Hệ thống pháp luật

Người đã chết có được hưởng di sản thừa kế không?

Ngày gửi: 15/09/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL42222

Câu hỏi:

Gia đình tôi có ba anh em. Bố tôi đã mất năm 2008 nhưng không để lại di chúc. Bố mẹ tôi xây dựng ngôi nhà từ cách đây 30 năm.  Đứa em thứ hai của gia đình tôi lấy vợ, có ba người con, tuy nhiên năm 2010 đã mất vì tai nạn giao thông. Hiện nay, em dâu đến nhà yêu cầu mẹ tôi phải ký giấy di chúc để chia phần di sản của chồng. Xin công ty cho tôi  hỏi yêu cầu của cô em dâu có được châp nhận không? Có trái quy định của pháp luật?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Thứ nhất, ngôi nhà là do bố mẹ bạn cùng tạo dựng nên trong thời kỳ hôn nhân, vì vậy căn nhà này là tài sản chung của bố mẹ bạn. Theo quy định của pháp Luật Hôn nhân gia đình, về nguyên tắc khi chia tài sản chung của vợ chồng, tài sản chung sẽ được chia đôi. Do bố bạn đã mất năm 2008 mà không có di chúc nên di sản thừa kế của bố bạn (nửa ngôi nhà) sẽ được chia theo quy định của pháp luật, tức là chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: ba anh em của bạn, mẹ bạn, ông bà nội của bạn (nếu còn sống).

Do người em đó mất sau thời điểm bố bạn mất nên phần tài sản mà em bạn đáng lẽ được hưởng sẽ được chia đều cho ba người con và vợ của em bạn. 

Thứ hai, riêng phần nửa ngôi nhà còn lại thuộc tài sản riêng của mẹ bạn. Theo điều 646 Bộ luật dân sự 2005 thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Vì vậy việc có lập di chúc hay không là hoàn toàn thuộc quyền quyết định của mẹ bạn, không ai có quyền cưỡng ép, đe dọa, điều khiển hay đòi hỏi về việc lập di chúc của mẹ bạn.

Cô em dâu sẽ  không có quyền đòi mẹ bạn chia di sản nửa ngôi nhà còn lại do mẹ bạn sở hữu.

2. Quy định về chia thừa kế khi người hưởng di sản mất

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn