- 1 Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2024 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 8386/VPCP-QHĐP năm 2024 xử lý kiến nghị của Tỉnh ủy Quảng Trị tại buổi làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1 Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2024 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 8386/VPCP-QHĐP năm 2024 xử lý kiến nghị của Tỉnh ủy Quảng Trị tại buổi làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm do Văn phòng Chính phủ ban hành
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 90/2024/NQ-HĐND | Quảng Trị, ngày 06 tháng 12 năm 2024 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 28
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 21/11/2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 22/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025;
Xét Báo cáo số 314/BC-UBND ngày 03/12/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh năm 2025; Báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành những nội dung cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024:
Năm 2024, mặc dù tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ rất lớn của Trung ương, sự lãnh đạo thống nhất của các cấp ủy Đảng, sự điều hành linh hoạt của chính quyền các cấp cùng sự nỗ lực, đồng lòng của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp; tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt nhiều kết quả trên tất cả các lĩnh vực. Có 14/18 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch[1], trong đó nổi bật: GRDP bình quân đầu người đạt 81,2/KH 77 triệu đồng; tổng thu ngân sách ước đạt 4.360/KH 3.901 tỷ đồng; sản lượng lương thực có hạt ước đạt 31,13/KH 28 vạn tấn, đặc biệt cây lúa cho năng suất và sản lượng cao nhất từ trước đến nay. Tổ chức thành công Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; thành phố Đông Hà được công nhận đô thị loại II; các chương trình mục tiêu Quốc gia được khẩn trương thực hiện; các chương trình, dự án động lực được tập trung chỉ đạo quyết liệt và đẩy nhanh tiến độ thi công. Các nhiệm vụ giáo dục, y tế, văn hóa, an sinh xã hội, chế độ chính sách và đời sống Nhân dân tiếp tục được quan tâm. Hoạt động đối ngoại và vận động xúc tiến đầu tư đạt kết quả tốt. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
Bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế - xã hội năm 2024 còn nhiều bất cập, hạn chế: Tốc độ tăng trưởng GRDP, tổng vốn đầu tư toàn xã hội không đạt kế hoạch đề ra[2]. Hoạt động sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng đạt thấp[3]. Tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh nhìn chung vẫn còn chậm. Hoạt động của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, một số hàng hóa tiêu thụ chậm. Công tác giải phóng mặt bằng vẫn là khâu yếu chậm được khắc phục. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở một số cấp học, bậc học chưa đáp ứng yêu cầu.
Với kết quả thực hiện năm 2024 và cả giai đoạn 2021-2024, so với mục tiêu, chỉ tiêu giai đoạn 2021-2025 vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức và khó đạt: (1) Cơ cấu kinh tế ước thực hiện năm 2025, nông nghiệp 17,95%/KH 15%, phi nông nghiệp 82,05%/KH 85%. (2) Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 6,58%/KH 7,5-8%; trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 10,21%, mục tiêu xây dựng Quảng Trị thành Trung tâm năng lượng khó thực hiện được; khu vực nông nghiệp tăng trưởng đạt kế hoạch nhưng thiếu tính bền vững, chưa có nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, lâm nghiệp giá trị cao; du lịch chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. (3) Thu ngân sách trên địa bàn đạt kế hoạch, thu nội địa tăng bình quân hàng năm 6%/KH 10-12%, việc giảm dần tỷ trọng thu sử dụng đất trong thu nội địa, tăng khả năng tự cân đối, giảm bổ sung ngân sách Trung ương chưa thực hiện được. (4) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt kế hoạch nhưng chủ yếu dựa vào các dự án điện gió, cao tốc Cam Lộ - La Sơn, Cam Lộ - Vạn Ninh, Khu đô thị Nam Đông Hà... (5) Đầu tư công chưa thực sự kích hoạt đầu tư tư, tốc độ giải ngân đạt thấp; các công trình đầu tư công trọng điểm giai đoạn 2021-2025 khó hoàn thành, như: Mở rộng Quốc lộ 9 từ Sòng đến Cửa Việt, đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông Tây, các dự án ODA... (6) Các dự án động lực của nhiệm kỳ chậm triển khai và dừng thực hiện, như: Khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá, Khu công nghiệp Trung Khởi, Nhiệt điện than, Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng, Khu dịch vụ du lịch Gio Hải... (7) Năng suất lao động còn thấp, chậm cải thiện; chất lượng nguồn nhân lực còn có mặt hạn chế, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao trong một số lĩnh vực quan trọng, các ngành phục vụ kinh tế số; khoa học công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới sáng tạo. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân và thực hiện chế độ bảo hiểm y tế còn nhiều bất cập; công tác đảm bảo nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, giáo dục, y tế, việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số chưa được quan tâm đúng mức.
Điều 2. Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, đón đầu cơ hội mới. Tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinh doanh. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn. Phát triển đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; quyết liệt phòng chống tham nhũng, lãng phí; xây dựng bộ máy liêm chính, phục vụ người dân, doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh 5 năm 2021 - 2025; tạo tiền đề vững chắc thúc đẩy tỉnh nhà phát triển bền vững, vươn mình cùng đất nước.
2. Các chỉ tiêu chủ yếu
- Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (theo GRDP) 6,5-7% so với năm 2024, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,5-3%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 9,5-10%; khu vực dịch vụ tăng 6,5-7%.
- GRDP bình quân đầu người đạt 87 triệu đồng.
- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 27.500 tỷ đồng.
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn 4.965 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 3.851 tỷ đồng.
- Sản lượng lương thực có hạt đạt 28 vạn tấn.
- Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,5% so với năm 2024.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 37.000 tỷ đồng.
- Có thêm 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 80,2% (tương đương 81/101 xã), có 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (chiếm tỷ lệ 22,2%) và có 08 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (chiếm tỷ lệ 9,9%);
- Tạo việc làm mới cho 14.000 lao động.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 77,77%; trong đó: lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 34%.
- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 70%.
- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95,2%.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,0-1,5%).
- Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 49,5%).
- Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 97,5%).
- Tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch đạt 95,4%).
- Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị đạt 98,5%).
- Công tác tuyển quân đạt 100% kế hoạch.
3. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
Hoàn thành và triển khai kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chủ động làm việc với các bộ, ngành để đề xuất bổ sung các nội dung vào Sơ đồ quy hoạch điện VIII, xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung đã có trong quy hoạch. Hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch chung Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mỏ khoáng sản, vật liệu san lấp. Hoàn thành công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng huyện, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
Tập trung mọi nỗ lực, phấn đấu hoàn thành các chi tiêu kinh tế - xã hội ở mức cao nhất. Chuẩn bị tốt các điều kiện để hấp thu được các nguồn lực đầu tư. Có giải pháp tổng thể, toàn diện, đột phá trong thực hiện kế hoạch đầu tư công, thu, chi ngân sách. Tập trung thực hiện 3 trụ cột, trong đó nông nghiệp vẫn là bệ đỡ, công nghiệp năng lượng là lĩnh vực đột phá, du lịch là mũi nhọn. Thực hiện giải ngân 100%) các nguồn vốn được Trung ương hỗ trợ. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nâng cao năng suất lao động. Tích cực triển khai thực hiện ý kiến kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm theo Thông báo số 101-TB/VPTW ngày 28/10/2024 của Văn phòng Trung ương Đảng về kết quả chuyến thăm và làm việc của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Văn bản số 8386/VPCP-QHĐP ngày 15/11/2024 của Văn phòng Chính phủ.
Chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Quan tâm thực hiện tốt chính sách dân tộc và tôn giáo; tập trung chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, như: đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt, giáo dục, y tế, việc làm; tạo điều kiện đảm bảo cho các tôn giáo hoạt động ổn định.
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; phấn đấu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI nằm trong nhóm 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt của cả nước trong năm 2025. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; nâng cao hiệu quả, năng lực thực thi công vụ. Khẩn trương rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan, đơn vị đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả theo chủ trương của Trung ương. Tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 gắn với giải quyết chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính.
Tiếp tục thực hiện các giải pháp củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc gắn kết chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia. Bảo đảm an ninh đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV. Chỉ đạo đấu tranh quyết liệt với các loại tội phạm hình sự, các tệ nạn xã hội. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp đấu tranh ngăn chặn hoạt động vận chuyển, tàng trữ, mua bán và sử dụng trái phép các chất ma túy. Tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đẩy mạnh thông tin đối ngoại và hợp tác quốc tế. Tích cực vận động các dự án và viện trợ phi dự án mới.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh giám sát thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị khóa VIII, Kỳ họp thứ 28 thông qua ngày 06 tháng 12 năm 2024 và có hiệu lực từ ngày 16 tháng 12 năm 2024./.
| CHỦ TỊCH |
[1] Có 08 chỉ tiêu vượt kế hoạch: (1) GRDP bình quân đầu người; (2) Tổng thu ngân sách trên địa bàn; (3) Sản lượng lương thực có hạt; (4) Tạo việc làm mới; (5) Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia; (6) Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh; (7) Tỷ lệ dân thành thị sử dụng nước sạch; (8) Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị. 06 chỉ tiêu đạt kế hoạch: (1) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ; (2) Tỷ lệ lao động qua đào tạo; (3) Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế; (4) Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo; (5) Tỷ lệ che phủ rừng; (6) Công tác tuyển quân.
[2] Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tính tăng 5,97%/KH 6,5 - 7%; Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước tỉnh đạt 25.353/KH 26.500 tỷ đồng.
[3] Ước tính tăng 6,12WKH 9,5-10%.
- 1 Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2024 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 8386/VPCP-QHĐP năm 2024 xử lý kiến nghị của Tỉnh ủy Quảng Trị tại buổi làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm do Văn phòng Chính phủ ban hành