Người đơn thân nghèo đang nuôi con có được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng không?
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
Luật bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014
2. Nội dung tư vấn
Trước tiên chị cần đáp ứng các tiêu chí của hộ nghèo theo Điều 1, Quyết định 59/2015/QĐ-TTg như sau:
– Các tiêu chí về thu nhập: Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
– Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản: Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin. Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
Nếu đáp ứng đủ tiêu chí trên thì chị sẽ làm hồ sơ nộp ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết chế độ hộ nghèo bao gồm:
– Đơn đề nghị của đối tượng
– Biên bản xét duyệt của xã, thị trấn
– Sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng minh nhân dân (bản sao có chứng thực)
– Công văn và danh sách trích ngang đối tượng của UBND cấp xã.
Sau khi có quyết định công nhận hộ nghèo thì chị sẽ được hưởng các chính sách đối với hộ nghèo sau:
1. Hỗ trợ nhà ở
– Theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở:
Đối tượng được hỗ trợ phải là hộ nghèo, thu nhập bình quân dưới 200.000 đồng /người/tháng; đang thường trú và có trong danh sách hộ nghèo tại địa phương; đã có đất nhưng chưa có nhà ở hoặc nhà quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở.
Thứ tự ưu tiên được dành cho các gia đình có công với cách mạng; hộ đồng bào dân tộc thiểu số; hộ nghèo có khó khăn về nhà ở thuộc 62 huyện nghèo; hộ ở vùng thường xuyên xẩy ra thiên tai như sạt lở bờ sông, ven biển, sạt lở đất, vùng dễ xẩy ra lũ quét; hộ có hoàn cảnh khó khăn, già cả neo đơn.
Nhà ở được xây dựng phải đảm bảo nền cứng, khung cứng và mái cứng; diện tích sử dụng tối thiểu 24 m2, tuổi thọ từ 10 năm trở lên, bảo đảm vệ sinh môi trường, chắc chắn, bao che kín đáo, tránh được tác động xấu của thời tiết, khí hậu.
Nhà nước sẽ cấp tối thiểu 7,2 triệu đồng trực tiếp cho mỗi hộ nghèo để làm nhà ở; với vùng khó khăn, mức hỗ trợ tối thiểu 8,4 triệu đồng/hộ.
Các hộ nếu có nhu cầu, được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội với mức tối đa 8 triệu đồng, lãi suất 3%/năm trong thời hạn 10 năm
– Theo quy định tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP thì:
1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối đa không quá 20.000.000 đồng/hộ.
2. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối đa không quá 15.000.000 đồng/hộ.
2. Về y tế:
Được Nhà nước đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại Luật bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014
3. Trợ giúp pháp lý:
Người nghèo được trợ giúp pháp lý miễn phí. Riêng các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25% được hỗ trợ 2.000.000 đồng để tổ chức trợ giúp pháp lý.
4. Hỗ trợ vốn vay cho hộ nghèo, học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo:
– Vốn vay cho người nghèo
Theo Quyết định số 2621/2013/QĐ – TTg Hộ nghèo được vay vốn sản xuất với lãi suất ưu đãi 0,65%/tháng do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện thông qua nguồn vốn ủy thác của các đoàn thể. Hỗ trợ lãi suất vốn vay ưu đãi bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo để mua giống gia súc, gia cầm thủy sản hoặc phát triển ngành nghề. Mức vay được hỗ trợ tối đa là 10 triệu đồng/hộ. Thời gian hỗ trợ lãi suất là 3 năm.
– Vốn vay cho học sinh, sinh viên:
– Được thực hiện theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg cụ thể như sau:
Đối tượng: là học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, người còn lại là mẹ hoặc cha không có khả năng lao động; học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình khó khăn do tai nạn, bệnh tật, thiên tai có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú.
Mức vốn vay tối đa 800.000 đồng/tháng/học sinh-sinh viên.
Lãi suất cho vay: 0,5%/tháng.
5. Nước sạch – vệ sinh môi trường:
Người nghèo được hỗ trợ vốn vay ưu đãi để xây dựng nhà vệ sinh. Ngoài ra, từng lúc vận động các nhà hảo tâm tài trợ giếng nước, dụng cụ chứa nước. Đặc biệt ưu tiên cho hộ nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng có nguồn nước bị ô nhiễm, ngập mặn.
6. Hỗ trợ tiền điện
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 024.6294.9155
Quyết định 60/2014/QĐ-TTg quy định tiêu chí hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện. Theo Quyết định 60 của Thủ tướng Chính phủ, hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện là hộ đáp ứng được một trong 3 tiêu chí sau:
1.Là hộ có thành viên đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng không thuộc diện hộ nghèo theo quy định của pháp luật và có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50 KWh ở vùng có điện lưới;
2.Hộ có thành viên đang hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật sống ở vùng chưa có điện lưới;
3.Là hộ đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng chưa có điện lưới. Quyết định cũng nêu rõ, trường hợp hộ có nhiều thành viên hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng hoặc thuộc diện được hỗ trợ tiền điện theo các chính sách khác nhau – ví dự như hộ nghèo -thì chỉ được hưởng một mức hỗ trợ tiền điện cao nhất.
7. Hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
Căn cứ Khoản 4 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội có quy định về đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là người đơn thân nghèo đang nuôi con như sau:
“4.Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ phông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con)."
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, để được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thì bạn phải đáp ứng các điều kiện:
Thứ nhất: là người đơn thân thuộc diện hộ nghèo
Thứ hai: phải đang nuôi con dưới 16 tuổi, học 16 đến 22 tuổi nhưng đang còn đi học
Hồ sơ xin hưởng trợ cấp đối với người đơn thân nghèo đang nuôi con được quy định tại Điều 7 Nghị định 136/2013/NĐ-CP như sau:
Tờ khai của đối tượng theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
.Bản sao sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là công an cấp xã).
. Bản sao giấy khai sinh của con của người đơn thân đối với trường hợp người đơn thân nghèo đang nuôi con.
Nơi thực hiện thủ tục hành chính: Hồ sơ được gửi đến chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691