HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 90/2006/NQ-HĐND | Việt Trì, ngày 08 tháng 12 năm 2006 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHỔ CẬP BẬC TRUNG HỌC TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2015
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ CHÍN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND và ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010”;
Sau khi xem xét Tờ trình số 2393/TTr-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2006 của ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc đề nghị phê duyệt Đề án Phổ cập bậc trung học tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hoá - Xã hội; thảo luận,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành và thông qua Đề án Phổ cập bậc trung học tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015 với những nội dung chủ yếu sau:
I - MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát giai đoạn 2006 đến năm 2015
Mở rộng quy mô giáo dục hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong tỉnh, đảm bảo hầu hết thanh, thiếu niên trong độ tuổi sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở đến hết 21 tuổi được tiếp tục học tập để đạt trình độ học vấn trung học, góp phần nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Mục tiêu giai đoạn 2006 - 2010:
- Duy trì 100% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở;
- Phấn đấu toàn tỉnh có ít nhất 60% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập bậc trung học tại thời điểm tháng 10 năm 2010, với các tiêu chí huy động học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung cấp chuyên nghiệp và học nghề từ năm học 2007 - 2008 như sau:
+ Từ năm học 2007 - 2008 đến năm học 2010 - 2011, thu hút 25.682 học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học nghề, trong đó: năm học 2007 - 2008 thu hút 10.356 học sinh (để đạt tỷ lệ 10% số đối tượng phổ cập bậc trung học vào học nghề tại thời điểm cuối năm 2010); các năm học: 2008 - 2009, 2009 - 2010, 2010 - 2011: mỗi năm thu hút 5.108 học sinh.
+ Từ năm học 2007 - 2008, huy động 25.682 học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học các trường trung cấp chuyên nghiệp (mỗi năm học huy động 6.421 học sinh) để đảm bảo tỷ lệ học sinh học trung cấp chuyên nghiệp so với số đối tượng phổ cập vào thời điểm cuối năm 2010 là 15%.
- Đến năm 2010, toàn tỉnh có 13 trường trung học phổ thông, 53 trường trung học cơ sở, 173 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; tất cả các huyện, thị, thành có trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.
2.2. Mục tiêu giai đoạn 2011 - 2015:
Phấn đấu để tỉnh Phú Thọ đạt chuẩn phổ cập bậc trung học vào cuối năm 2015 với các tiêu chí cụ thể sau:
- Duy trì, củng cố chất lượng phổ cập tại tất cả các xã, phường, thị trấn đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở và 60% xã, phường, thị trấn đã đạt chuẩn phổ cập bậc trung học; năm 2015 mỗi huyện, thành, thị có ít nhất 90% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập bậc trung học;
- Duy trì ổn định số đối tượng phổ cập bậc trung học vào học trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề;
- Phấn đấu đến cuối năm 2015, mỗi huyện, thành, thị có 50% số trường tiểu học, 40% số trường trung học cơ sở, 02 trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.
II - NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Nhiệm vụ và giải pháp giai đoạn 2006 - 2010
1.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đoàn thể và toàn xã hội về công tác phổ cập bậc trung học:
- Quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII); Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVI và Luật Giáo dục năm 2005.
- Căn cứ Nghị quyết của Tỉnh ủy về Phổ cập giáo dục bậc trung học, các cấp ủy Đảng, chính quyền tập trung quán triệt nghị quyết; xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết; xác định rõ mục tiêu, giải pháp thực hiện trên địa bàn, coi công tác phổ cập bậc trung học là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác vận động quần chúng nhân dân và hội viên tham gia thực hiện công tác phổ cập bậc trung học.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội để xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh và làm cho các tầng lớp nhân dân hiểu việc thực hiện phổ cập bậc trung học là quyền và nghĩa vụ của các đối tượng phổ cập; tăng cường công tác giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở và phụ huynh học sinh để vận động con em vào học các trường dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.
1.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác phổ cập:
- Củng cố và nâng cao năng lực hoạt động của các Ban chỉ đạo phổ cập bậc trung học từ tỉnh đến cơ sở để thực hiện tốt chức năng tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền xây dựng các đề án, kế hoạch phổ cập bậc trung học của các địa phương, cơ sở và chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác phổ cập ở các huyện, thành, thị đủ về số lượng, có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng để giúp các đơn vị, cơ sở trên địa bàn triển khai và thực hiện các nhiệm vụ phổ cập bậc trung học có kết quả; thực hiện tốt chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên làm công tác phổ cập.
- Bố trí đủ giáo viên cho các cơ sở giáo dục để tổ chức giảng dạy cho các đối tượng phổ cập đảm bảo huy động ít nhất 65% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (so với tổng số đối tượng phổ cập) vào học trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông.
- Sắp xếp, bổ sung biên chế đảm bảo đủ giáo viên cho các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh; xây dựng chính sách khuyến khích những giáo viên có tay nghề và chuyên môn giỏi về công tác tại các trường dạy nghề của tỉnh; bổ sung lực lượng giáo viên thỉnh giảng, đẩy mạnh liên kết đào tạo giữa các trường dạy nghề, các cơ sở dạy nghề để tăng cường đội ngũ giáo viên cho các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
1.3. Đầu tư xây dựng và bố trí, sắp xếp cơ sở vật chất hiện có cho công tác phổ cập:
- Tổ chức quy hoạch mạng lưới giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 - 2015. Trên cơ sở đó, sắp xếp quy mô trường, lớp, cơ cấu trường công lập, trường tư thục ở các cấp học, ngành học theo Đề án Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao của ủy ban nhân dân tỉnh. Đẩy nhanh lộ trình xóa mô hình trường bán công trong giáo dục phổ thông.
- Thành lập Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp ở các huyện: Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Ba, Hạ Hòa, Yên Lập để mỗi huyện, thị, thành trên địa bàn tỉnh có 01 trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.
- Khuyến khích các Trung tâm dạy nghề mở rộng quy mô đào tạo trên cơ sở đảm bảo các quy định về cơ sở vật chất, đội ngũ để nâng cao chất lượng dạy nghề; khuyến khích các thành phần kinh tế thành lập cơ sở dạy nghề mới.
- Bố trí, sắp xếp hệ thống trường, lớp hiện có trong giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, đảm bảo đủ lớp học cho các đối tượng phổ cập theo mục tiêu cụ thể của đề án.
- Từng bước đầu tư xây dựng các trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trước mắt, tập trung xây dựng các trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu đến năm 2010 có 13 trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn quốc gia.
1.4. Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề cho đối tượng phổ cập:
- Các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề tổ chức biên soạn giáo trình phù hợp với đối tượng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học chuyên nghiệp và dạy nghề để đối tượng phổ cập sau tốt nghiệp đạt trình độ học vấn trung học và có bằng nghề được đào tạo.
- Bám sát nhu cầu thị trường, đổi mới chương trình và nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo học sinh sau đào tạo có việc làm. Mở rộng tuyển sinh vào học trung cấp chuyên nghiệp đối với đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sở trong chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao hàng năm.
- Tăng cường tổ chức đào tạo liên kết giữa các cơ sở giáo dục với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp để tăng số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở trong độ tuổi phổ cập đi học trung cấp chuyên nghiệp. Các Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp, Trung tâm dạy nghề, Cơ sở đào tạo nghề các huyện, thị, thành phải xây dựng kế hoạch liên kết đào tạo với các cơ sở dạy nghề của khu vực và cả nước để tổ chức đào tạo nghề cho các đối tượng phổ cập bậc trung học.
1.5. Duy trì chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở bền vững, tạo tiền đề cho phổ cập giáo dục bậc trung học:
- Hàng năm, huy động hết học sinh 6 tuổi vào học lớp 1, trong đó có 99% học sinh tiểu học hoàn thành chương trình tiểu học, không có học sinh tiểu học ở ngoài nhà trường; huy động 99% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào học lớp 6 trung học cơ sở và bổ túc trung học cơ sở.
- Nâng cao chất lượng giáo dục ở cấp trung học cơ sở, đảm bảo hàng năm có 90% (đối với các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn có 75% trở lên) số học sinh lớp 9 tốt nghiệp trung học cơ sở; bảo đảm tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến hết 18 có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (hoặc bổ túc trung học cơ sở) đạt 89%.
- Thực hiện nghiêm túc quy trình kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục, nhất là việc tuyển sinh vào trung học phổ thông; kiên quyết chống gian lận trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; thực hiện phân luồng, hướng nghiệp và tổ chức tuyển sinh trung học chuyên nghiệp và dạy nghề cho số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở không có nhu cầu học trung học phổ thông.
- Duy trì có chất lượng 100% số xã, phường, thị trấn, 100% số huyện, thành, thị đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
- Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành viên trong xã hội có cơ hội tiếp cận với các loại hình học tập, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tri thức và khả năng thích ứng với môi trường lao động sau khi tốt nghiệp bậc trung học.
1.6. Đầu tư nguồn lực thực hiện đề án:
- Các nguồn tài chính để thực hiện công tác phổ cập giáo dục bậc trung học bao gồm:
+ Ngân sách Nhà nước;
+ Chương trình mục tiêu giáo dục - đào tạo và nâng cao năng lực đào tạo nghề;
+ Học phí, tiền đóng góp xây dựng trường;
+ Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các cơ sở giáo dục, dạy nghề và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Tổng dự toán thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học: 665,5 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước (gồm vốn đầu tư tập trung, vốn chương trình mục tiêu, hỗ trợ có mục tiêu, vốn ODA) giữ vai trò chủ yếu.
- Để huy động nguồn tài chính trên, cần triển khai tích cực, đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp huy động nguồn lực để có nguồn kinh phí đáp ứng nhu cầu chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, chi các hoạt động nghiệp vụ theo nội dung đề án.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa với các hình thức và cách làm sáng tạo; tiếp tục bổ sung các chính sách khuyến khích đầu tư; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để các nhà đầu tư được tiếp cận các dự án về giáo dục - đào tạo, tiếp cận nguồn tài chính và các chính sách hưởng lợi của dự án.
2. Định hướng nhiệm vụ giai đoạn 2011 - 2015
- Duy trì, củng cố chất lượng phổ cập tại tất cả các xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở và 60% xã, phường, thị trấn đã đạt chuẩn phổ cập bậc trung học; đến cuối năm 2015 mỗi huyện, thành, thị có ít nhất 90% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập bậc trung học.
- Duy trì ổn định 95% thanh niên đã tốt nghiệp trung học cơ sở ở các xã, phường, thị trấn vào học trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, trong đó có 15% vào học nghề và 15% học trung cấp chuyên nghiệp; phấn đấu đến cuối năm 2015 đạt tỷ lệ huy động ở tất cả các xã, phường, thị trấn của tỉnh.
- Đẩy mạnh công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia để đến cuối năm 2015, mỗi huyện, thành, thị có 50% số trường tiểu học, 40% số trường trung học cơ sở, 02 trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
- Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai và chỉ đạo thực hiện Nghị quyết;
- Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban và đại biểu HĐND tỉnh kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết.
Đề nghị ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XVI, kỳ họp thứ chín thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2006.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 831/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ đầu đến ngày 31/12/2013 do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành
- 2 Quyết định 831/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ đầu đến ngày 31/12/2013 do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành
- 1 Nghị quyết 34/2013/NQ-HĐND mức chi thực hiện dự án hỗ trợ phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, xoá mù chữ và chống tái mù chữ, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi và hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học đến năm 2015 do tỉnh Lào Cai ban hành
- 2 Nghị quyết 50/2013/NQ-HĐND quy định mức chi hỗ trợ phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, xóa mù chữ và chống tái mù chữ, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 3 Quyết định 880/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 18-CTr/TU thực hiện Chỉ thị 10-CT/TW về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 4 Luật Giáo dục 2005
- 5 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6 Quyết định 201/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Nghị quyết 34/2013/NQ-HĐND mức chi thực hiện dự án hỗ trợ phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, xoá mù chữ và chống tái mù chữ, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi và hỗ trợ phổ cập giáo dục trung học đến năm 2015 do tỉnh Lào Cai ban hành
- 2 Nghị quyết 50/2013/NQ-HĐND quy định mức chi hỗ trợ phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, xóa mù chữ và chống tái mù chữ, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 3 Quyết định 880/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 18-CTr/TU thực hiện Chỉ thị 10-CT/TW về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn do tỉnh Tây Ninh ban hành