Nhắn tin xúc phạm người khác có vi phạm pháp luật không?
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Bộ luật hình sự 1999
2. Nội dung tư vấn
Trong trường hợp này, hành vi nhắn tin xúc phạm của bạn bè và chồng bạn đối với bạn tùy vào mức độ và hậu quả xảy ra có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
Như vậy, đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm danh dự người khác thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 theo như quy định trên.
– Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
Điều 21 Bộ luật hình sự 1999 quy định về tội làm nhục người khác như sau:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 024.6294.9155
Điều 121. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Việc xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác được hiểu là làm tổn thương nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Việc đánh giá việc xúc phạm có ở mức độ nghiêm trọng hay không phải căn cứ vào thái độ, nhận thức của người phạm tội; cường độ và thời gian kéo dài của hành vi xúc phạm; vị trí và môi trường xung quanh; vị trí, vai trò, uy tín của người bị hại trong gia đình, tổ chức hoặc trong xã hội; dư luận xã hội về hành vi xúc phạm đó. Dựa theo những căn cứ mà bạn đưa ra, bạn có thể xem xét việc tố cáo với cơ quan điều tra công an cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) hành vi của những người đó với tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự 1999. Nếu xem xét thấy hành vi của những người đó đã cấu thành thành tội làm nhục người khác thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành khởi tố vụ án.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691