Hệ thống pháp luật

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của kiểm lâm

Ngày gửi: 15/01/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL34199

Câu hỏi:

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của kiểm lâm. Hệ thống tổ chức Kiểm lâm theo quy định của pháp luật hiện hành.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của kiểm lâm. Hệ thống tổ chức Kiểm lâm theo quy định của pháp luật hiện hành.


Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước có chức năng bảo vệ rừng, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Hệ thống tổ chức Kiểm lâm 

– Ở trung ương: Cục Kiểm lâm trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.  

– Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh): Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. 

– Ở huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện): Hạt Kiểm lâm huyện trực thuộc Chi cục Kiểm lâm. Hạt Kiểm lâm huyện quản lý công chức kiểm lâm địa bàn xã. 

– Ở Vườn Quốc gia có diện tích từ 7.000 ha trở lên, Khu Bảo tồn thiên nhiên, Khu rừng đặc dụng khác có diện tích từ 15.000 ha trở lên, Khu rừng phòng hộ đầu nguồn có diện tích từ 20.000 ha rừng trở lên và có nguy cơ bị xâm hại cao, có thể thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt kiểm lâm rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật. 

1. Nhiệm vụ của kiểm lâm:

Điều 80 Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 quy định :

– Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.

– Kiểm tra, kiểm soát việc bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, lưu thông, vận chuyển, kinh doanh lâm sản; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

– Tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng quần chúng bảo vệ rừng.

– Tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng và tổ chức lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy rừng.

– Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng khi rừng bị người khác xâm hại.

– Tổ chức việc bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trọng điểm.

– Thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng và kiểm soát kinh doanh, buôn bán thực vật rừng, động vật rừng.

 2.Trong khi thi hành nhiệm vụ, kiểm lâm có các quyền sau :

– Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, khởi tố, điều tra hình sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về hình sự và pháp luật về tố tụng hình sự;

-Được sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật. 

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

3.Trách nhiệm của kiểm lâm

 Kiểm lâm không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao, để xảy ra phá rừng, cháy rừng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

 Do hệ thống tổ chức kiểm lâm được phân chia theo đơn vị địa lý hành chính để xác định cụ thể được nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm lâm có thể xem thêm tại Nghị định 119/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của kiểm lâm.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan kiểm lâm

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội công chứng viên

– Nhiệm vụ, quyền hạn của sở

– Nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 024.6294.9155  hoặc gửi thư về địa chỉ email: info@hethongphapluat.com.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Dịch vụ tư vấn thuê nhà đất, đất ở Hà Nội

– Dịch vụ tư vấn pháp luật đất đai

– Dịch vụ tư vấn về việc chuyển quyền sử dụng đất

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn