Hệ thống pháp luật

Phân biệt nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận

Ngày gửi: 13/01/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL40060

Câu hỏi:

Người ta có thể chia nhãn hiệu do một tập thể các doanh nghiệp làm chủ văn bằng hoặc cùng sử dụng một nhãn hiệu làm hai loại: nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức,cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa,dịch vụ của tổ chức,cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ,nguyên liệu,vật liệu,cách thức sản xuất hàng hoá,cách thức cung cấp dịch vụ,chất lượng,độ chính xác,độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá,dịch vụ mang nhãn hiệu.

Trong nhiều trường hợp, nhãn hiệu xác định một nhóm các doanh nghiệp là nguồn gốc của hàng hóa hoặc dịch vụ sản xuất ra. Người ta có thể chia nhãn hiệu do một tập thể các doanh nghiệp làm chủ văn bằng hoặc cùng sử dụng một nhãn hiệu làm hai loại: nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận.

Tuy nhiên, mục đích của hai loại nhãn hiệu này là khác nhau. Nhãn hiệu tập thể thể hiện sự liên minh giữa một nhóm các doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu, nhãn hiệu chứng nhận lại dẫn chiếu những tiêu chuẩn nhất định mà các sản phẩm dùng nhãn hiệu đó đáp ứng

Xuất phát từ những nhu cầu thương mại, nhãn hiệu chứng nhận mới xuất hiện gần đây, không những không được sử dụng bởi người chủ nhãn hiệu mà còn không được sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ của người chủ nhãn hiệu. Đây là một cơ sở quan trọng nhất để phân biệt nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Người chủ nhãn hiệu chỉ đơn thuần là người đứng ra đăng ký nhãn hiệu này và chỉ rõ nó nhằm xác nhận một tiêu chuẩn nhất định, thường là tiêu chuẩn về chất lượng, quy trình sản xuất…trách nhiệm của họ là đảm bảo các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có mang nhãn phải tuân thủ các tiêu chuẩn, điều kiện được mang nhãn đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Do đặc điểm này mà chủ nhãn hiệu chứng nhận thường là các hiệp hội doanh nghiệp, các liên minh, cơ quan nhà nước…

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Trong việc đăng ký nhãn hiệu chứng nhận, chủ thể xin đăng ký phải có khả năng đảm bảo giá trị của hàng hóa liên quan, tức người chủ sở hữu phải là người đại diện cho hàng hóa đăng ký nhãn hiệu chứng nhận. Đây là một bảo đảm quan trọng cho việc bảo vệ lợi ích công cộng khỏi những hành vi không trung thực

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn