- 1 Luật khoáng sản 2010
- 2 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3 Nghị định 158/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật khoáng sản
- 4 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5 Nghị định 23/2020/NĐ-CP quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông
- 6 Chỉ thị 38/CT-TTg năm 2020 về tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Quy chế phối hợp 04/QCPH-UBND năm 2020 trong công tác quản lý khoáng sản, quản lý cát, sỏi lòng sông tại khu vực giáp ranh giữa tỉnh Yên Bái với tỉnh Phú Thọ
- 8 Quy chế phối hợp 05/QCPH-UBND năm 2020 trong công tác quản lý khoáng sản, quản lý cát, sỏi lòng sông tại khu vực giáp ranh giữa tỉnh Yên Bái với tỉnh Hà Giang
- 9 Quy chế phối hợp 01/QCPH-UBND năm 2020 trong công tác quản lý khoáng sản, quản lý cát, sỏi lòng sông tại khu vực giáp ranh giữa tỉnh Yên Bái với tỉnh Lào Cai
UBND TỈNH LAI CHÂU - | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 587/QCPH-UBND | Lai Châu, ngày 25 tháng 5 năm 2021 |
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/9/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ Quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông;
Căn cứ Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản;
Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu và Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên thống nhất ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý cát, sỏi lòng sông tại khu vực giáp ranh giữa tỉnh Lai Châu với tỉnh Điện Biên như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, phương thức, hình thức và nội dung phối hợp trong công tác quản lý cát, sỏi lòng sông, suối, ngòi, hồ (sau đây viết tắt là cát, sỏi lòng sông) và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông tại khu vực giáp ranh giữa tỉnh Lai Châu với tỉnh Điện Biên (sau đây gọi tắt là khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh), bao gồm các khu vực giáp ranh giữa các huyện Mường Tè, Nậm Nhùn, Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu với các huyện Mường Nhé, Nậm Pồ, Tủa Chùa và thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên.
Các nội dung phối hợp khác không quy định tại Quy chế này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước theo chuyên ngành có liên quan; các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường tại khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên.
Điều 2. Mục đích của việc phối hợp
1. Thiết lập cơ chế phối hợp đồng bộ, hiệu quả về chuyên môn và thông tin để tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông theo quy định của Nghị định số 23/2020/NĐ-CP nhằm ngăn chặn và chấm dứt tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép tại khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh.
2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản cát, sỏi và Nhân dân trong việc thực hiện quy định của pháp luật về khoáng sản và công tác bảo vệ khoáng sản cát, sỏi tại khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh.
3. Giải quyết các khó khăn, vướng mắc có liên quan trong công tác quản lý khoáng sản cát, sỏi tại khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh.
1. Không gây cản trở đến công tác quản lý của các cơ quan nhà nước và hoạt động khoáng sản cát, sỏi hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên.
2. Công tác phối hợp được thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản cát, sỏi và các văn bản có liên quan; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn dược pháp luật quy định.
3. Bảo đảm đồng bộ, hiệu quả trong việc trao đổi, cung cấp thông tin và phối hợp kiểm tra hoạt động khoáng sản cát, sỏi tại các khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh.
4. Chủ động trong công tác bảo vệ khoáng sản cát, sỏi chưa khai thác; xử lý những vấn đề phát sinh theo chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền của các cơ quan đối với các hoạt động khoáng sản cát, sỏi tại khu vực giáp ranh giũa hai tỉnh. Hỗ trợ trong xử lý các tình huống khi được đề nghị bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
1. Phối hợp tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về khoáng sản cát, sỏi tại khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm theo quy định. Cơ quan chủ trì kiểm tra trên địa bàn của tỉnh Lai Châu hoặc tỉnh Điện Biên có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan cùng cấp của tỉnh giáp ranh biết và phối hợp thực hiện khi cần thiết.
2. Tại khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh, khi có xảy ra khai thác cát, sỏi trái phép, UBND tỉnh của hai tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành chức năng liên quan và chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra, thống nhất hình thức xử lý theo thẩm quyền. Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa đơn vị chủ trì với đơn vị phối hợp, thì đơn vị chủ trì nơi có hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép quyết định và chịu trách nhiệm cuối cùng của mình trong Đoàn kiểm tra liên tỉnh.
Tùy theo tính chất, nội dung cần phối hợp, các hình thức phối hợp gồm:
1. Bằng văn bản đề nghị phối hợp, trường hợp khẩn cấp có thể thông báo qua điện thoại, sau đó có văn bản đề nghị. Khi cần thiết thì trực tiếp làm việc để thông báo, trao đổi thông tin, tài liệu.
2. Thành lập đoàn công tác liên ngành cấp tỉnh, cấp huyện hoặc cấp xã giáp ranh giữa hai tỉnh.
3. Tổ chức các cuộc họp, hội nghị.
1. Phối hợp trao đổi thông tin liên quan đến quản lý cát, sỏi:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh và các sở, ngành liên quan của hai tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ trao đổi thông tin: thông tin về giấy phép thăm dò/khai thác khoáng sản cát, sỏi (nếu có) đã cấp, thông tin các khu vực đã có hoạt động khai thác khoáng sản cát, sỏi trái phép liên quan đến khu vực giáp ranh; cung cấp thêm số lượng, biển hiệu phương tiện, thiết bị tham gia khai thác, vận chuyển cát sỏi, điều kiện hạ tầng kỹ thuật (bến bãi tập kết vật liệu). Đặc biệt là thông tin liên quan đến phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng khai thác cát, sỏi trái phép và hoạt động vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi trái phép giữa hai tỉnh.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã khu vực giáp ranh thuộc các tỉnh trao đổi thông tin về tình hình quản lý, bảo vệ khoáng sản cát, sỏi và hoạt động khoáng sản cát, sỏi tại khu vực giáp ranh, đồng thời báo cáo cơ quan quản lý cấp trên.
2. Phối hợp trong công tác kiểm tra, kiểm soát nắm tình hình:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã của tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên thực hiện phối hợp công tác kiểm tra, kiểm soát nắm tình hình tại các khu vực khoáng sản cát, sỏi giáp ranh, khi phát hiện khai thác cát, sỏi trái phép, tổ chức phối hợp ngăn chặn, xử lý kịp thời các hoạt động khai thác, vận chuyển, tập kết, mua bán khoáng sản cát, sỏi trái phép.
b) Công an của hai tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên chỉ đạo lực lượng Cảnh sát Giao thông, Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường, lực lượng công an tại địa phương nơi có khoáng sản thường xuyên tuần tra, kiểm tra, kiểm soát nắm tình hình trên địa bàn của hai tỉnh, kịp thời phát hiện, xử lý, trao đổi thông tin với lực lượng công an của tỉnh giáp ranh về các đối tượng khai thác khoáng sản trái phép, hoạt động vận chuyển, tập kết, mua bán khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp tại khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan. Nếu hành vi vi phạm tái diễn, gây thất thoát khối lượng lớn nguồn tài nguyên khoáng sản cát, sỏi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân, môi trường sống xung quanh và các công trình cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, gây sạt lở nghiêm trọng đến bờ sông, bãi sông cần phải khởi tổ, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng khai thác trái phép.
3. Phối hợp trong công tác phát hiện, ngăn chặn, xử lý triệt để hoạt động khoáng sản cát, sỏi trái phép:
a) Ủy ban nhân dân các cấp, Công an tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên có trách nhiệm chỉ đạo và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền, đặc biệt là hoạt động khai thác khoáng sản cát, sỏi trái phép.
b) Phối hợp, tạo điều kiện, hỗ trợ về phương tiện, thiết bị, lực lượng, đồng thời tổ chức ngăn chặn, giải tỏa hoạt động khai thác khoáng sản cát sỏi trái phép. Có biện pháp ngăn chặn các đối tượng, phương tiện vi phạm di chuyển sang tỉnh giáp ranh, trường hợp đã di chuyển sang tỉnh giáp ranh, cần thông báo ngay cho cơ quan quản lý cùng cấp biết, phối hợp, xử lý. Phát huy và tận dụng tối đa nguồn thông tin của nhân dân tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh.
4. Phối hợp trong công tác xử lý vi phạm:
a) Xử lý vi phạm trong hoạt động khoáng sản cát, sỏi thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Các đối tượng, tang vật hoạt động khai thác vận chuyển, tập kết, mua bán khoáng sản trái phép được xem xét xử lý tại địa phương nơi xảy ra vi phạm,
Khi xảy ra hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép tại khu vực giáp ranh giữa hai địa phương, xác định vi phạm thuộc địa bàn nào thì xem xét xử lý tại địa phương đó theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp phạm vi vi phạm nằm trên địa giới của cả hai địa bàn giáp ranh của hai địa phương, lực lượng chức năng của địa phương nào phát hiện trước thì giải quyết.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan công an, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã khu vực giáp ranh có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ liên quan đến công tác xử lý vi phạm theo thẩm quyền; phối hợp chặt chẽ việc thực hiện các nội dung quyết định xử lý đã được ban hành; trường hợp vượt thẩm quyền phải hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
c) Kết quả xử lý vi phạm được thông báo công khai, thông báo bằng văn bản cho địa phương có liên quan; hành vi vi phạm được thông báo về nơi cư trú của các đối tượng vi phạm.
d) Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn đối với việc xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền.
5. Phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản cát, sỏi.
Tại các khu vực khoáng sản cát, sỏi giáp ranh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã khi tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản cát sỏi có thể kết hợp tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản cát, sỏi và nhân dân của tỉnh giáp ranh trong việc thực hiện quy định của pháp luật về khoáng sản nói chung và công tác bảo vệ khoáng sản cát, sỏi tại khu vực giáp ranh nói riêng.
6. Phối hợp giải quyết các vấn đề khác liên quan đến khoáng sản cát, sỏi;
a) Đối với các dự án xây dựng công trình, dự án khác (dự án thủy điện thủy lợi...) khi vận hành, tích nước có ảnh hưởng đến hoạt động thăm dò khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn của tỉnh giáp ranh ở phía thượng lưu dòng chảy thì cơ quan chuyên môn nơi thực hiện dự án (Sở Công Thương Sở Tài nguyên và Môi trường...) cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn cùng cấp cửa tỉnh giáp ranh để giải quyết các vấn đề liên quan ảnh hưởng đến hoạt động thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn của tỉnh giáp ranh ở phía thượng lưu dòng chảy.
b) Phối hợp trong việc quản lý sử dụng, cho thuê đất, quản lý sản lượng khai thác cát, sỏi: Ủy ban nhân dân các huyện, cấp xã, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh và các cơ quan có liên quan trao đổi, cung cấp thông tin trong việc quản lý sử dụng, cho thuê đất, quản lý sản lượng khai thác cát, sỏi tại khu vực giáp ranh liên quan đến hai tỉnh, đặc biệt đối với trường hợp khai thác tại một tỉnh nhưng tập kết, tiêu thụ cát, sỏi ở tỉnh khác.
c) Phối hợp gửi Thông báo công bố giá cát, sỏi tại các điểm mỏ thuộc các khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh, làm cơ sở xác định, lựa chọn giá vật liệu sử dụng thực hiện các công trình xây dựng làm giảm chi phí đầu tư xây dựng các công trình khu vực giáp ranh.
1. Các Sở, ngành, Cơ quan, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Lai Châu, tỉnh Điện Biên căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức thực hiện hoặc phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện Quy chế này.
2. Ủy ban nhân dân các huyện Mường Tè, Nậm Nhùn, Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu; Ủy ban nhân dân các huyện Mường Nhé, Nậm Pồ, Tủa Chùa và thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên có trách nhiệm triển khai thực hiện, phổ biến Quy chế này đến Ủy ban nhân dân cấp xã, các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn quản lý.
3. Các cơ quan đầu mối theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, báo cáo kết quả thực hiện Quy chế này; tham mưu giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến công tác quản lý, hoạt động khoáng sản cát, sỏi tại khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh, tổ chức các cuộc họp, hội nghị liên quan:
a) Cấp tỉnh: Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Cấp huyện: Phòng Tài nguyên và Môi trường.
c) Cấp xã: Ủy ban nhân dân cấp xã.
4. Chế độ báo cáo kết quả thực hiện Quy chế (trong đó có: nội dung trao đổi thông tin quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy chế này; đánh giá kết quả, nguyên nhân và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với khoáng sản cát, sỏi lòng sông trên địa bàn vùng giáp ranh và các vấn đề khác liên quan).
a) Ủy ban nhân dân cấp xã: trước ngày 20 tháng 01 hàng năm gửi báo cáo về Ủy ban nhân dân cấp huyện (thông qua Phòng Tài nguyên và Môi trường), đồng thời gửi Ủy ban nhân dân cấp xã của tỉnh giáp ranh để biết, cùng theo dõi, quản lý.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện: trước ngày 30 tháng 01 hàng năm gửi báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường), đồng thời gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện của tỉnh giáp ranh để biết, cùng theo dõi, quản lý.
c) Công an tỉnh: trước ngày 30 tháng 01 hàng năm gửi báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường), đồng thời gửi Công an tỉnh của tỉnh giáp ranh để biết, cùng theo dõi, quản lý.
Các cơ quan: Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan của tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này. Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện của năm trước đó, gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông Sở Tài nguyên và Môi trường).
d) Sở Tài nguyên và Môi trường: trước ngày 15 tháng 02 hàng năm, tổng hợp gửi báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời gửi Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh giáp ranh để biết, cùng theo dõi, quản lý.
đ) Ngoài chế độ báo cáo định kỳ nêu trên, khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc do nhiệm vụ đột xuất, các Cơ quan liên quan phai báo cáo kịp thời công tác quản lý cát, sỏi lòng sông tại khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh.
5. Trường hợp cần thiết Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu và Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên tổ chức họp, hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quy chế này.
1. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc hoặc có nội dung cần điều chỉnh, bổ sung, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên để phối hợp xem xét, xử lý/điều chỉnh./.
TM. UBND TỈNH LAI CHÂU | TM. UBND TỈNH ĐIỆN BIÊN |
Nơi nhận: |
|
- 1 Quy chế phối hợp 04/QCPH-UBND năm 2020 trong công tác quản lý khoáng sản, quản lý cát, sỏi lòng sông tại khu vực giáp ranh giữa tỉnh Yên Bái với tỉnh Phú Thọ
- 2 Quy chế phối hợp 05/QCPH-UBND năm 2020 trong công tác quản lý khoáng sản, quản lý cát, sỏi lòng sông tại khu vực giáp ranh giữa tỉnh Yên Bái với tỉnh Hà Giang
- 3 Quy chế phối hợp 01/QCPH-UBND năm 2020 trong công tác quản lý khoáng sản, quản lý cát, sỏi lòng sông tại khu vực giáp ranh giữa tỉnh Yên Bái với tỉnh Lào Cai
- 4 Quy chế phối hợp 37/QCPH-TPHCM-BRVT-ĐN-BD-TN-LA-TG-BP-LĐ năm 2017 về Quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường ở các vùng giáp ranh địa giới hành chính giữa Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Bình Phước và tỉnh Lâm Đồng