CHỦ TỊCH NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8-L/CTN | Hà Nội, ngày 15 tháng 2 năm 1993 |
SỐ 8-L/CTN NGÀY 15 THÁNG 02 NĂM 1993
CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Điều 78 của Luật Tổ chức Quốc hội,
NAY CÔNG BỐ:
Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực phẩm đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá IX) thông qua ngày 4 tháng 2 năm 1993.
Để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, góp phần phát triển sản xuất, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và môi trường sinh thái;
Căn cứ vào Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Pháp lệnh này quy định về công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1- Tài nguyên thực vật bao gồm thực vật có ích và sản phẩm thực vật có ích.
2- Sinh vật gây hại bao gồm sâu bệnh, cỏ, cây, chuột, chim và các nguyên nhân sinh học khác làm hại tài nguyên thực vật.
3- Đối tượng kiểm dịch thực vật là loại sinh vật gây hại tài nguyên thực vật phải được trừ diệt, không để lây lan.
4- Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là thực vật, sản phẩm thực vật, phương tiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển hoặc những hiện vật khác có khả năng mang đối tượng kiểm dịch thực vật.
5- Chủ tài nguyên thực vật là tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc trực tiếp quản lý tài nguyên thực vật đó.
6- Chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc trực tiếp quản lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đó.
7- Thuốc bảo vệ thực vật là chế phẩm có nguồn gốc từ hoá chất, thực vật, động vật, vi sinh vật dùng để phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật.
8- Giống cây bao gồm hạt, củ, cây, bộ phận của cây hoặc các sinh chất khác dùng làm giống.
Nhà nước bảo đảm thực hiện các điều ước quốc tế về bảo vệ và kiểm dịch thực vật mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng tài nguyên thực vật hoặc có hoạt động khác liên quan đến công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên lãnh thổ Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật của Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Nghiêm cấm mọi hành vi gây hại tài nguyên thực vật, sức khoẻ nhân dân và môi trường sinh thái.
PHÒNG, TRỪ SINH VẬT GÂY HẠI TÀI NGUYÊN THỰC VẬT
Công tác phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật bao gồm:
1- Điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo, và thông báo thời gian phát sinh, mức độ gây hại của sinh vật gây hại;
2- Quyết định và hướng dẫn biện pháp phòng ngừa, trừ diệt sinh vật gây hại;
3- Hướng dẫn việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào việc phòng ngừa, trừ diệt sinh vật gây hại.
Chủ tài nguyên thực vật có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1- Yêu cầu cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật thông báo về tình hình sinh vật gây hại trong vùng và biện pháp phòng, trừ;
2- Lựa chọn và áp dụng các biện pháp phòng, trừ phù hợp với lợi ích và khả năng của mình, trừ trường hợp cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật có thẩm quyền quyết định biện pháp khác để bảo vệ tài nguyên thực vật của cả vùng;
3- Xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng, trừ sinh vật gây hại; phát hiện và thông báo với cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật về tình hình sinh vật gây hại tài nguyên thực vật của mình;
4- áp dụng kịp thời các biện pháp phòng, trừ để ngăn ngừa sinh vật gây hại tài nguyên thực vật của mình và không để lây lan phá hại tài nguyên thực vật của người khác.
1- Khi sinh vật gây hại phát triển với tốc độ nhanh, mật độ cao, trên phạm vi rộng, có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật, thì cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp tỉnh báo cáo để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố dịch trong phạm vị địa phương mình và báo cáo Chính phủ. Trường hợp vùng dịch thuộc phạm vi từ hai tỉnh trở lên thì Bộ Trưởng Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm quyết định công bố dịch.
Khi có quyết định công bố dịch, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có dịch phải chỉ đạo các ngành, các cấp phối hợp với các tổ chức xã hội; huy động nhân dân trong vùng có dịch thực hiện ngay các biện pháp hữu hiệu để dập tắt dịch và ngăn ngừa dịch lây lan sang vùng khác. Căn cứ vào tính chất nguy hiểm, mức độ lây lan của dịch, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân nơi có dịch báo cáo cấp trên trực tiếp để áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm dập tắt dịch.
2- Chủ tài nguyên thực vật, tổ chức, cá nhân có liên quan ở nơi có dịch phải thực hiện các biện pháp để dập tắt dịch, khắc phục hậu quả và phòng tránh dịch tái diễn.
3- Khi hết dịch, cơ quan nào quyết định công bố dịch thì cơ quan đó bãi bỏ quyết định công bố dịch.
Điều kiện, thể thức quyết định công bố dịch và bãi bỏ quyết định công bố dịch do Chính phủ quy định.
Những loại sinh vật gây hại không được để lọt ra nước ngoài được xác định trong các văn bản thoả thuận, cam kết giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế hoặc theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Trường hợp đối tượng kiểm dịch thực vật lây lan thành dịch, thì cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải báo ngay với cơ quan có thẩm quyền để quyết định công bố dịch.
Thẩm quyền, điều kiện, thể thức quyết định công bố dịch, dập tắt dịch và bãi bỏ quyết định công bố dịch được áp dụng theo quy định tại
Chế độ kiểm dịch đối với việc nhập khẩu, xuất khẩu vật thể là giống cây, việc khai báo, việc tạm miễn kiểm dịch thực vật trong một số trường hợp do Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quy định.
Cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật chỉ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Trong trường hợp phát hiện vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật không đạt tiêu chuẩn, thì cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật không được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch, đồng thời yêu cầu chủ hàng thực hiện biện pháp xử lý.
Việc kiểm dịch phải được tiến hành ngay sau khi vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được đưa đến địa điểm theo quy định của cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật chỉ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Trong trường hợp vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật không đủ tiêu chuẩn, thì không được phép nhập khẩu và tuỳ theo mức độ mà trả lại chủ hàng hoặc bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Nhà nước khuyến khích việc nghiên cứu, sản xuất, chế biến, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật và các biện pháp phòng, trừ tổng hợp sinh vật gây hại.
Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải đúng đối tượng, chủng loại, liều lượng, nồng độ quy định, đúng thời gian, thời hạn sử dụng và phạm vi cho phép.
Việc tiêu huỷ hoạt chất và thuốc bảo vệ thực vật có độ độc cao, có thể gây nguy hiểm cho người, sinh vật có ích khác và gây ô nhiễm môi trường sinh thái phải được cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật tham gia, giám sát và xác nhận.
Trường hợp để hoạt chất hoặc thuốc bảo vệ thực vật rơi vãi, rò rỉ, thì người gây ra phải kịp thời áp dụng các biện pháp xử lý. Nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng, thì người đó còn phải báo ngay cho cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật hoặc các cơ quan hữu quan biết để xử lý và phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Ở trung ương, lập quỹ dự trữ Nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật;
Ở cấp tỉnh, lập quỹ dự trữ địa phương về thuốc bảo vệ thực vật;
Việc lập, chế độ quản lý, sử dụng quỹ dự trữ thuốc bảo vệ thực vật do Chính phủ quy định.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
Nội dung quản lý Nhà nước về công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật bao gồm:
1- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật trong phạm vi cả nước và ở từng địa phương;
2- Quy định và tổ chức thực hiện các chế độ, thể lệ về công tác bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật;
3- Theo dõi, phát hiện, xác minh sinh vật gây hại tài nguyên thực vật; chỉ đạo việc ngăn chặn, dập tắt dịch gây hại tài nguyên thực vật;
4- Kiểm dịch thực vật;
5- Kiểm định, kiểm nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
6- Cấp, thu hồi giấy chứng nhận hành nghề về bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ thực vật và khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; giấy phép, giấy chứng nhận về kiểm dịch thực vật;
7- Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chế độ, thể lệ về bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật và xử lý các vi phạm chế độ, thể lệ đó;
9- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, vận động nhân dân hiểu và làm công tác bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật; tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật;
10- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật.
Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong phạm vi địa phương mình theo quy hoạch, kế hoạch, chế độ, thể lệ của Nhà nước.
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm phối hợp với các cơ quan hữu quan giúp Chính phủ quản lý Nhà nước về công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật do Chính phủ quy định.
Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan quản lý Nhà nước về công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Cơ quan nhận được khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày công bố.
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
Lê Đức Anh (Đã ký) |
- 1 Quyết định 94/2007/QĐ-BNN bổ sung một số loại thuốc bảo vệ thực vật vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Chỉ thị 2886/CT-BNN-BVTV về tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật, xông hơi khử trùng đối với các lô hàng nông sản có nguồn gốc thực vật xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Quyết định 35/2007/QĐ-BNN công bố Bảng mã HS của Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 4 Quyết định 31/2006/QĐ-BNN ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 5 Quyết định 25/2006/QĐ-BNN về việc đăng ký đặc cách một số loại thuốc bảo vệ thực vật vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Chỉ thị 26/2006/CT-BNN về phòng trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa hè thu ở vùng đồng bằng sông cửu long do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 330:1998 về phương pháp điều tra phát hiện bệnh héo rũ ngô
- 8 Thông tư liên tịch 3-LTTT năm 1997 hướng dẫn kiểm tra, giám sát hàng hóa thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Tổng cục hải cùng quan ban hành
- 9 Quyết định 297-NN-BVTV/QĐ năm 1997 ban hành danh mục thuộc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng trong nông nghiệp ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 10 Quyết định 287-NN-BVTV/QĐ năm 1997 quy định tạm thời thủ tục kiểm tra Nhà nước chất lượng thuốc bảo vệ thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11 Nghị định 78-CP năm 1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- 12 Thông tư liên bộ 92-TT/LB năm 1995 hướng dẫn chế độ trang phục đối với viên chức kiểm dịch thực vật, động vật và Thanh tra viên chuyên ngành bảo vệ thực vật và Thanh tra thú y do Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13 Nghị định 92-CP năm 1993 hướng dẫn Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- 14 Hiến pháp năm 1992
- 1 Quyết định 94/2007/QĐ-BNN bổ sung một số loại thuốc bảo vệ thực vật vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Chỉ thị 2886/CT-BNN-BVTV về tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật, xông hơi khử trùng đối với các lô hàng nông sản có nguồn gốc thực vật xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Quyết định 35/2007/QĐ-BNN công bố Bảng mã HS của Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 4 Quyết định 31/2006/QĐ-BNN ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 5 Quyết định 25/2006/QĐ-BNN về việc đăng ký đặc cách một số loại thuốc bảo vệ thực vật vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Chỉ thị 26/2006/CT-BNN về phòng trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa hè thu ở vùng đồng bằng sông cửu long do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7 Thông tư liên tịch 3-LTTT năm 1997 hướng dẫn kiểm tra, giám sát hàng hóa thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Tổng cục hải cùng quan ban hành
- 8 Quyết định 287-NN-BVTV/QĐ năm 1997 quy định tạm thời thủ tục kiểm tra Nhà nước chất lượng thuốc bảo vệ thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9 Thông tư liên bộ 92-TT/LB năm 1995 hướng dẫn chế độ trang phục đối với viên chức kiểm dịch thực vật, động vật và Thanh tra viên chuyên ngành bảo vệ thực vật và Thanh tra thú y do Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành