- 1 Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 2 Luật Công đoàn 2012
- 3 Nghị quyết 44/NQ-CP năm 2014 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Chính phủ ban hành
- 4 Luật giáo dục 2019
- 5 Hướng dẫn 1294/HD-TLĐ năm 2019 về đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG - | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/QCPH-LĐLĐ-SGD&ĐT | TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2020 |
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế phối hợp hoạt động giữa Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh với Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2023 (gọi tắt là Quy chế) quy định về nguyên tắc, nội dung cơ bản và phương pháp tổ chức thực hiện trong phối hợp công tác chỉ đạo và điều hành hoạt động giữa Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh với Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2023.
2. Quy chế áp dụng đối với Liên đoàn Lao động Quận/Huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận/Huyện, Công đoàn ngành Giáo dục Thành phố; Đoàn viên công đoàn, công chức, viên chức, người lao động đang công tác trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý, có tổ chức Công đoàn trực thuộc Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh.
1. Quy chế xây dựng trên cơ sở bám sát thực tiễn của hoạt động ngành Giáo dục và hoạt động Công đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động của Công đoàn, phát huy vai trò Tổ chức Công đoàn trong việc tham gia thực hiện đổi mới giáo dục, đào tạo.
2. Thống nhất trong việc quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Luật Công đoàn, Luật Giáo dục; các quy định, văn bản chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam; triển khai các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ chức Công đoàn và ngành Giáo dục đúng quy định, phân cấp quản lý trong điều kiện, đặc thù và tình hình thực tế của Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Tạo điều kiện thuận lợi và phát huy vai trò trách nhiệm của đội ngũ Đoàn viên công đoàn, công chức, viên chức, người lao động trong tham gia các hoạt động do Liên đoàn Lao động Thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố phối hợp triển khai; tăng cường hoạt động của tổ chức Công đoàn phù hợp tình hình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
4. Sự phối hợp của hai bên đảm bảo tính liên tục, kịp thời, thiết thực, có trọng tâm, tránh hình thức và tránh chồng chéo, tạo thuận lợi trong điều hành, định hướng hoạt động của cơ sở. Qua thực hiện Quy chế kịp thời sơ kết, tổng kết đánh giá các giải pháp, mô hình mang lại hiệu quả.
1. Phối hợp tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ đoàn viên công đoàn, công chức, viên chức, người lao động; tập trung chăm lo các trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo, gia đình bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh,...
2. Tham gia đóng góp các ý kiến sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách và các quy định liên quan đến đoàn viên công đoàn, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Giáo dục; giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ của ngành Giáo dục, đảm bảo mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
3. Nắm bắt tình hình hoạt động thực tiễn của Công đoàn cơ sở, các đơn vị giáo dục trực thuộc; kịp thời báo cáo, tham mưu các cấp lãnh đạo về giải pháp, cơ chế hỗ trợ chăm lo; giải quyết các vướng mắc, nhu cầu nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, công chức, viên chức, người lao động.
4. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, hằng năm hai đơn vị phối hợp hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đảm bảo đúng quy định.
1. Phối hợp tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước, phong trào công nhân viên chức lao động, hoạt động công đoàn gắn với chủ đề năm học của ngành Giáo dục và của tổ chức Công đoàn thành phố; Thống nhất nội dung trong việc định hướng, triển khai các phong trào, các cuộc vận động phù hợp đặc thù, điều kiện thực tiễn của Thành phố Hồ Chí Minh trên tinh thần phát huy tính chủ động, sáng tạo, xung kích của đội ngũ đoàn viên công đoàn, công chức, viên chức, người lao động.
2. Phối hợp triển khai hiệu quả các giải pháp thực hiện phong trào thi đua, các cuộc vận động mang đặc thù của tổ chức Công đoàn và ngành Giáo dục thành phố, nhằm phát huy tốt nhất các điều kiện và tạo môi trường thuận lợi để đoàn viên công đoàn, công chức, viên chức, người lao động thuộc ngành Giáo dục thành phố hưởng ứng, tham gia.
3. Phối hợp tuyên truyền, vận động đội ngũ cán bộ đoàn viên công đoàn, công chức, viên chức, người lao động hưởng ứng và tích cực tham gia các giải thưởng do Liên đoàn Lao động thành phố và Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố phát động.
4. Thống nhất trong thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đảm bảo đúng theo Luật thi đua, khen thưởng và quy chế thi đua, khen thưởng của từng đơn vị.
Điều 5. Phối hợp công tác tuyên truyền, giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ
1. Phối hợp tổ chức tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống tổ chức, đơn vị đến đội ngũ đoàn viên công đoàn, công chức, viên chức, người lao động,... nhân các ngày Lễ lớn của đất nước, ngày kỷ niệm tổ chức Công đoàn và ngành Giáo dục.
2. Phối hợp tổ chức quán triệt kịp thời đến đội ngũ đoàn viên công đoàn, công chức, viên chức, người lao động về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Các văn bản hướng dẫn, quy định của Tổng Liên đoàn, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Nghị quyết, Chương trình hành động của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến công tác Công đoàn với ngành Giáo dục và Đào tạo.
3. Phối hợp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đoàn viên công đoàn, công chức, viên chức; quan tâm triển khai chương trình hỗ trợ miễn giảm học phí, học bổng,... của các cơ sở giáo dục, các trường nghề trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo trong đào tạo nghề dành cho công nhân, người lao động thành phố. Tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, bảo mẫu khu vực nhà trẻ tư thục, nhóm trẻ gia đình; đặc biệt nhóm giữ trẻ cho con công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố.
4. Phối hợp triển khai và thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với chủ đề từng năm phù hợp với mỗi đơn vị, cá nhân. Có nhiều giải pháp nhân rộng, biểu dương các tập thể, cá nhân thực hiện tốt.
Điều 6. Phối hợp công tác tổ chức cán bộ, xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh
1. Phối hợp triển khai các giải pháp xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc ngành Giáo dục thành phố quản lý theo Hướng dẫn số 1294/HD-TLĐ ngày 14 tháng 8 năm 2019 về đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở; triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
2. Phối hợp vận động, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở tại các đơn vị giáo dục chưa có tổ chức công đoàn cơ sở; Định hướng, triển khai các giải pháp bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú sang Đảng xem xét kết nạp, quan tâm đẩy mạnh công tác phát triển đảng tại các đơn vị giáo dục ngoài công lập.
Điều 7. Phối hợp công tác kiểm tra, giám sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Thường xuyên phối hợp kiểm tra, giám sát các nội dung triển khai phù hợp chức năng, nhiệm vụ từng đơn vị khi có yêu cầu; Thông tin hai bên về kết quả kiểm tra, giám sát các tập thể, cá nhân có liên quan (nếu có) nhằm phục vụ tốt công tác bình chọn tuyên dương, khen thưởng và đánh giá, xếp loại thi đua hằng năm.
2. Phối hợp giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với đoàn viên công đoàn, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc; tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động, phản ánh của đoàn viên công đoàn, công chức, viên chức, người lao động thuộc ngành Giáo dục thành phố (nếu có).
Điều 8. Phối hợp công tác thông tin báo cáo, sơ kết, tổng kết
1. Hai bên chủ động, kịp thời thông tin Chương trình công tác hằng năm; Đồng thời căn cứ nhiệm vụ năm học của ngành Giáo dục, cùng trao đổi, thống nhất các nội dung cụ thể hóa thực hiện Quy chế phối hợp.
2. Phối hợp báo cáo đánh giá, tổ chức sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện Quy chế; Rà soát và điều chỉnh, bổ sung (nếu có) các nội dung cần phối hợp trong năm và những vấn đề đột xuất khác.
Điều 9. Triển khai thực hiện Quy chế
1. Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh giao Văn phòng Liên đoàn Lao động thành phố tham mưu, phối hợp Văn phòng Ủy Ban kiểm tra, các Ban chuyên đề theo dõi việc thực hiện Quy chế.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố giao Văn phòng Sở tham mưu, phối hợp các Phòng chuyên môn, Công đoàn ngành Giáo dục thành phố theo dõi thực hiện Quy chế.
3. Căn cứ nội dung Quy chế phối hợp, hằng năm hai bên ban hành kế hoạch liên tịch tổ chức phát động các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện các nhiệm vụ chính trị; tổ chức các hoạt động, phong trào gắn chủ đề năm đến cán bộ, đoàn viên công đoàn, công chức, viên chức, người lao động ngành Giáo dục.
4. Căn cứ vào tình hình thực tế, Liên đoàn Lao động Quận/Huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo 24 Quận/Huyện xây dựng, ký kết Quy chế phối hợp; Hằng năm, có kế hoạch phối hợp tổ chức các hoạt động cho đội ngũ đoàn viên công đoàn, công chức, viên chức, người lao động của ngành Giáo dục tại địa phương.
Điều 10. Thành lập Tổ giúp việc thực hiện Quy chế
1. Tổ giúp việc:
- Đồng Tổ trưởng gồm các đồng chí:
Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ Thành phố;
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố phụ trách Văn phòng Sở.
- Thành viên gồm các đồng chí: Chánh Văn phòng, Chủ nhiệm UBKT, Trưởng các Ban chuyên đề LĐLĐ Thành phố; Chánh Văn phòng; Trưởng Phòng Giáo dục Mầm Non, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học, Trưởng Phòng Giáo dục Trung học, Trưởng Phòng Chính trị tư tưởng Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục thành phố.
2. Tổ giúp việc có trách nhiệm phối hợp tham mưu lãnh đạo hai đơn vị trong việc ban hành, triển khai và kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện Quy chế; Đồng thời, tùy vào chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban, các thành viên nghiên cứu tham mưu nội dung, giải pháp thực hiện đảm bảo sự thống nhất, phát huy được tính hiệu quả của Quy chế.
3. Định kỳ hằng năm, họp Tổ giúp việc nhằm thống nhất các nội dung tổ chức thực hiện; Tham mưu ban hành các kế hoạch cụ thể hóa, định hướng đến cơ sở; Tham mưu công tác đánh giá, báo cáo, tổ chức sơ kết, tổng kết Quy chế.
Điều 11. Hiệu lực thi hành và sửa đổi, bổ sung Quy chế
1. Quy chế phối hợp giai đoạn từ 2020 đến năm 2023, có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế này, nếu có vướng mắc hai bên cùng xem xét, thống nhất sửa đổi, bổ sung kịp thời./.
TM. BAN THƯỜNG VỤ | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
|
- 1 Công văn 2013/KH-SGDĐT về tổ chức hoạt động hè cho học sinh năm 2020 ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội
- 2 Công văn 01/CV-HĐPHPBGDPL năm 2020 về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 do Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố Hà Nội ban hành
- 3 Công văn 928/STP-PBGDPL năm 2020 về phối hợp triển khai tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19 do Sở Tư pháp thành phố Hà Nội ban hành