Hệ thống pháp luật

Nguyên nhân của trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại

Ngày gửi: 16/05/2019 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL40479

Câu hỏi:

Xuất phát từ quyền lợi cả vật chất lẫn tinh thần người bị hại mà pháp luật quy định vụ án chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện xâm phạm đến quyền, lợi ích của nhà nước, xã hội và của người khác và trật tự an ninh, công cộng. Theo đó, tùy theo hành vi được thực hiện mà pháp luật hình sự quy định sẽ khởi tố người thực hiện hành vi phạm tội mà không phụ thuộc vào việc người bị khởi có yêu cầu hay không để đảm bảo mục đích trừng trị tội phạm, giáo dục người phạm tội cũng như người đang có ý định thực hiện tội phạm. Tuy nhiên, với một số tội mang tính chất đặc thù thì pháp luật hình sự quy định chỉ được khởi tố khi có đơn yêu cầu của người bị hại. Cụ thể tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự quy định như sau:

“Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.

Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức”.

Theo quy định này có nghĩa là cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố vụ án khi đáp ứng các yêu cầu sau:

-Khi tội phạm cấu thành một trong các tội quy định tại Khoản 1 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự bao gồm các tội thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người khác và một số tội thuộc nhóm tội phạm khác.

-Người bị hại rút đơn là hoàn toàn tự nguyện, họ hoàn toàn làm chủ được hành vi và tự chủ được ý chí của mình, không hề có yếu tố cưỡng ép hay đe dọa ở đây.

Vì sao những hành vi cấu thành các tội phạm này cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại, bởi lẽ những tội phạm trên là những tội phạm liên quan chặt chẽ đến yếu tố nhân thân của người bị hại, nhất là về tinh thần vì vậy họ thường có tâm lý không muốn nhiều người can thiệp, cũng như nhiều người biết. Vì vậy, pháp luật trao cho họ quyền được tự định đoạt trong vấn đề có trừng trị người phạm tội hay không. Còn vói những tội phạm khác ngoài tội phạm trên thì chỉ cần có hành vi phạm tội và cấu thành tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định việc khởi tố mà không cần có sự định đoạt của người bị hại.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn