Hệ thống pháp luật

Nuôi lợn số lượng lớn gây ô nhiễm cho nhà hàng xóm

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL30685

Câu hỏi:

Kính chào Luật sư: Luật sư cho em hỏi. Hiện nay ngay sát nhà em có gia đình hàng xóm có nuôi lợn với số lượng khoảng 30 -50 con và dùng thức đâm đặc (ăn thẳng). Và có xây bể biogas nhưng vẫn rất là hôi nhà em mỗi khi có gió là nhà em gần như không thể được, không những vậy những nhà gần nhà em, khu tập thể giáo viên cũng vậy và đặc biệt hơn nữa cũng gần ngay trường học Tiểu học và Mầm non có bị ảnh hưởng nhưng không nghiêm trọng như nhà em, qua vài lần nhắc nhở nhưng hộ gia đình này vẫn không có viện pháp gì xử lý được mùi. vậy xin hỏi luật sư hình thức chăn nuôi gần ảnh hưởng như vậy có vi phạm gì không nếu vi phạm thì hình thức xử lý như thế nào?? Em xin trân thành cảm ơn

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

–  Luật Bảo vệ Môi trường 2014;

2. Nội dung tư vấn:

 Luật Bảo vệ Môi trường 2014 quy định về trách nhiệm bảo vệ môi trường của ca nhân, tổ chức tiến hành hoạt động sản xuất nông nghiệp.

“Điều 69. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y phải thực hiện quy định về bảo vệ môi trường tại khoản 1 và khoản 2 Điều 78 của Luật này.

2. Phân bón, sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi đã hết hạn sử dụng; dụng cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi sử dụng phải được xử lý theo quy định về quản lý chất thải.

3. Khu chăn nuôi tập trung phải có phương án bảo vệ môi trường và đáp ứng yêu cầu sau:

a) Bảo đảm vệ sinh môi trường đối với khu dân cư;

b) Thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải;

c) Chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh;

d) Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.”

Thêm vào đó, tại Điều 82 Luật bảo vệ Môi trường 2014 cũng quy định hộ gia đình phải có chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cẩm đảm bảo vệ sinh,an toàn

1. Giảm thiểu, phân loại tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định.

2. Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định.

3. Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh.

4. Nộp đủ và đúng thời hạn phí bảo vệ môi trường; chi trả cho dịch vụ thu gom, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;

5. Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường công cộng và tại khu dân cư.

6. Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh, an toàn”

Theo đó, khu chăn nuôi tập trung phải có phương án bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường với khu dân cư, thu gom xử lý nước thải, vệ sinh định kì trang trại,.Hộ gia đình có chuồng trại chăn nuoi gia súc, gia cầm phải đảm bảo vệ sinh, an toàn. Việc hàng xóm nhà bạn chăn nuôi lợn với số lượng 30 – 50 con, có xây bể biogas, nhưng chất thải vẫn gây mùi khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt của gia đình bạn cũng như khu tập thể giáo viên, trường học xung quanh như vậy là hàng xóm nhà bạn đã vi phạm pháp luật về môi trường, khi đã không đảm bảo được vệ sinh môi trường khu dân cư, không xử lý được  chất thải, gây ảnh hưởng môi trường sống của khu dân cư xung quanh. Việc vi phạm này có thể bị xử lý vi phạm hành chính về môi trường và buộc khắc phục sự cố gây ảnh hưởng tới môi trường.

“Điều 160. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức và cá nhân khác, có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và xử lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, cá nhân, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

Bạn đã yêu cầu hàng xóm xử lý việc gây ô nhiễm, phát tán mùi nhưng vẫn không khắc phục được, do vậy bạn có thể nhờ cơ quan có thẩm quyền địa phương can thiệp hoặc tiến hành khởi kiện đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường. Căn cứ quy định tại Điều 162 Luật bảo vệ Môi trường 2014.

>>> Luật sư tư vn pháp lut bảo vệ môi trường qua tổng đài: 024.6294.9155

“Điều 162. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường

1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.

3. Thời hiệu khởi kiện về môi trường được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân bị thiệt hại phát hiện được thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của tổ chức, cá nhân khác.”

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn