Hệ thống pháp luật

Người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường không?

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL36625

Câu hỏi:

Tôi đang công tác tại một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, đang thụ lý giải quyết bồi thường Trách nhiệm dân sự xe cơ giới, Xin

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2005, phương tiện giao thông vận tải cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ; Khoản 3 điều 623 BLDS quy định: “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Trong trường của bạn, ông B bị thiệt hại do lỗi của mình nhưng hoàn toàn không phải do lỗi cố ý (ông B không tự nhiên muốn đâm vào xe ông A để gây tai nạn), bởi vậy ông A vẫn có trách nhiệm phải bồi thường cho dù ông A không có lỗi.

Như vậy, cho dù ông A không có lỗi, lỗi thuộc về phía ông B nhưng doanh nghiệp bảo hiểm của bạn vẫn có trách nhiệm phải trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm (Công ty XX) khoản tiền mà Công ty XX phải bồi thường cho ông B.

Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 53 Luật KDBH 2000, ông B không có quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường. Do đó, nếu ông B muốn yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm của bạn phải trả tiền bồi thường thì người được bảo hiểm (Công ty XX) phải có giấy ủy quyền cho ông B, sau đó ông B ủy quyền lại cho ông D. Điều này có nghĩa là việc ông A ủy quyền cho ông D yêu cầu doanh nghiệp của bạn trả tiền cho ông B là không đúng quy định của pháp luật.

>>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 024.6294.9155

Ngoài ra, Điều 56 Luật KDBH 2000 cho phép Doanh nghiệp bảo hiểm thay mặt bên mua bảo hiểm (Công ty XX) để thương lượng với người thứ ba (ông B) về mức độ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Như vậy, trong trường hợp của bạn, doanh nghiệp của bạn có thể thỏa thuận với công ty XX về việc tự thỏa thuận với ông B về mức bồi thường nếu như chưa có thỏa thuận khác loại trừ quyền này.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn