UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2000/PL-UBTVQH10 | Hà Nội, ngày 24 tháng 08 năm 2000 |
Đê điều là công trình quan trọng được nhân dân ta xây dựng, giữ gìn, tu bổ qua nhiều thế hệ nhằm ngăn nước lũ, nước biển, bảo vệ tính mạng của nhân dân, bảo vệ sản xuất, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tập thể và cá nhân;
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc xây dựng, tu bổ, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Luật tài nguyên nước;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 6 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2000;
Pháp lệnh này quy định về đê điều.
1. Pháp lệnh này quy định việc xây dựng, tu bổ, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê.
2. Đê điều quy định trong Pháp lệnh này bao gồm:
a) Đê ngăn nước lũ, nước biển;
b) Kè bảo vệ đê;
c) Cống tưới, tiêu qua đê;
d) Công trình phụ trợ khác.
1. Nhà nước thống nhất quản lý các loại đê điều được xây dựng bằng mọi nguồn vốn.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng, tu bổ đê điều; có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư dưới nhiều hình thức, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào việc xây dựng, tu bổ, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê.
Chính phủ quy định tiêu chuẩn cấp đê và phê duyệt cấp của từng tuyến đê.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân thực hiện pháp luật về đê điều.
Nghiêm cấm mọi hành vi phá hoại, gây tổn hại cho đê điều.
2. Trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất, cho phép khai thác đất để xây dựng, tu bổ, nâng cấp đê điều thì người bị thu hồi đất, bị khai thác đất được đền bù hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Kinh phí xây dựng, tu bổ đê điều được Nhà nước ưu tiên đầu tư.
Chính phủ quy định kinh phí xây dựng, tu bổ đê điều cho mỗi cấp đê.
Việc quy định vùng phụ cận phải căn cứ vào cấp đê, đặc điểm kỹ thuật công trình đê điều và yêu cầu của việc bảo vệ đê điều và cứu hộ đê.
Chính phủ quy định vùng phụ cận của đê điều.
Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ bảo vệ đê điều.
Người nào phát hiện hành vi gây tổn hại hoặc đe dọa đến an toàn của đê điều, các hư hại đê điều do thiên tai gây ra phải kịp thời ngăn chặn và báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc nhân viên quản lý đê điều.
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác; đào ao, giếng và nạo vét luồng lạch trong phạm vi bảo vệ đê điều;
2. Vận hành công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều trái quy trình, quy phạm kỹ thuật đã được quy định;
4. Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông; để vật liệu trên đê, trừ vật liệu dự trữ phòng, chống lụt, bão;
5. Nổ phá gây nguy hại đến an toàn đê điều, trừ trường hợp nổ phá để phân lũ, chậm lũ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định;
7. Cuốc giẫy cỏ, chất đống rơm rạ, củi rác ở đê;
8. Các hành vi khác ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn của đê điều và thoát lũ nhanh, trừ những hoạt động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại
1. Cắt xẻ đê để xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều;
2. Khoan thăm dò trong phạm vi bảo vệ đê điều;
3. Xây dựng công trình chuyên dùng phục vụ phòng, chống lụt, bão, giao thông, quốc phòng, an ninh và công trình đặc biệt khác trong phạm vi bảo vệ đê điều;
4. Sử dụng đê, kè, cống làm nơi neo đậu tàu, thuyền, bè mảng, để vật liệu tạm thời;
5. Các hoạt động gây chấn động liên quan đến an toàn đê điều.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp phép cho các hoạt động quy định tại
Việc cải tạo đê để kết hợp làm đường giao thông phải bảo đảm an toàn đê điều.
Tổ chức, cá nhân cải tạo đê để kết hợp làm đường giao thông phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với đê cấp IV.
Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác mặt đê đã cải tạo để kết hợp làm đường giao thông có trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa mặt đê đó; việc bảo dưỡng, sửa chữa phải tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật về đê điều và giao thông.
1. Mái đê, cơ đê phải trồng cỏ hoặc áp dụng biện pháp khác để chống xói mòn.
2. Đất trong vùng phụ cận của đê điều chỉ được trồng cây chắn sóng, lúa và cây ngắn ngày.
Việc khai thác cây chắn sóng phải theo sự hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đê điều.
a) Nhà cửa, công trình ở mặt đê, mái đê, cơ đê và trong phạm vi 5m kể từ chân đê hiện tại đối với mọi cấp đê đều phải di dời;
b) Nhà cửa, công trình từ vị trí cách chân đê hiện tại 5m đến hết phạm vi bảo vệ đê điều được tiếp tục sử dụng nhưng không được mở rộng; chủ sở hữu, người sử dụng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đê điều; trường hợp xây dựng sau ngày công bố Pháp lệnh về đê điều năm 1989 mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì căn cứ vào mức độ vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật;
c) Nhà cửa, công trình ở bãi sông, lòng sông mà không gây ảnh hưởng trực tiếp đến thoát lũ thì được tiếp tục sử dụng; trường hợp gây ảnh hưởng trực tiếp đến thoát lũ thì phải di dời; trường hợp gây ảnh hưởng trực tiếp đến thoát lũ nhanh thì phải di dời trước. Việc di dời nhà cửa, công trình được thực hiện theo kế hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Chủ sở hữu, người sử dụng nhà cửa, công trình phải di dời được xem xét đền bù thiệt hại hoặc hỗ trợ kinh phí theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định việc thực hiện Điều này.
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và sắc phục của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều do Chính phủ quy định.
Tổ chức, nhiệm vụ và chế độ thù lao cho lực lượng này do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định.
2. Việc cứu hộ các công trình liên quan đến an toàn của đê được coi như cứu hộ đê.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm giúp Chính phủ chỉ đạo công tác hộ đê, cứu hộ đê.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm lập và thực hiện phương án cứu hộ công trình có liên quan đến an toàn của đê thuộc phạm vi quản lý của mình và tham gia thực hiện cứu hộ đê cho địa phương theo quyết định huy động của Chính phủ.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc hộ đê, cứu hộ đê để bảo đảm an toàn đê điều theo tiêu chuẩn thiết kế.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt các phương án hộ đê, cứu hộ đê trong địa phương; kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện phương án đó.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức thực hiện phương án hộ đê, cứu hộ đê đã được phê duyệt.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ tổ chức thực hiện cứu hộ đê cho địa phương khác theo lệnh huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Quân đội có trách nhiệm hộ đê, cứu hộ đê và là lực lượng chủ lực trong công tác này.
2. Chính phủ quy định cụ thể các tình huống khẩn cấp cần phân lũ, chậm lũ; các biện pháp di dân an toàn, bảo đảm sản xuất và đời sống của nhân dân, khắc phục hậu quả ngập lụt, trợ cấp cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng phân lũ, chậm lũ.
2. Tổ chức, cá nhân được huy động phải chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vật tư, phương tiện được huy động phải hoàn trả sau khi sử dụng, nếu bị thiệt hại thì được bồi thường theo quy định của pháp luật. Người bị thương, bị thiệt hại tính mạng trong khi tham gia hộ đê, cứu hộ đê được xét hưởng chế độ, chính sách quy định tại các điều 28, 29, 30 và 31 của Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích.
Nội dung quản lý nhà nước về đê điều bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện điều tra cơ bản, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về xây dựng, tu bổ, quản lý, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê, cứu hộ đê;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn về xây dựng, tu bổ, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê, cứu hộ đê;
3. Quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp đê điều có sự cố xảy ra hoặc có nguy cơ bị uy hiếp;
4. Cấp, thu hồi giấy phép về các hoạt động phải có phép trong phạm vi bảo vệ đê điều;
5. Tổ chức việc thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về hệ thống đê điều và công trình có liên quan tới an toàn đê điều;
6. Đầu tư và tổ chức việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào việc xây dựng, tu bổ, bảo vệ, sử dụng đê điều, hộ đê, cứu hộ đê; đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ cho những người làm công tác đê điều;
7. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, kinh nghiệm về quản lý, bảo vệ đê điều cho cộng đồng;
8. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đê điều; giải quyết khiếu nại, tố cáo về đê điều;
9. Chỉ đạo việc thực hiện quan hệ quốc tế trong lĩnh vực đê điều.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đê điều.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về đê điều.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện việc quản lý nhà nước về đê điều theo sự phân công của Chính phủ.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.
Chính phủ quy định cụ thể việc phân công trách nhiệm, phân cấp quản lý nhà nước về đê điều.
1. Thanh tra việc thực hiện pháp luật về đê điều;
2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đê điều.
Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành về đê điều.
2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm hoặc bao che cho người khác vi phạm pháp luật về đê điều; thiếu trách nhiệm trong việc thi hành pháp luật về đê điều thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001.
Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh về đê điều ngày 09 tháng 11 năm 1989.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
Nông Đức Mạnh (đã ký) |
- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8412:2010 về công trình thủy lợi - hướng dẫn lập quy trình vận hành
- 2 Tiêu chuẩn ngành 14TCN 165:2006 về Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình công trình đê điều
- 3 Chỉ thị 57/2006/CT-BNN về tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê trong mùa lũ, bão do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Quyết định 58/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện có tại các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Tiêu chuẩn ngành 14TCN 156:2005 về Hệ thống công trình thuỷ lợi - Quy định về lập và ban hành quy trình vận hành hệ thống của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Nghị định 78/2005/NĐ-CP về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và sắc phục của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều
- 7 Nghị định 171/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Đê điều
- 8 Lệnh công bố Pháp lệnh Đê điều; Pháp lệnh Phòng, chống lụt bão sửa đổi năm 2000
- 9 Luật Tài nguyên nước 1998
- 10 Hiến pháp năm 1992
- 1 Quyết định 58/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện có tại các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Chỉ thị 57/2006/CT-BNN về tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê trong mùa lũ, bão do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Luật Đê điều 2006
- 4 Pháp lệnh Đê điều năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 5 Lệnh công bố Pháp lệnh Đê điều; Pháp lệnh Phòng, chống lụt bão sửa đổi năm 2000