Hệ thống pháp luật

Người nước ngoài thay đổi nơi làm việc có phải xuất cảnh để bảo lãnh lại không?

Ngày gửi: 17/01/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL38585

Câu hỏi:

Xin cho hỏi theo luật hiện hành thì người lao động nước ngoài đang làm việc tại công ty A tại Hà Nội, đã được cấp giấy phéo lao động và thẻ tạm trú tại Hà Nội, thì khi chuyển sang công ty B tại Thành phố Hồ Chí Minh làm việc thì ngoài việc phải xin cấp lại giấy phép lao động, có phải xuất cảnh để công ty B bảo lãnh nhập cảnh lại từ đầu, rồi làm thẻ tạm trú tại Hồ Chí Minh hay không? Hay có thể dùng thẻ tạm trú cũ được cấp tại Hà Nội để xin đổi thẻ tạm trú mới trong Hồ Chí Minh? Xin chân thành cảm ơn.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Cơ sở pháp lý

– Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

– Nghị định 11/2016/NĐ-CP

2. Nội dung tư vấn

Đối với trường hợp của bạn, người lao động nước ngoài đã được cấp thẻ tạm trú ở Việt Nam tại Hà Nội, sau đó chuyển công việc và cư trú tới thành phố Hồ Chí Minh. Theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam không có điều khoản quy định về việc cấp thẻ tạm trú mới khi thay đổi nơi cư trú. Tuy nhiên, khi thay đổi nơi tạm trú, người lao động nước ngoài này phải thực hiện thủ tục khai báo tạm trú được quy định tại Điều 33 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam như sau:

2. Người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú.

3. Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn phải nối mạng Internet hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài. Cơ sở lưu trú khác có mạng Internet có thể gửi trực tiếp thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài theo hộp thư điện tử công khai của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

4. Người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú thì phải khai báo tạm trú theo quy định tại khoản 1 Điều này.”

Tuy nhiên theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam có quy định về quy trình cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam phải có thủ tục mời, bảo lãnh của các cá nhân, tổ chức tại Việt Nam. Trường hợp bạn hỏi, người lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam là do công ty cũ bảo lãnh nhập cảnh để làm việc cho công ty. Theo đó, khi người lao đông nước ngoài chấm dứt hợp đồng lao động với công ty cũ và chuyển sang công ty mới làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh và thay đổi nơi cư trú thì trách nhiệm bảo lãnh của công ty cũ với người lao động nước ngoài này cũng đồng thời chấm dứt. Như vậy, công ty B – người sử dụng lao động mới phải thực hiện lại thủ tục bảo lãnh nhập cảnh cho người lao động nước ngoài này và các thủ tục khác kèm theo bao gồm cả thông báo tạm trú và đề nghị cấp giấy phép lao động mới.

Người sử dụng lao động mới tức Công ty B thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động mới cho người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP như sau:

>>> Luật sư tư vn quy định tạm trú của người nước ngoài qua tổng đài: 024.6294.9155

“8. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đối với một số trường hợp đặc biệt

a) Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gồm giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 5, 6 và 7 Điều này và giấy phép lao động hoặc bản sao chứng thực giấy phép lao động đã được cấp;”

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn