Hệ thống pháp luật

Những quy định của pháp luật về dạy nghề và việc làm

Ngày gửi: 15/01/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL38467

Câu hỏi:

Dạy nghề và việc làm luôn luôn đi liền với nhau. Người lao động nếu được dạy dỗ tốt, có trình độ chuyên môn cao thì rất dễ kiếm được công việc tốt, phù hợp với khả năng của mình.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Có thể nói dạy nghề và việc làm luôn luôn đi liền với nhau. Người lao động nếu được dạy dỗ tốt, có trình độ chuyên môn cao thì rất dễ kiếm được công việc tốt, phù hợp với khả năng của mình. Ngược lại nếu ngay từ khâu đào tạo nghề đã không được chú trọng thì rất khó có thể tìm được công việc tốt. Do đó, việc dạy nghề và học nghề được xem như là gốc rễ của một cái cây vậy, gốc có tốt thì cây mới có thể phát triển nhanh được. Vấn đề học nghề, dạy nghề hiện nay được quy định tại Điều 59 Bộ luật lao động năm 2012, Luật dạy nghề năm 2006 và được hướng dẫn tại
Nghị định của Chính phủ số 139/2006/NĐ-CP ngày 20/11/2006. Theo đó,các trình độ đào tạo trong dạy nghề bao gồm: trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề phải được thành lập dưới các dạng công lập, tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài. Luật dạy nghề cũng quy định về dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên.

Dạy nghề chính quy được thực hiện với các chương trình sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề tại các cơ sở dạy nghề quy định tại các điều 15, 22 và 29 Luật dạy nghề theo các khóa học tập trung và liên tục.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Dạy nghề thường xuyên bao gồm: chương trình bồi dưỡng, nâng cao, cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề; chương trình dạy nghề theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề; chương trình chuyển giao công nghệ.

Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở dạy nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Mục tiêu của dạy nghề được xác định là đào tạo nhân lực kỹ thuật trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn