỉnh nội dung và thời gian dạy học theo hướng tăng cường thực hành, thực tập.

- Thiết kế các chương trình chống tái mù chữ, sau xóa mù chữ và đào tạo kỹ năng sống theo hướng linh hoạt phù hợp.

4.3- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

- Thực hiện QĐ 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án ”Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010” và đề án "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2010"; triển khai thực hiện quy hoạch “Đào tạo bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Hải Dương đến năm 2010 và 2015”.

4.4- Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục

- Tăng cường đầu tư xây dựng thư viện trường học và các phòng chức năng đạt chuẩn; nâng cao hiệu quả sử dụng các trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy của giáo viên bằng công nghệ thông tin.

- Xây dựng đủ phòng học để thực hiện chế độ học 2 buổi/ngày đối với bậc tiểu học và một phần ở Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.

- Đối với Cao đẳng, Đại học: qui hoạch khu vực xây dựng và kêu gọi đầu tư xây dựng các công trình giáo dục và khoa học của tỉnh.

- Quy hoạch quỹ đất cho việc xây mới các trường và bổ sung cho các trường đang hoạt động theo chuẩn mới: 25m2 /1học sinh.

4.5- Đổi mới quản lý giáo dục và đào tạo

-Triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và cơ chế "một cửa" ở cơ quan thuộc Sở và Phòng Giáo dục- Đào tạo.

- Phân cấp quản lý, phát huy dân chủ, xây dựng quy chế làm việc của tất cả các đơn vị; xử lý nghiêm cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên vi phạm quy chế, kỷ cương.

- Duy trì và nâng cấp hệ thống thông tin quản lý giáo dục toàn diện, thống nhất và hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng cơ chế về sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý và xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng.

- Đổi mới công tác quản lý, chống bệnh thành tích trong giáo dục. Chuyển cơ chế hoạt động từ dịch vụ công ích của các cơ sở giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học sang cơ chế cung ứng dịch vụ, tự cân đối thu - chi đối với một số lĩnh vực đào tạo.

4.6- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập

- Triển khai Nghị quyết 05 của Chính phủ, đề án của tỉnh về xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập. Thực hiện chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về quĩ đất, tín dụng cho các đơn vị và cá nhân xây dựng trường. Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí thống nhất cho những đối tượng học sinh đặc biệt theo quy định.

- Phát triển hình thức giáo dục từ xa để thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên, tạo cơ hội học tập cho nhân dân.

- Đa dạng hoá các nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Đảm bảo ngân sách chi thường xuyên cho hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tập trung đầu tư cho hoạt động trọng điểm, các chương trình mục tiêu quốc gia, công tác phổ cập giáo dục.

- Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể và nhân dân trong quá trình xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập.

Điều 2. Giao UBND tỉnh căn cứ Nghị quyết này chỉ đạo cơ quan chuyên môn hoàn chỉnh quy hoạch để phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện.

Điều 3: Thường trực HĐND, các ban HĐND và các đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện nghị quyết này.

 

Nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 11 Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XIV./.

 

 

Nơi nhận:
- Uỷ ban TV Quốc hội;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp ( Cục kiểm tra văn bản);
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND, UBND, UB MTTQ tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy, VP HĐND, VP UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành;
- Thường trực HĐND, UBND huyện, thành phố;
- Báo Hải Dương, Công báo tỉnh;
- Lưu VT.

CHỦ TỊCH




Bựi Thanh Quyến

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Nghị quyết số 87/2008/NQ- HĐND tỉnh ngày 22/02/2008 của HĐND tỉnh Hải Dương)

Bảng 1. Mục tiêu phát triển về mạng lưới trường học cơ sở giáo dục

(Tính cả các trường của Bộ, ngành)

Cấp học

Năm 2006

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Công lập

Ngoài CL

Công lập

Ngoài CL

Công lập

Ngoài CL

Công lập

Ngoài CL

Mầm non

 

282

 

285

 

285

 

285

Tiểu học

279

 

279

4

274

8

266

16

THCS

273

 

273

4

(269)

(8)

(261)

(16)

THPT

28

19

29

24

29

24

29

24

GDTX

13

0

13

 

(13)

0

(13)

0

KTTHHN- DN

5

1

8

1

(11)

1

11

1

TT HTCĐ

0

263

 

263

 

263

 

263

ĐH

0

0

0 +1

1

1 + 2

3

1 + 3

4

CĐ/ CĐ nghề

2 + 4

0

3 + 3

0

2 + 2

2

2 + 1

2

TCCN/ TC nghề

3 + 4

1

3 + 3

2

3 + 3

2

3 + 3

3

* Ghi chú: Các số trong ngoặc đơn (...) là dự kiến thay đổi do thành lập trường THCS liên xã hoặc thành lập TT GDTX- KTTH- HN- DN. Các số (... +...) đối với GDCN là số trường thuộc tỉnh cộng với số trường thuộc các Bộ, Ngành trung ương.

Bảng 2. Mục tiêu về số lượng, chất lượng cơ sở vật chất, đội ngũ GV

TT

Các chỉ tiêu

Các chỉ tiêu

Hiện trạng (đến 7-2007)

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

1

Số lượng

 

 

 

 

1.1

Tỷ lệ huy động:

 Nhà trẻ

 Mẫu giáo

 Trẻ 5 tuổi

 

40%

93%

99.3%

 

45%

90%

100%

 

45%

95%

100%

 

45%

95%

100%

1.2

Trẻ 6 tuổi vào học lớp 1

100%

100%

100%

100%

1.3

Trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình TH vào học lớp 6

100%

100%

100%

100%

1.4

Tỷ lệ trẻ TN THCS được học TrH

Tỷ lệ HS học TCCN, dạy nghề

82%

1-2%

95-97%

10-15%

98%

30-40%

100%

40-50%

1.5

Tỷ lệ HS ngoài công lập ở TH

0

3%

6%

12%

1.6

Tỷ lệ HS ngoài công lập ở THCS

0

4%

8%

15%

1.7

Tỷ lệ HS ngoài công lập ở THPT

49,1%

50%

50%

50%

2

Chất lượng

 

 

 

 

2.1

Tỷ lệ suy dinh dưỡng NT, MG cũn

10%, 9,5%;

<12%

<8%

<5%

2.2

HS tốt nghiệp

 + THCS

 + THPT

 

97-99%

78%

 

95-97%

95-97%

 

95-97%

95-97%

 

95-97%

95-97%

2.3

Tỷ lệ xó, phường đạt chuẩn phổ cập TH đúng độ tuổi

100%

100%

100%

100%

2.4

Tỷ lệ xã đạt chuẩn phổ cập THCS

100%

100%

100%

100%

2.5

Tỷ lệ xã đạt chuẩn phổ cập TrH

 

40%

80%

100%

2.6

Số huyện đạt chuẩn phổ cập TrH

0

1-2

12

12

2.7

Các trung tâm thực hiện được việc dạy nghề cho người lao động

50%

100%

100%

100%

2.8

Ăn bán trú:

 Mẫu giáo

 Nhà trẻ

 

49%

50,5%

 

70%

100%

 

90%

100%

 

100%

100%

2.9

HS học 2 buổi/ngày

 

 

 

 

 

 - Tiểu học

99,6%

100%

100%

100%

 

 - THCS

 

Kh. khích

 

 

2.10

Tỷ lệ HS được học NN, tin học

 

 

 

 

 

 - Tiểu học

 

100%; 50%

100%;65%

100%;100%

 

 - THCS

 

100%; 70%

100;100%

100%; 100%

3

Cơ sở vật chất

 

 

 

 

3.1

Tỷ lệ phòng học kiên cố, cao tầng(MN: 70%; cấp học khác: 100%)

73,4%

85%

95%

100%

3.2

Trường chuẩn quốc gia

 

 

 

 

 

 - Mầm non (tỉ lệ và số lượng)

26

25% (70)

50% (140)

75% (210 )

 

 - Tiểu học (tỉ lệ và số lượng)

148

50% (140)

75% (210)

100% (282)

 

 - THCS (tỉ lệ và số lượng)

32

20% (54)

40% (108)

70% (191)

 

 - THPT (số lượng)

2

12 trường

36 trường

50 trường

3.3

Các trung tâm KTTH-HN:

4

4

8

12

 

 Thành lập mới (thêm)

2

2-5

2-4

 

 

 Số TT đạt chuẩn quốc gia

0

2

4

6

4

Đội ngũ nhà giáo và CBQL GD

 

 

 

 

 

Giáo viên

 

 

 

 

 

- Trình độ đạt chuẩn

100%

(MN 88%)

100%

100%

100%

 

- Trình độ trên chuẩn

 

 

 

 

 

 - Mầm non

14,5%

20%

35%

50%

 

 - Tiểu học : trình độ ĐH

14.3%

30%

50%

75%

 

 - THCS: trình độ ĐH

26,6%

50%

70%

90%

 

 - THPT trình độ Ths, SĐH

8%

15% ; 15%

22%; 22%

30% ; 30%

 

Trình độ Ths, TS (CĐKTKT, CĐSP)

12%; 54%

40%; 60%

60%; 80%

80%; 90%

 

Trình độ Ths, SĐH (TCCN, DN)

8%

10%

20%

40%

 

Đội ngũ CBQL

 

 

 

 

 

Trình độ đạt chuẩn

100%

100%

100%

100%

 

Trình độ trên chuẩn

 

 

 

 

 

 - Mầm non: trình độ ĐH

18.3%

30%

75%

100%

 

 - Tiểu học : trình độ ĐH

95,66%

100%

100%

100%

 

 - THCS: trình độ ĐH

75,7%

100%

100%

100%

 

 - THPT: trình độ SĐH, Ths

28,2%

30%

40%

50%

 

TTGDTX: trình độ SĐH, Ths

3,8%

30%

40%

50%

 

TTKTTH-HN: trình độ SĐH, Ths

0%

30%

40%

50%

 

CĐ, TCCN: trình độ Ths, TS

71,4%

100%

100%

100%

Bảng 3. Chi thường xuyên và Chi cơ bản ở mầm non

(Đơn vị: Triệu đồng)

Tiêu chí

2005

2010

2015

2020

A.Tổng thu

20.638

36.500

40.000

45.000

Học phí mầm non (bán công)

20.638

36.500

40.000

45.000

 

 

 

 

 

B. chi đầu tư­ phát triển

47.435

100.000

100.000

80.000

Trong đó

 

 

 

 

Chi hỗ trợ từ NS

9.540

20.000

20.000

15.000

 

 

 

 

 

C. Chi TX từ NSNN

27.597

85.000

105.000

130.000

Thanh toán cá nhân

26.545

60.000

75.000

90.000

Nghiệp vụ chuyên môn

1.052

15.000

20.000

25.000

Mua sắm, sửa chữa

-

10.000

10.000

15.000

Tổng chi

75.032

185.000

205.000

210.000

Bảng 4. Tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách các trường TH (tr.đ)

Tiêu chí 

2005

2010

2015

2020

A.Tổng thu

4.300

-

-

-

Học phí

-

-

-

-

Tiền đóng góp xây dựng

4.300

-

-

 

 

 

 

 

 

B. chi đầu t­ư XDCB (NSNN)

25.819

25.000

20.000

20.000

 

 

 

 

 

C. Chi TX từ NSNN

137.940

260.000

320.00

370.000

Thanh toán cá nhân

122.00

220.000

268.000

318.000

Nghiệp vụ chuyên môn

10.044

25.000

30.000

30.000

Mua sắm, sửa chữa

3.866

10.000

16.000

16.000

Chi khác

1.230

5.000

6.00

6.000

Chi phí chi 1 HS/năm

0,89

0,46

0,36

0,30

Chi phí chi 1 HS tốt nghiệp

4,92

11,24

13,75

14,89

 

 

 

 

 

D.Chi ch­ương trình mục tiêu

4.481

8.600

10.600

10.000

Xoá mù, phổ cập

50

600

600

600

Đổi mới CT, nội dung SGK

3.11

-

-

-

Đ­a tin học vào nhà trường

-

1.000

2.000

2.000

Hỗ trợ giáo dục miền núi

-

1.000

2.000

2.000

Bồi dư­ỡng GV

520

1.000

1.000

1.000

Tăng cư­ờng CSVC

700

5.00

5.000

5.000

Tổng chi

168.40

293.600

350.600

400.600

Bảng 5. Tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách của GD THCS (đơn vị tính triệu đồng)

Tiêu chí 

2005

2010

2015

2020

A.Tổng thu

19,110

26,000

30,000

35,000

Học phí

13,760

26,000

30,000

35,000

Tiền đóng góp xây dựng

5,350

-

-

-

B. chi đầu t­ư XDCB (NSNN)

96,960

84,000

80,000

80,000

C. Chi TX từ NSNN

149,850

280,000

340,000

400,000

Thanh toán cá nhân

133,650

235,000

285,000

342,000

Nghiệp vụ chuyên môn

11,845

30,000

32,000

35,000

Mua sắm, sửa chữa

3,022

10,000

12,000

15,000

Chi khác

1,333

5,000

8,000

8,000

Chi phí chi 1 HS/năm

1,17

2,76

3,58

4,39

Chi phí chi 1 HS tốt nghiệp

4,38

10,50

14,73

17,20

D.Chi ch­ương trình mục tiêu

11,718

10,600

11,600

11,600

Xoá mù, phổ cập

50

600

600

600

Đổi mới CT, nội dung SGK

9,688

 

 

 

Đ­a tin học vào nhà trư­ờng

600

3,000

3,000

3,000

Hỗ trợ giáo dục miền núi

500

1,000

2,000

2,000

Bồi d­ưỡng GV

580

1,000

1,000

1,000

Tăng c­ường CSVC

300

5,000

5,000

5,000

Tổng chi

258,528

374,600

431,600

491,600

Bảng 6. Tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách của THPT (Đơn vị tính triệu đồng)

Nội dung chi

2005

2010

2015

2020

A.Tổng thu

8.127

16.000

20.000

25.000

Học phí

6.480

16.000

20.000

25.000

Tiền đóng góp xây dựng

1.647

-

-

-

B. chi đầu t­ư XDCB (NSNN)

22.524

30.000

20.000

20.000

C. Chi TX từ NSNN

41.027

75.000

95.000

115.000

Thanh toán cá nhân

35.340

65.000

80.000

98.000

Nghiệp vụ chuyên môn

3.550

6.000

8.500

10.500

Mua sắm, sửa chữa

1.756

3.000

5.000

5.000

Chi khác

381

1.000

1.500

1.500

Chi phí chi 1 HS/năm

1,245

2,578

3,637

4,409

Chi phí chi 1 HS tốt nghiệp

1,953

3,961

5,562

7,182

 

 

 

 

 

D.Chi ch­ương trình mục tiêu

1.100

9.800

10.000

10.000

Xoá mù, phổ cập

 

800

1.000

1.000

Đổi mới CT, nội dung SGK

-

 

 

 

Đ­ưa tin học vào nhà trư­ờng

800

2.000

2.000

2.000

Hỗ trợ giáo dục miền núi

 

1.000

1.000

1.000

Bồi d­ưỡng GV

300

1.000

1.000

1.000

Tăng cư­ờng CSVC

 

5.000

5.000

5.000

Tổng chi

64.651

114.800

125.000

145.000

Bảng 7. Tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách giai đoạn 2007, 2008 và dự kiến đến 2015 theo năm tài chính (đơn vị tính triệu đồng)

Giai đoạn 2007- 2010

 Tiêu chí

2007

2008

2009

2010

A. Tổng phần thu

90,409

89,000

89,000

89,000

Học phí phổ thông (cả bán công)

64,829

64,000

64,000

64,000

Lệ phí tuyển sinh vào 10

1,080

1,000

1,000

1,000

Tiền đóng góp xây dựng

-

-

-

-

Thu khác

24,500

24,000

24,000

24,000

 

 

 

 

 

B. Chi xây dựng cơ bản

91,700

90,600

95,000

95,000

Mầm non (hỗ trợ từ NSNN)

12,000

18,000

20,000

20,000

Phổ thông (vốn XDCB + NS khác)

75,000

70,000

70,000

70,000

Khác

4,700

2,600

5,000

5,000

 

 

 

 

 

C. Chi thường xuyên (NSNN)

670,000

724,000

780,000

850,000

Thanh toán cá nhân

570,962

620,000

665,000

720,000

Nghiệp vụ chuyên môn

60,780

62,000

65,000

70,000

Mua sắm sửa chữa

28,912

30,000

30,000

35,000

Chi khác

9,346

12,000

20,000

25,000

 

 

 

 

 

D. Chi ch­ương trình mục tiêu

35,600

26,030

32,000

40,200

Xóa mù, phổ cập

800

600

1,000

1,200

Đổi mới CT, nội dung SGK

7,800

4,030

 

 

Đ­a tin học vào nhà trư­ờng

2,000

2,400

5,000

6,000

Hỗ trợ giáo dục miền núi

1,000

2,000

3,000

5,000

Bồi dư­ỡng GV, CSVC CĐSP

5,500

5,000

8,000

8,000

Tăng c­ường CSVC

18,500

12,000

15,000

20,000

Tổng chi

797,300

840,630

907,000

985,200

Giai đoạn 2011- 2015

 

2011

2012

2013

2014

2015

A. Tổng Phần Thu

48.047

57.111

66.183

74.481

84.234

Học Phí

46.963

55.960

65.053

73.373

83.374

Lệ phí tuyển sinh

1.084

1.151

1.130

1.108

860

Đóng góp xây dựng

0

0

0

0

0

Thu khác

0

0

0

0

0

 

 

 

 

 

 

B. Chi xây dựng cơ bản

191.143

207.416

167.295

164.581

180.505

Mầm non

145.012

162.420

123.873

118.957

113.388

Phổ thông

44.831

43.696

42.122

44.324

65.817

ĐH,CĐ,THCN

1.300

1.300

1.300

1.300

1.300

Khác

0

0

0

0

0

 

 

 

 

 

 

C. Chi thường xuyên

566.046

566.537

566.987

790.288

721.925

Thanh toán cá nhân

506.889

506.889

506.889

506.889

658.672

Chi chuyên môn nghiệp vụ

36.401

36.401

36.401

36.401

35.071

Chi Mua sắm sửa chữa

21.990

21.990

22.130

245.129

25.894

Chi khác

766

1.257

1.567

1.869

2.288

 

 

 

 

 

 

D. Chi chương trình mục tiêu

77.859

68.417

71.874

70.563

69.170

Xúa mù chữ, PC GDTH, PCGDTHCS

40

40

40

40

40

Đổi mới CT và nội dung SGK

2.000

2.100

2.500

2.700

3.000

Đào tạo CB tin học, đưa tin học vào nhà trường

5.200

4.200

4.200

4.567

5.800

Hỗ trợ GD MN, DT ớt ngơười, vựng khú khăn

1.500

1.500

1.500

1.567

1.700

Bồi dưỡng giáo viên, tăng cường CSVC trường SP

1.500

1.500

2.000

2.000

2.500

Nhu cầu đầu tư XDCB

67.619

59.077

61.634

59.689

56.130

Tổng chi

835.048

842.037

806.156

1.025.432

971.600

Bảng 8. Quy hoạch diện tích đất cấp cho các trường học đến năm 2010 (ĐVT: ha)

Huyện

Số trường thiếu DT

Tổng diện tích quy hoạch

Tổng số thiếu

Kế hoạch bổ sung diện tích thiếu đến năm 2010

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

năm 2009

Năm 2010

Số trường

Diện tích

Số trường

Diện tích

Số trường

Diện tích

Số trường

Diện tích

Số trường

Diện tích

Bình Giang

32

23,39

12,80

7

1,20

15

8,60

9

2,40

1

0,60

0

0,00

Cẩm Giàng

49

48,66

21,99

3

6,63

10

5,43

18

4,17

9

4,48

9

1,28

Chí Linh

7

39,42

37,45

2

6,00

5

31,45

0

0,00

0

0,00

0

0,00

Gia Lục

60

52,32

27,54

20

12,21

20

7,60

8

3,89

12

3,84

0

0,00

Hải Duơng

29

53,75

47,15

2

12,54

10

26,62

8

3,88

7

3,11

2

1,00

Kim Thành

65

63,06

30,17

19

8,89

23

8,71

13

6,39

10

6,18

0

0,00

Kinh Môn

32

36,61

25,57

10

6,77

13

10,73

8

7,32

1

0,75

0

0,00

Nam Sách

35

28,86

15,45

11

5,47

11

5,13

8

2,39

2

0,51

3

1,95

Ninh Giang

78

66,68

37,63

8

7,46

25

17,72

18

7,74

27

4,71

0

0,00

Thanh Hà

39

43,61

26,69

20

12,55

5

3,83

14

10,31

0

0,00

0

0,00

Thanh Miện

59

66,00

36,48

5,00

9,14

13

7,73

18

9,94

3

2,73

20

6,94

Tứ Kỳ

78

64,73

30,60

25

12,22

30

12,28

23

6,10

0

0,00

0

0,00

Tổng số

563

587,09

349,52

132

101,08

180

145,83

145

64,53

72

26,91

34

11,17