Hệ thống pháp luật

Phải làm gì khi chủ nợ thường xuyên đe dọa và uy hiếp

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL40965

Câu hỏi:

Vào tháng 7/2015 chị tôi có vay nợ một số người với hình thức tín chấp, để kinh doanh do làm ăn thua lỗ và mất khả năng trả nợ, chị tôi có mời 5 chủ nợ lại điều đình khoản nợ đã vay từ trước tới giờ. Trong thời gian vay nợ hàng tháng chị tôi điều đóng lãi đầy đủ không thiếu ai 01 tháng tiền lãi nào (Lãi suất vay từ 18%/ năm đến lãi vay 30%/năm). Sau khi chị tôi mời các chủ nợ lại các bên thương lượng để chị tôi trả nợ, nhưng trong đó có 2 con nợ không đồng ý điều đình nợ đề nghị chị tôi phải trả ngay số nợ đã thiếu. Nhưng vì không có tiền trả nợ nên cứ vài ngày qua chửi bới, hăm dọa sẽ cho người bắt cóc con gái chị tôi, ham dọa tính mạng mọi người trong gia đình của tôi và cả mẹ tôi nữa. Tôi có báo chính quyền, trong thời gian phía Công an huyện đang thụ lý hồ sơ điều tra thì phía họ cứ liên tục qua nhà quấy rối, chửi bới dùng những lời thô tục và đe dọa. Họ còn vu khống chị tôi trước cơ quan Cảnh sát điều tra là chị tôi mới bán 1 ghe lúa ôm về hơn 9 tỷ đồng và gửi tại Ngân hàng. Đến ngày 07/01/2016 họ tiếp tục qua nhà chị tôi chửi bới và có những lời nói thô tục, còn phun nước miếng vào mặt của chị tôi, ông còn de dọa mẹ của tôi nếu buổi sáng mẹ tôi đi tập thể dục thì nên coi chừng ông đó. Trong những tháng qua, gia đình tôi đã chịu đựng nhiều những lời lẽ chửi bới thô tục, lời lẽ ham dọa gây hoang mang trong gia đình tôi. Nay tôi muốn khởi kiện họ thì nên bắt đầu tư cơ quan nào? Rất mong được sự giúp đỡ tư vấn của Quý Văn phòng cho gia đình tôi. Chân thành biết ơn.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Trường hợp của gia đình bạn sẽ gồm có hai vấn đề cần giải quyết:

Thứ nhất: 2015 chị bạn có vay nợ một số người với hình thức tín chấp, để kinh doanh do làm ăn thua lỗ và mất khả năng trả nợ và chị bạn có mời 5 chủ nợ lại điều đình khoản nợ đã vay từ trước tới giờ. Trong thời gian vay nợ hàng tháng chị bạn điều đóng lãi đầy đủ không thiếu ai 01 tháng tiền lãi nào. Việc vay nợ về bản chất là hoạt động dựa trên sự tin tưởng giữa các bên và là hoạt động điều chính của Bộ luật dân sự.

Nếu tranh chấp về hợp đồng vay này thì các chủ nợ có thể đưa ra toán án đề giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Thứ hai: do chị bạn làm ăn thua lỗ và mất khả năng thanh toán, tuy nhiên, thường xuyên bị chửi bới, hăm dọa sẽ cho người bắt cóc con gái chị bạn, ham dọa tính mạng mọi người trong gia đình, chửi bới và có những lời nói thô tục, còn phun nước miếng vào mặt của chị bạn, de dọa mẹ của bạn nếu buổi đi tập thể dục thì nên coi chừng. Tất cả những vấn đề bạn trình bày mà những chủ nợ đối với gia đình bạn thì có thể cấu thành lên hình sự rồi.

Theo Bộ luật hình sự 1999 thì:

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai  năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

Điều 103. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Đối với nhiều người;

b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

c) Đối với trẻ em;

d) Để che giấu hoặc trốn tránh  việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Làm thế nào khi bị người khác dọa đánh?

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Các trường hợp mà chủ nợ làm đối với gia đình bạn đủ để cấu thành lên tội hình sự, bạn nên làm một đơn trình bày lên phía cơ quan công an, trong trường hợp xét thấy đủ căn cứ thì điều tra viên được phân công điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

– Lập hồ sơ vụ án hình sự;

– Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;

– Quyết định áp giải bị can, quyết định dẫn giải người làm chứng;

– Thi hành lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản;

– Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;

Nhắn tin đe dọa có bị truy cứu trách nhiệm hình sự

– Tiến hành các hoạt động điều tra khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Đe dọa tung clip nóng để đòi tiền có bị xử lý hình sự?

– Nhắn tin đe dọa bị xử lý như nào?

– Hỏi về vấn đề bị đe dọa ném vật bẩn vào nhà thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại

– Tư vấn luật hình sự miễn phí

– Dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn