UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38-L/CTN | Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 1994 |
CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC SỐ 38 L/CHỦ TỊCH NƯỚC NGÀY 10 THÁNG 12 NĂM 1994 (TRÍCH)
CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Điều 78 của Luật tổ chức Quốc hội;
NAY CÔNG BỐ:
Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1994.
KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN
Để tăng cường quản lý Nhà nước, nâng cao trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn nhằm điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học và dự báo khí tượng thuỷ văn, dự báo thời tiết góp phần phòng, chống thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường không khí và nước;
Căn cứ vào Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Pháp lệnh này quy định về khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn.
Công trình khí tượng thuỷ văn được chia thành hai loại: công trình khí tượng thuỷ văn cơ bản và công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng.
Trong Pháp lệnh này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3. Trạm khí tượng thuỷ văn là công trình để trực tiếp quan trắc các yếu tố khí tượng thuỷ văn, các yếu tố môi trường không khí và nước trên mặt đất, dưới nước, trên sông, biển và trên không.
4. Đài khí tượng thuỷ văn là công trình để trực tiếp quan trắc các yếu tố khí tượng thuỷ văn, các yếu tố môi trường không khí và nước; thu thập, xử lý dữ liệu từ nhiều trạm; dự báo khí tượng thuỷ văn, dự báo thời tiết và cung cấp thông tin khí tượng thuỷ văn trên một khu vực.
5. Hành lang an toàn kỹ thuật là khoảng không, diện tích mặt đất, mặt nước, dưới nước cần thiết để bảo đảm công trình hoạt động đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và tư liệu khí tượng thuỷ văn thu được từ các công trình đó được chính xác, phản ánh khách quan tính tự nhiên của khu vực, bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế.
Nhà nước thực hiện các điều ước quốc tế về khí tượng thuỷ văn mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Đối với công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng thì ngoài việc phải tuân theo quy định tại đoạn một Điều này còn phải được Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn thẩm định về tiêu chuẩn kỹ thuật khí tượng thuỷ văn.
Chủ công trình khí tượng thuỷ văn phải có trách nhiệm tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ công trình của mình.
Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình động viên, giáo dục nhân dân bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn và giám sát việc thi hành pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn.
Nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại đến công trình khí tượng thuỷ văn.
KHAI THÁC CÔNG TRÌNH KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN
Khai thác công trình khí tượng thuỷ văn bao gồm:
3. Lưu trữ các tư liệu khí tượng thuỷ văn và cung cấp tư liệu theo yêu cầu của người sử dụng.
Chính phủ quy định về hành lang an toàn kỹ thuật của từng loại công trình khí tượng thuỷ văn.
Chính phủ quy định Danh mục các công trình khí tượng thuỷ văn cơ bản thuộc loại đặc biệt theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn;
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn quyết định việc di chuyển các công trình khí tượng thuỷ văn cơ bản khác;
3. Chủ đầu tư xây dựng công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng quyết định việc di chuyển công trình khí tượng thuỷ văn của mình và thông báo tới Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn.
Việc di chuyển các công trình khí tượng thuỷ văn được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này phải bảo đảm tính đồng nhất, liên tục của tư liệu khí tượng thuỷ văn.
Người khai thác, sử dụng tư liệu khí tượng thuỷ văn phải trả lệ phí theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định mức lệ phí đối với từng loại tư liệu.
Dịch vụ khí tượng thuỷ văn được thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng.
1. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng của Nhà nước phục vụ các nhu cầu chung của toàn xã hội;
2. Phục vụ nhu cầu quốc phòng và an ninh quốc gia;
3. Trao đổi thông tin với nước ngoài, tổ chức quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
BẢO VỆ CÔNG TRÌNH KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN
Bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn bao gồm:
1. Các biện pháp nhằm ngăn chặn mọi hành vi xâm hại công trình khí tượng thuỷ văn; phòng, tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn và các trường hợp rủi ro khác gây ra;
2. Lập bản đồ quy hoạch mạng lưới công trình khí tượng thuỷ văn; xây dựng hồ sơ và chỉ giới đất công trình;
3. Thực hiện các quy định về bảo dưỡng, tu bổ và sửa chữa để công trình hoạt động đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn, ổn định và lâu dài;
4. Thực hiện các quy định về bảo mật và bảo quản tư liệu khí tượng thuỷ văn.
2. Công trình khí tượng thuỷ văn tại địa phương nào thì Uỷ ban nhân dân nơi đó có trách nhiệm phối hợp tổ chức bảo vệ công trình.
Trường hợp công trình bị xâm hại hoặc có sự cố xảy ra thì tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình có trách nhiệm báo cáo Uỷ ban nhân dân địa phương để có biện pháp bảo vệ và khắc phục hậu quả.
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Xâm hại công trình khí tượng thuỷ văn;
2. Lấn chiếm đất đai thuộc phạm vi công trình; vi phạm quy định về hành lang an toàn kỹ thuật của công trình;
3. Cản trở việc khai thác, sử dụng công trình;
4. Cung cấp hoặc sử dụng tư liệu khí tượng thuỷ văn trái với quy định bảo mật của Nhà nước và các quy định khác của pháp luật.
Tư liệu của công trình khí tượng thuỷ văn cơ bản được đưa vào lưu trữ Nhà nước.
Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn phối hợp với Cục Lưu trữ Nhà nước quy định chế độ lưu trữ và bảo vệ tư liệu khí tượng thuỷ văn quy định tại đoạn một Điều này.
Tư liệu của công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng do tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình đó chịu trách nhiệm lưu trữ và bảo vệ theo quy định của pháp luật.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN
Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn.
Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình khí tượng thuỷ văn tại địa phương mình theo hướng dẫn của Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn.
Nội dung quản lý Nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn bao gồm:
6. Tuyên truyền, động viên nhân dân thực hiện các quy định về bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn;
7. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khí tượng thuỷ văn.
Tổ chức có công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng phải đăng ký tại Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn.
Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn quy định và hướng dẫn thực hiện đăng ký công trình khí tượng thuỷ văn, cấp và thu hồi giấp phép hoạt động của công trình.
1. Tranh chấp liên quan đến đất công trình khí tượng thuỷ văn cơ bản được giải quyết theo quy định của Luật Đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
2. Tranh chấp liên quan đến khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn do Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn giải quyết. Trường hợp không giải quyết được thì Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
3. Tranh chấp trong việc thực hiện hợp đồng về dịch vụ khí tượng thuỷ văn do Toà án nhân dân giải quyết.
Thanh tra về khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn là thanh tra chuyên ngành.
Tổng cục Khí tượng thuỷ văn có trách nhiệm thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn.
Nội dung thanh tra về khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn bao gồm:
1. Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn;
2. Thanh tra về chất lượng tư liệu khí tượng thuỷ văn do các tổ chức, cá nhân có công trình khí tượng thuỷ văn cung cấp;
3. Thanh tra việc thực hiện quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật khí tượng thuỷ văn.
Trong quá trình thanh tra, Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên có quyền:
1. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tư liệu và trả lời những vấn đề cần thiết cho việc thanh tra;
2. Tiến hành các biện pháp thanh tra kỹ thuật tại hiện trường;
3. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm;
4. Quyết định tạm đình chỉ trong trường hợp khẩn cấp các hoạt động có nguy cơ gây thiệt hại đến công trình khí tượng thuỷ văn và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó, đồng thời báo cáo ngay với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý.
Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo với Tổng cục Khí tượng thuỷ văn hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của Nhà nước những hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn.
Cơ quan nhận được khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại và tố cáo của công dân và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Những người đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn mà bị thiệt hại về tài sản, sức khoẻ hoặc tính mạng thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.
Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày ban hành.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bị bãi bỏ.
Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh này.
TM Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Chủ tịch Nông Đức Mạnh |
- 1 Nghị định 173/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ
- 2 Nghị định 61/2008/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn
- 3 Quyết định 172/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 24/2006/QĐ-BTNMT ban hành Quy phạm Lưu trữ tư liệu khí tượng thủy văn do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5 Quyết định 17/2004/QĐ-BTNMT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành
- 6 Quyết định 581-TTg năm 1997 về Quy chế báo bão, lũ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Nghị định 24/1997/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình khí tượng thủy văn
- 8 Hiến pháp năm 1992
- 1 Quyết định 172/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 24/2006/QĐ-BTNMT ban hành Quy phạm Lưu trữ tư liệu khí tượng thủy văn do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3 Quyết định 17/2004/QĐ-BTNMT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành
- 4 Quyết định 581-TTg năm 1997 về Quy chế báo bão, lũ do Thủ tướng Chính phủ ban hành