BỘ CÔNG AN - BỘ GTVT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1065/QCPH-C67 | Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2016 |
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;
Căn cứ văn bản số 111/UBATGTQG ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về việc tăng cường phối hợp liên ngành bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Quyết định số 862/QĐ-BGTVT ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 4409/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 7836/QĐ-BCA ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Cảnh sát giao thông;
Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường thủy nội địa, Cục Cảnh sát giao thông, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất ban hành Quy chế phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát giao thông, Đường thủy nội địa Việt Nam và Đăng kiểm Việt Nam trong công tác bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa như sau:
Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ bảo vệ TTATGT đường thủy (sau đây viết gọn là Cảnh sát giao thông), Đường thủy nội địa Việt Nam (ĐTNĐ) và Đăng kiểm Việt Nam trong công tác bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa.
1. Hoạt động phối hợp phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng lực lượng; chỉ đạo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh), các quy định của pháp luật và Quy chế này.
2. Bảo đảm sự bình đẳng, thống nhất, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau, không làm ảnh hưởng đến hoạt động nghiệp vụ của mỗi bên.
3. Quan hệ phối hợp giữa các lực lượng được thực hiện bằng kế hoạch, chương trình công tác cụ thể đối với hoạt động thường xuyên, định kỳ hoặc có sự thống nhất giữa các cơ quan đối với các trường hợp đột xuất.
Điều 3. Trao đổi, cung cấp tài liệu, thông tin
Việc trao đổi, cung cấp tài liệu, thông tin được tiến hành trên cơ sở đồng cấp. Nội dung trao đổi, cung cấp của từng lực lượng như sau:
1. Cơ quan Đường thủy nội địa Việt Nam
1.1. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng và hàng năm cung cấp, trao đổi thông tin, tình hình bằng văn bản cho Cảnh sát giao thông, Đăng kiểm Việt Nam những nội dung sau:
- Số liệu về kết cấu hạ tầng giao thông ĐTNĐ, bao gồm: ĐTNĐ; cảng, bến thủy nội địa; kè, đập giao thông và các công trình phụ trợ khác.
- Tình hình về luồng và phương án triển khai báo hiệu ĐTNĐ.
- Số liệu về đăng ký, xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa.
- Số liệu về đào tạo, cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cho thuyền viên và người lái phương tiện thủy nội địa.
- Sản lượng vận tải hàng hóa, hành khách trên ĐTNĐ.
- Tình hình vi phạm luồng, hành lang bảo vệ luồng (xây dựng công trình trái phép, họp chợ, khai thác cát sỏi, thủy sản trên luồng, hành lang bảo vệ luồng,...) gây cản trở giao thông.
- Kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của lực lượng Thanh tra, Cảng vụ ĐTNĐ.
- Những tồn tại, bất cập trong quản lý về lĩnh vực giao thông ĐTNĐ và những tình hình khác có liên quan.
1.2. Thông tin, tình hình, vụ việc cần trao đổi, cung cấp ngay:
- Văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác có liên quan đến TTATGT đường thủy nội địa mới ban hành; các chủ trương, biện pháp về bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa do lực lượng ĐTNĐ triển khai, thực hiện.
- Tai nạn giao thông và các tai nạn khác xảy ra trên đường thủy (số người chết, bị thương, phương tiện chìm đắm, thiệt hại về tài sản, phân tích nguyên nhân và kiến nghị các biện pháp phòng ngừa,...).
- Các quy hoạch phát triển giao thông ĐTNĐ; tuyến ĐTNĐ quốc gia, địa phương được công bố; tình hình bất thường của luồng, tuyến.
- Các trường hợp vi phạm bị tước bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng.
- Các trường hợp vi phạm trong công tác bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa để phối hợp kiểm tra, xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền.
2. Cơ quan Đăng kiểm Việt Nam
2.1. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng và hàng năm cung cấp, trao đổi thông tin, tình hình bằng văn bản cho Cảnh sát giao thông, ĐTNĐ Việt Nam những nội dung sau:
- Số liệu phương tiện tham gia kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo từng loại hình: kiểm tra đóng mới và đăng ký kỹ thuật lần đầu, kiểm tra định kỳ, trên đà, bất thường.
- Tình hình, số liệu phương tiện không đăng kiểm kỹ thuật định kỳ.
- Số liệu về cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện; nhập khẩu phương tiện thủy nội địa.
2.2. Thông tin, tình hình, vụ việc cần trao đổi, cung cấp ngay:
- Chủ trương, biện pháp của ngành đăng kiểm phương tiện thủy (phương tiện thủy nội địa, tàu biển, kết cấu nổi khác).
- Những trường hợp phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa, phục hồi không có hồ sơ thiết kế, không theo thiết kế được Đăng kiểm Việt Nam phê duyệt.
- Các trường hợp phương tiện thủy hết niên hạn sử dụng hoặc có nguy cơ gây mất an toàn cao.
- Các trường hợp vi phạm trong công tác bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa để phối hợp kiểm tra, xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền.
3. Lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ bảo vệ TTATGT đường thủy
3.1. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng và hàng năm cung cấp, trao đổi thông tin, tình hình bằng văn bản cho cơ quan ĐTNĐ Việt Nam, Đăng kiểm Việt Nam những nội dung sau:
- Tình hình vi phạm của cảng, bến thủy nội địa; nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản trái phép trên luồng, hành lang bảo vệ luồng gây cản trở giao thông.
- Tình hình vi phạm TTATGT như: số phương tiện không đăng ký, đăng kiểm, không đảm bảo an toàn, chở quá vạch dấu mớn nước an toàn, chở quá sức chở người của phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện không có bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định...
- Tình hình, nguyên nhân tai nạn giao thông và các tai nạn khác trên đường thủy và kiến nghị các biện pháp phòng ngừa.
- Thông tin vi phạm hành chính và pháp luật khác trong hoạt động giao thông ĐTNĐ thuộc trách nhiệm của công nhân, viên chức thuộc cơ quan ĐTNĐ Việt Nam, Đăng kiểm Việt Nam do Cảnh sát giao thông phát hiện, xử lý.
3.2. Thông tin, tình hình, vụ việc cần trao đổi, cung cấp ngay:
- Các biện pháp, kế hoạch của lực lượng Cảnh sát giao thông về bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa.
- Tình hình bất thường, thay đổi của luồng (khan cạn, thay đổi...), vật chướng ngại trên luồng; sự thay đổi, mất mát, chuyển dịch, hư hỏng, khác thường của báo hiệu trên luồng...
- Tình hình ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông đường thủy và các tai nạn khác xảy ra trên đường thủy (số người chết, bị thương, phương tiện chìm đắm, thiệt hại về tài sản, phân tích nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa,...).
- Các trường hợp vi phạm trong công tác bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa để phối hợp kiểm tra, xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền.
- Kết quả xử lý vi phạm trong hoạt động giao thông ĐTNĐ.
Điều 4. Các hoạt động phối hợp
1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Các lực lượng có trách nhiệm phối hợp với nhau và phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về Luật Giao thông ĐTNĐ, Nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ về bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành để các tổ chức, cá nhân tham gia, khai thác giao thông ĐTNĐ hiểu và chấp hành.
Căn cứ tình hình TTATGT, tình hình chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông ĐTNĐ trên toàn quốc, của từng địa phương, hàng năm các đơn vị phối hợp có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn bằng nhiều hình thức, biện pháp phù hợp như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu Luật Giao thông ĐTNĐ, củng cố phát triển và xây dựng mô hình các tổ tự quản tuyến sông, cảng, bến trật tự, an toàn; thông tin hoạt động, kết quả phối hợp liên ngành của các đơn vị, địa phương để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia giao thông ĐTNĐ.
2. Kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trên ĐTNĐ và giải quyết tình hình phức tạp về TTATGT đường thủy nội địa
Khi thấy cần thiết, các lực lượng phối hợp hoạt động liên ngành thống nhất kế hoạch kiểm tra để giải quyết những vấn đề nổi cộm, phức tạp về TTATGT đường thủy nội địa mà một lực lượng không giải quyết được, nhất là về bảo vệ và quản lý kết cấu hạ tầng giao thông ĐTNĐ (xây dựng công trình, khai thác cát sỏi, lấn chiếm luồng, hành lang bảo vệ luồng, gây cản trở giao thông...) hoặc tập trung kiểm tra, xử lý điểm đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa như đăng ký, đăng kiểm, trang thiết bị an toàn, vận tải (chở quá vạch dấu mớn nước an toàn, chở người quá sức chở của phương tiện), thuyền viên và người lái phương tiện (bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn...), điều kiện và tổ chức hoạt động của cảng, bến, cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện thủy nội địa.
3. Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông ĐTNĐ
Lực lượng Cảnh sát giao thông chủ trì, phối hợp với lực lượng ĐTNĐ Việt Nam, Đăng kiểm Việt Nam tiến hành điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông ĐTNĐ theo thẩm quyền.
4. Tìm kiếm, cứu nạn trên đường thủy
Các cơ quan, đơn vị ĐTNĐ Việt Nam được giao nhiệm vụ và các đơn vị Cảnh sát giao thông phụ trách địa bàn thực hiện công tác phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên ĐTNĐ theo quy định.
5. Ngoài ra tùy theo yêu cầu, nhiệm vụ, các lực lượng liên ngành còn phối hợp với nhau trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật khi có yêu cầu tham gia hoặc đóng góp ý kiến vào văn bản quy phạm pháp luật về giao thông ĐTNĐ; phối hợp bảo vệ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khách quốc tế và vận chuyển hàng đặc biệt trên ĐTNĐ.
Điều 5. Hỗ trợ tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ
Các cơ quan, đơn vị liên ngành phối hợp cung cấp tài liệu cho nhau để xây dựng giáo trình, bài giảng, quy trình công tác; hỗ trợ giảng bài tại các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, hướng dẫn sử dụng trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng, công tác bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa và đào tạo, cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn, đăng ký, đăng kiểm phương tiện khi có yêu cầu, đề nghị của cơ quan, đơn vị phối hợp.
Điều 6. Tổ chức kiểm tra liên ngành
1. Đoàn kiểm tra liên ngành (cấp Cục và cấp cơ sở) gồm thành viên của các đơn vị phối hợp, được thành lập theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan thường trực. Khi cần thiết có thể mời đại diện Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Ban An toàn giao thông cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia đoàn kiểm tra. Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành là lãnh đạo đơn vị thường trực hoặc lãnh đạo cơ quan, đơn vị phối hợp hoạt động liên ngành theo sự thống nhất giữa Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thường trực với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có yêu cầu phối hợp.
2. Đoàn kiểm tra liên ngành cấp Cục
- Thành phần của Đoàn kiểm tra liên ngành do lãnh đạo Cục làm trưởng đoàn gồm các thành viên là lãnh đạo cấp phòng; Đoàn do lãnh đạo cấp phòng làm trưởng đoàn gồm các thành viên là lãnh đạo phòng, cán bộ, chuyên viên của các Cục.
- Nhiệm vụ của Đoàn kiểm tra: Tiến hành kiểm tra các cơ quan, tổ chức, các ngành, các cơ quan, đơn vị liên ngành cơ sở trong việc triển khai tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các văn bản của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp về lĩnh vực giao thông ĐTNĐ và chương trình, kế hoạch của liên ngành cấp trên trong công tác bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa. Trường hợp cần thiết, đoàn kiểm tra liên ngành cấp Cục kiểm tra thực tế để chỉ đạo giải quyết những vướng mắc, nổi cộm về TTATGT đường thủy nội địa ở địa phương.
3. Đoàn kiểm tra liên ngành cấp cơ sở
- Đoàn kiểm tra liên ngành do lãnh đạo đơn vị ĐTNĐ Việt Nam, Đăng kiểm Việt Nam, Phòng Cảnh sát đường thủy hoặc Phòng Cảnh sát giao thông (nơi không có Phòng Cảnh sát đường thủy) làm trưởng đoàn, có nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành các quy định về TTATGT đường thủy nội địa của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giao thông ĐTNĐ theo chương trình, kế hoạch của liên ngành cấp trên, của Ban An toàn giao thông cấp tỉnh và tình hình thực tế của địa phương; kiến nghị các biện pháp giải quyết tình hình phức tạp, nổi cộm về TTATGT đường thủy nội địa và xây dựng chương trình, kế hoạch của liên ngành cấp cơ sở chỉ đạo thực hiện.
- Đoàn kiểm tra liên ngành do chỉ huy cấp đội Cảnh sát đường thủy, Đội Thanh tra - An toàn, Đội Thanh tra giao thông ĐTNĐ hoặc Thanh tra giao thông hoặc cấp Đại diện của Cảng vụ ĐTNĐ khu vực hoặc cấp phòng thuộc Chi cục ĐTNĐ, Cảng vụ ĐTNĐ làm trưởng đoàn, thực hiện theo chương trình, kế hoạch của liên ngành cấp cơ sở và sự thống nhất của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương; nội dung phối hợp chủ yếu tập trung kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm các quy định về bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa trên địa bàn; kiến nghị và đề xuất với các cấp có thẩm quyền các biện pháp giải quyết tình hình phức tạp, nổi cộm về TTATGT đường thủy nội địa.
Trường hợp cần thiết, liên ngành cấp cơ sở tham mưu cho Trưởng ban An toàn giao thông cấp tỉnh thành lập đoàn kiểm tra liên ngành do lãnh đạo Ban An toàn giao thông làm Trưởng đoàn để kiểm tra việc thực hiện công tác bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa của Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành chức năng.
4. Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành có trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện theo chương trình, kế hoạch kiểm tra và thông báo cho các đơn vị, địa phương liên quan để thực hiện; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên; kiểm tra, đôn đốc, báo cáo kết quả kiểm tra lên cấp trên và thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan; quyết định xử lý, giải quyết tình hình, vụ việc trong hoạt động kiểm tra liên ngành theo quy định của pháp luật và Quy chế này; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kiến nghị của Đoàn kiểm tra liên ngành đối với các cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp, các ngành có liên quan.
5. Đoàn kiểm tra liên ngành khi thực hiện nhiệm vụ phải lập biên bản làm việc hoặc lập biên bản kiểm tra và xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Vi phạm được phát hiện thuộc chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan, đơn vị nào thì giao cho cơ quan, đơn vị đó thụ lý và thông báo kết quả xử lý, giải quyết cho các thành viên trong đoàn. Những trường hợp chưa thống nhất hoặc chưa quyết định được thì báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết.
Điều 7. Cơ quan thường trực phối hợp liên ngành
1. Cơ quan thường trực, phạm vi thường trực
- Đối với ba Cục: Cục Cảnh sát giao thông, Cục ĐTNĐ Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam luân phiên thực hiện trách nhiệm thường trực phối hợp liên ngành hàng năm.
- Tại cơ sở, địa phương: Hàng năm các thành viên tham gia liên ngành luân phiên thực hiện trách nhiệm thường trực theo chuyên ngành cấp Cục. Trường hợp địa phương không có các đơn vị cấp tương ứng với ba Cục hoặc xét thấy cần thiết, các đơn vị phối hợp báo cáo lãnh đạo Ban An toàn giao thông cấp tỉnh quyết định đơn vị thường trực liên ngành hàng năm.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn và chế độ làm việc của cơ quan thường trực
- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình hoạt động phối hợp liên ngành; ra quyết định thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành và biện pháp phối hợp để giải quyết tình hình phức tạp về TTATGT nổi cộm, mới nảy sinh.
- Chủ trì, tổ chức họp định kỳ, đôn đốc trao đổi thông tin, tình hình giữa các đơn vị phối hợp quy định tại
Điều 8. Cơ quan giúp việc công tác phối hợp liên ngành
1. Thành lập tổ tư vấn phối hợp liên ngành là cơ quan giúp việc công tác phối hợp liên ngành
- Cấp Cục, gồm: Lãnh đạo các phòng được Cục Cảnh sát giao thông, Cục ĐTNĐ Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam giao là đơn vị đầu mối trong quan hệ phối hợp và một số cán bộ giúp việc thuộc các đơn vị nói trên.
- Cấp cơ sở, tùy theo cơ cấu tổ chức của các đơn vị, lực lượng tham gia và tình hình thực tế ở địa phương, lãnh đạo các đơn vị tham gia phối hợp liên ngành thống nhất thành lập tổ tư vấn cho phù hợp.
2. Tổ tư vấn có nhiệm vụ tham mưu lãnh đạo ba lực lượng xây dựng các kế hoạch, chương trình công tác phối hợp liên ngành hàng năm hoặc tham mưu, đề xuất biện pháp giải quyết tình hình, yêu cầu công tác đột xuất; trực tiếp tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành; theo dõi, đôn đốc các thành viên liên ngành báo cáo tình hình, kết quả công tác phối hợp liên ngành; chuẩn bị nội dung và tổ chức các hội nghị giao ban, sơ kết, tổng kết theo quy định.
Điều 9. Công tác bảo đảm hoạt động phối hợp liên ngành
Hàng năm, Cục ĐTNĐ Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam dự toán kinh phí phục vụ hoạt động phối hợp liên ngành của cơ quan Trung ương báo cáo Bộ Giao thông vận tải duyệt kinh phí an toàn giao thông trong năm cấp cho các Cục; Cục Cảnh sát giao thông dự toán kinh phí hoạt động liên ngành báo cáo Bộ Công an duyệt trong kinh phí đảm bảo an toàn giao thông theo quy định của Bộ Công an.
Đơn vị thường trực liên ngành địa phương, hàng năm căn cứ chương trình, kế hoạch công tác phối hợp thường xuyên hoặc đột xuất, dự toán kinh phí hoạt động trình cấp trên trực tiếp quản lý phê duyệt. Cơ quan thường trực có trách nhiệm dự toán kinh phí phối hợp hoạt động báo cáo đề xuất Ban An toàn giao thông phê duyệt hỗ trợ từ nguồn kinh phí đảm bảo TTATGT của địa phương.
Điều 10. Sơ kết, tổng kết và chế độ thông tin, báo cáo
1. Sơ kết 6 tháng đầu năm và tổng kết năm
- Các đơn vị liên ngành cơ sở: Sơ kết 6 tháng đầu năm mốc thời gian tính từ ngày 16 tháng 11 năm trước đến ngày 15 tháng 5 năm sơ kết; tổng kết năm mốc thời gian tính từ ngày 16 tháng 11 năm trước đến ngày 15 tháng 11 năm tổng kết. Báo cáo do thủ trưởng cơ quan thường trực liên ngành cơ sở ký gửi về thường trực liên ngành cấp Cục, Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 20 tháng 5 và báo cáo năm gửi trước ngày 20 tháng 11 của năm sơ, tổng kết.
- Ba Cục: Sơ kết 6 tháng đầu năm (cuối tháng 6), tổng kết năm và triển khai công tác năm tiếp theo (trong tháng 12). Báo cáo sơ kết, tổng kết do thường trực liên ngành của ba Cục ký gửi Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải và Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Sau 10 năm tổ chức tổng kết việc thực hiện quy chế để đánh giá kết quả thực hiện, rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng thực hiện tiếp theo.
Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quy chế phối hợp số 04/PHLN-ĐK ngày 05 tháng 3 năm 2005 của Cục Cảnh sát giao thông đường thủy, Cục Đường sông Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam về phối hợp giữa các lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy, Đăng kiểm Việt Nam, Đường sông Việt Nam trong thực hiện Luật Giao thông ĐTNĐ.
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phối hợp liên ngành có trách nhiệm phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ, chiến sỹ, công nhân, viên chức, nhân viên trong cơ quan, đơn vị mình và triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy chế này. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc các lực lượng liên ngành có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp liên ngành sẽ được biểu dương, khen thưởng kịp thời; cơ quan, đơn vị, cá nhân vi phạm hoặc cản trở việc thực hiện Quy chế này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định.
2. Quá trình thực hiện Quy chế nếu có khó khăn, vướng mắc, báo cáo kịp thời với Cục Cảnh sát giao thông, Cục ĐTNĐ Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam (qua tổ tư vấn) để chỉ đạo giải quyết hoặc bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.
CỤC TRƯỞNG | CỤC TRƯỞNG | CỤC TRƯỞNG |
|
- 1 Quyết định 418/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án "Các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Kết luận 45-KL/TW năm 2019 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3 Thông báo 46/TB-VPCP năm 2019 về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về Đề án “Các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới” do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014
- 5 Quyết định 862/QĐ-BGTVT năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 1 Thông báo 46/TB-VPCP năm 2019 về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về Đề án “Các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới” do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Kết luận 45-KL/TW năm 2019 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3 Quyết định 418/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án "Các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới" do Thủ tướng Chính phủ ban hành