QUỐC HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Nghị quyết số: 97/2019/QH14 | Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2019 |
NGHỊ QUYẾT
THÍ ĐIỂM TỔ CHỨC MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội
1. Tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội như sau:
a) Chính quyền địa phương ở thành phố Hà Nội, huyện, quận, thị xã, xã, thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
b) Chính quyền địa phương ở các phường thuộc quận, thị xã tại thành phố Hà Nội là Ủy ban nhân dân phường.
Ủy ban nhân dân phường là cơ quan hành chính nhà nước ở phường, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nghị quyết này và theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã.
2. Việc thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội được thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 cho đến khi Quốc hội quyết định chấm dứt việc thực hiện thí điểm.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận, thị xã
Hội đồng nhân dân quận, thị xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Quyết định, phân bổ, điều chỉnh dự toán thu, chi ngân sách; phê chuẩn quyết toán thu, chi ngân sách quận, thị xã, trong đó bao gồm ngân sách của các phường trực thuộc, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
2. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công tại các phường trực thuộc theo quy định của Luật Đầu tư công;
3. Thông qua chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phường trực thuộc quận, thị xã;
4. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp mình ở phường; giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường.
Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận, thị xã
Ủy ban nhân dân quận, thị xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định các nội dung quy định tại khoản 1 và
Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, quyết định giao và điều chỉnh nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho các phường trực thuộc, quyết định chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách;
2. Quyết định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn các phường trực thuộc.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, quy định khác của pháp luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường;
2. Tuyển dụng, sử dụng, quản lý, khen thưởng, kỷ luật công chức phường;
3. Đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân phường.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường
b) Đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách nhà nước với Ủy ban nhân dân quận, thị xã; tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền mà Luật Đầu tư công quy định phải có sự tham gia ý kiến của Hội đồng nhân dân cấp xã; tổ chức thực hiện chương trình, dự án đầu tư công theo phân cấp quản lý;
c) Đề xuất, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn theo phân cấp quản lý;
d) Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành lập Tổ bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, quận, thị xã phân cấp, ủy quyền;
e) Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên trên địa bàn phường và các nhiệm vụ, quyền hạn khác của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường theo quy định của pháp luật, trừ quy định tại khoản 2 Điều 36 và Điều 63 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
2. Ủy ban nhân dân phường không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 6. Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của Ủy ban nhân dân phường
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường là công chức giữ chức danh lãnh đạo, quản lý của Ủy ban nhân dân phường.
2. Ủy ban nhân dân phường làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.
1. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành các quy định để tổ chức thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội theo quy định của Nghị quyết này và hướng dẫn của Chính phủ; thực hiện phân cấp, ủy quyền cụ thể cho chính quyền địa phương ở quận, thị xã, phường phù hợp với tổ chức quản lý đô thị và khả năng thực tiễn của từng địa phương;
b) Thực hiện sắp xếp các cơ quan, tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức phường theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; giải quyết chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức dôi dư và người hoạt động không chuyên trách ở phường khi thực hiện thí điểm theo quy định của pháp luật;
c) Sơ kết, tổng kết việc thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội theo quy định tại Nghị quyết này;
đ) Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, quyết định theo thẩm quyền những vấn đề chưa phù hợp hoặc phát sinh trong quá trình thực hiện thí điểm;
e) Chậm nhất là quý IV năm 2023, Chính phủ có báo cáo sơ kết việc thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét, quyết định.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội và các đại biểu Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
2. Trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa Nghị quyết này với luật, nghị quyết khác của Quốc hội được ban hành trước thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực thì áp dụng theo quy định của Nghị quyết này.
Điều 9. Điều khoản chuyển tiếp
1. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, thị xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị quyết này kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026.
2. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phường nhiệm kỳ 2016 - 2021 kết thúc nhiệm vụ vào ngày 30 tháng 6 năm 2021.
Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021, Ủy ban nhân dân phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị quyết này. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, thị xã chưa bổ nhiệm được Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường thì Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường nhiệm kỳ 2016 - 2021 tiếp tục tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường theo quy định của Nghị quyết này cho đến khi Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường mới được bổ nhiệm.
Văn bản của chính quyền địa phương ở phường nhiệm kỳ 2016 - 2021 được ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, nếu chưa được cơ quan có thẩm quyền thay thế hoặc bãi bỏ thì vẫn được áp dụng.
3. Các quận, thị xã, thành phố, phường tại thành phố Hà Nội được thành lập kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành không thuộc phạm vi thực hiện thí điểm theo quy định của Nghị quyết này. Việc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương tại các đơn vị hành chính này thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2019.
| CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
- 1 Nghị quyết 119/2020/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng do Quốc hội ban hành
- 2 Luật Đầu tư công 2019
- 3 Kết luận 46-KL/TW năm 2019 về Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 5 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7 Hiến pháp 2013
- 8 Kế hoạch 78/KH-BCĐTWCQĐT xây dựng Đề án thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị do Ban Chỉ đạo Trung ương xây dựng Đề án thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị ban hành
- 9 Quyết định 192/QĐ-TTg năm 2012 thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương xây dựng Đề án thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Công văn 3334/VP-THKH về gửi phụ lục Kế hoạch thực hiện chương trình cải cách hành chính gắn với mục tiêu xây dựng mô hình chính quyền đô thị giai đoạn 2011 - 2015 do Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1 Công văn 3334/VP-THKH về gửi phụ lục Kế hoạch thực hiện chương trình cải cách hành chính gắn với mục tiêu xây dựng mô hình chính quyền đô thị giai đoạn 2011 - 2015 do Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Quyết định 192/QĐ-TTg năm 2012 thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương xây dựng Đề án thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Kế hoạch 78/KH-BCĐTWCQĐT xây dựng Đề án thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị do Ban Chỉ đạo Trung ương xây dựng Đề án thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị ban hành
- 4 Kết luận 46-KL/TW năm 2019 về Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5 Nghị quyết 119/2020/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng do Quốc hội ban hành
- 6 Nghị quyết 131/2020/QH14 về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh do Quốc hội ban hành