Hệ thống pháp luật

Phân biệt nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đích danh và không đích danh

Ngày gửi: 05/11/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL35678

Câu hỏi:

Vợ tôi đã nhiều lần sảy thai, bác sĩ nói là không thể sinh con được. Tôi có đến Jungensamt (bên Đức) hỏi về việc xin nhận con nuôi. Họ nói không được vì tôi đã hơn 40 tuổi (vợ tôi 40 tuổi, tôi 45 tuổi). Tôi không thể tiến hành làm hồ sơ về việc xin nhận con nuôi. Trường hợp này tôi phải làm như thế nào? Xin cảm ơn!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Nếu anh/vợ anh vẫn còn giữ quốc tịch Việt Nam, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Nuôi con nuôi 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, anh chị có thể nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

Căn cứ theo Điều 31 của Luật này thì anh chị cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:

Đơn xin nhận con nuôi;

Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

Bản điều tra về tâm lý, gia đình;

Phiếu lý lịch tư pháp;

Văn bản xác nhận về tình trạng sức khỏe;

Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;

Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam.

Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.

Các giấy tờ nêu trên phải được Đại sứ quán Việt Nam tại nước nơi anh chị đang thường trú hợp pháp hóa lãnh sự, dịch tiếng Việt và chứng thực bản dịch tại Đại sứ quán Việt Nam tại nước đó luôn hoặc các phòng Tư pháp quận, huyện của Việt Nam. Hồ sơ được lập thành 02 bộ.

Hiện nay Việt Nam đang trong quá trình xây dựng Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi, trong đó có quy định về mức lệ phí. Do vậy hiện chưa có mức lệ phí cụ thể đối với trường hợp của anh chị.

Sau khi hoàn tất các giấy tờ theo hướng dẫn trên (02 bộ hồ sơ của anh chị), anh chị đến Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp để trực tiếp nộp hồ sơ. Trường hợp anh chị có lý do chính đáng không thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi được, thì có thể ủy quyền cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam nộp hộ. Giấy ủy quyền phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch tiếng Việt (02 bản) như đối với các giấy tờ trong hồ sơ của anh chị.

2. Thủ tục khi người Việt Nam định cư tại Mỹ nhận cháu làm con nuôi

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn