VỀ KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG NGÔ
National technical regulation on testing for Value of Cultivation and Use of Maize varieties
Lời nói đầu
QCVN 01-56 : 2011/BNNPTNT được chuyển đổi từ 10TCN 341 : 2006 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 ĐIều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.QCVN 01-56 : 2011/BNNPTNT do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia biên soạn, Cục Trồng trọt trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 48 /2011/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 7 năm 2011.1.1. Phạm vi điều chỉnhQuy chuẩn này quy định chỉ tiêu theo dõi, phương pháp đánh giá và yêu cầu quản lý khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (khảo nghiệm VCU) của các giống ngô mới thuộc loài Zea mays (L.) được chọn tạo trong nước và nhập nội. Quy chuẩn này không áp dụng cho các giống ngô rau.1.2. Đối tượng áp dụng Quy chuẩn này áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến khảo nghiệm VCU giống ngô mới.1..3. Giải thích từ ngữ và các từ viết tắt1.3.1. Giải thích từ ngữTrong Quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1.3.1.1. Giống khảo nghiệm:Là giống ngô mới được đăng ký khảo nghiệm.1.3.1.2. Giống đối chứng: Là giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm đã được công nhận là giống cây trồng mới hoặc là giống địa phương và đang được gieo trồng phổ biến trong sản xuất. 1.3.2. Các từ viết tắtVCU:Value of Cultivation and Use (giá trị canh tác và giá trị sử dụng).
1.4. Tài liệu viện dẫn
QCVN 01-47 : 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống ngô thu phấn tự doQCVN 01-53 : 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống ngô laiĐể xác định giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô mới phải theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu ở Bảng 1.Bảng 1 – Các chỉ tiêu theo dõi
TT | Chỉ tiêu | Giai đoạn | Đơn vị tính hoặc điểm | Mức độ biểu biện | Phương pháp đánh giá |
1 | Ngày gieo |
| Ngày | Ngày bắt đầu gieo hạt |
|
2 | Ngày mọc | Cây mọc | Ngày | Ngày có trên 50% số cây có bao lá mầm lên khỏi mặt đất (mũi chông) | Quan sát toàn bộ cây/ô |
3 | Ngày trổ cờ | Trổ cờ-tung phấn | Ngày | Ngày có trên 50% số cây có hoa nở ở 1/3 trục chính | Quan sát và đếm 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô |
4 | Ngày phun râu | Trổ cờ-phun râu | Ngày | Ngày có trên 50% số cây có râu nhú dài từ 2 đến 3cm | Quan sát và đếm 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô |
5 | Ngày chín | Bắp chín | Ngày | Ngày có trên 75% cây có lá bi khô hoặc chân hạt có chấm đen | Quan sát và đếm 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô |
6 | Chiều cao cây | Bắp chín sữa | Cm |
| Đo từ gốc sát mặt đất đến đốt phân nhánh cờ đầu tiên của 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô |
7 | Chiều cao đóng bắp | Bắp chín sữa | Cm |
| Đo từ gốc sát mặt đất đến đốt đóng bắp trên cùng (bắp thứ nhất) của 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô |
8 | Trạng thái cây | Bắp bắt đầu chín sáp | 1 2 3 4 5 | Tốt Khá Trung bình Kém Rất kém | Quan sát đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, kích thước bắp, sâu bệnh, chống đổ của 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô |
9 | Độ che kín bắp | Bắp chín sáp | 1
| Rất kín: Lá bi kín đầu bắp và vượt khỏi bắp Kín: Lá bi bao kín đầu bắp Hơi hở: Lá bi bao không chặt đầu bắp Hở: Lá bi không che kín bắp để hở đầu bắp Rất hở: Bao bắp rất kém đầu bắp hở nhiều | Quan sát và đánh giá 10 bắp của cây trên 2 hàng giữa của mỗi ô |
10 | Số bắp/cây | Thu hoạch | Bắp |
| Đếm tổng số bắp hữu hiệu /tổng số cây hữu hiệu của ô. |
11 | Chiều dài bắp | Thu hoạch | Cm |
| Đo từ đáy bắp đến mút bắp của 30 cây mẫu lúc thu hoạch. Chỉ đo bắp thứ nhất của 30 cây mẫu. |
12 | Đường kính bắp | Thu hoạch | Cm |
| Đo ở giữa bắp của 30 cây mẫu. Chỉ đo bắp thứ nhất của cây mẫu. Đo phần giữa bắp. |
13 | Số hàng hạt/bắp | Thu hoạch | Hàng |
| Đếm số hàng hạt ở giữa bắp. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu. Hàng hạt được tính khi có >5 hạt. |
14 | Số hạt/hàng | Thu hoạch | Hạt |
| Đếm số hạt của hàng có chiều dài trung bình của bắp của 30 cây mẫu. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu. |
15 | Tỉ lệ khối lượng hạt/khối lượng bắp tươi không có lá bi | Sau thu hoạch | % |
| Thu bắp, tách hạt, phơi hoặc sấy |
16 | Dạng hạt | Thu hoạch | 1 2 3 4 | Đá Bán đá Bán răng ngựa Răng ngựa | Quan sát 30 cây mẫu khi vừa bóc lá bi ra. |
17 | Mầu sắc hạt | Thu hoạch | 1 2 3 4 5 6 7 | Trắng trong Trắng đục Vàng nhạt Vàng Vàng cam Đỏ Tím | Quan sát 30 cây mẫu khi vừa bóc lá bi ra. |
18 | Khối lượng 1000 hạt | Sau thu hoạch | Gam |
| Thực hiện theo phương pháp kiểm nghiệm hiện hành |
19 | Năng suất hạt khô | Thu hoạch | Tạ/ha |
| - Thu và đánh dấu các bắp thứ 2 để theo dõi các chỉ tiêu 11, 12, 13, 14, 15 và 16. Cân khối lượng bắp tươi của 10 cây mẫu. - Thu và cân toàn bộ số bắp còn lại ở 2 hàng giữa (thứ 2 và thứ 3) của mỗi ô, sau đó cộng thêm khối lượng bắp tươi của 10 cây mẫu ở trên để tính khối lượng bắp tươi/ô. + Tính năng suất: Gộp chung và cân khối lượng bắp tươi của 3 lần nhắc (30 cây) vào 1 túi, tách hạt và phơi khô đến độ ẩm 14%. Cân khối lượng hạt khô của 30 cây mẫu và tính năng suất hạt khô theo công thức: P1 P2 NS (tạ/ha)= ------ x ------ x 103 m2 S0 P3 P1: Khối lượng bắp tươi của hàng thứ 2 và hàng thứ 3 ở mỗi ô. S0: Diện tích hàng ngô thứ 2 và hàng thứ 3 thu hoạch (7m2). P2: Khối lượng hạt khô của 30 cây mẫu ở độ ẩm 14%. P3: Khối lượng bắp tươi của 30 cây mẫu. + Tính năng suất theo phương pháp tính nhanh (tạ/ha): P1 P2 (100-A0) NS(tạ/ha)=---x----x---------x 103m2 S0 P3 (100-14) P1: Khối lượng bắp tươi của hàng thứ 2 và hàng thứ 3 của mỗi ô. A0: ẩm độ hạt khi cân khối lượng hạt mẫu. S0: Diện tích hàng ngô thứ 2 và hàng thứ 3 thu hoạch (6 m2). P2: Khối lượng hạt của mẫu (cân lúc đo độ ẩm hạt "AO"). P3: Khối lượng bắp tươi của mẫu. (100 – A0) = Hệ số qui đổi NS ở (100 - 14) độ ẩm 14% |
20 | Năng suất bắp tươi ngô nếp, ngô ngọt | Chín sữa | tạ/ha |
| Thực hiện như ở mục 19 |
21 | Mức độ nhiễm sâu bệnh hại |
|
|
|
|
21.1 | Sâu đục thân Chilo partellus | Chín sáp | 1 2 3 4 5 | < 5% số cây bị sâu 5-<15% số cây bị sâu 15-<25% số cây bị sâu 25-<35% số cây bị sâu 35-<50% số cây bị sâu | Đánh giá toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô trên 3 lần lặp lại |
21.1 | Sâu đục thân Chilo partellus | Chín sáp | 1 2 3 4 5 | < 5% số cây bị sâu 5-<15% số cây bị sâu 15-<25% số cây bị sâu 25-<35% số cây bị sâu 35-<50% số cây bị sâu | Đánh giá toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô trên 3 lần lặp lại |
21.2 | Sâu đục bắp Heliothis zea và H. armigera | Chín sáp | 1 2 3 4 5 | < 5% số bắp bị sâu 5-<15% số bắp bị sâu 15-<25% số bắp bị sâu 25-<35% số bắp bị sâu 35-<50% số bắp bị sâu | Đánh giá toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô trên 3 lần lặp lại. |
21.3 | Rệp cờ Rhopalosiphum maidis | Chín sữa và chín sáp | 1 2
3
4
5 | Không có rệp Rất nhẹ: có từ một đến một quần tụ rệp trên lá, cờ Nhẹ: xuất hiện một vài quần tụ rệp trên lá, cờ Trung bình: số lượng rệp lớn, không thể nhận ra các quần tụ rệp Nặng: số lượng rệp lớn, đông đặc, lá và cờ kín rệp | Đánh giá toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô trên 3 lần lặp lại. |
21.4 | Bệnh khảm biến vàng lá do virus | Chín sữa và chín sáp | 0 1 2 3 4 5 | Không bị bệnh. Rất nhẹ (1-10%). Nhiễm nhẹ (11-25%). Nhiễm vừa (26- 50%). Nhiễm nặng (51-75%). Nhiễm rất nặng >75%). | Tính tỷ lệ diện tích lá bị bệnh Đánh giá toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô trên 3 lần lặp lại. |
21.5 | Bệnh đốm lá lớn Helminthoprium turcicum | Chín sữa và chín sáp | 0 1 2 3 4 5 | Không bị bệnh. Rất nhẹ (1-10%). Nhiễm nhẹ (11-25%). Nhiễm vừa ( 26- 50%). Nhiễm nặng (51-75%). Nhiễm rất nặng >75%). | Tính tỷ lệ diện tích lá bị bệnh. Đánh giá toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô trên 3 lần lặp lại. |
21.6 | Bệnh đốm lá nhỏ Helminthoprium maydis | Chín sữa và chín sáp | 0 1 2 3 4 5 | Không bị bệnh. Rất nhẹ (1-10%). Nhiễm nhẹ (11-25%). Nhiễm vừa ( 26- 50%). Nhiễm nặng (51-75%). Nhiễm rất nặng >75%). | Tính tỷ lệ diện tích lá bị bệnh Đánh giá toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô trên 3 lần lặp lại |
21.7 | Bệnh khô vằn Rhizoctonia solani f. sp. sasakii | Chín sáp | % |
| Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = (Số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra) x 100 Đánh giá toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô ở 3 lần lặp lại |
21.8 | Bệnh thối khô thân cây Fusarium spp. | Chín sáp | % |
| Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = (Số cây bị bệnh/tổng số cây trên ô) x 100 Đánh giá toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô trên 3 lần lặp lại |
21.9 | Bệnh thối đen hạt do Diplodia sp. và Gibberella spp. | Chín sáp | 1 2 3 4 5 | Không có hạt bị bệnh 1-10 % hạt bị bệnh 11-20 % hạt bị bệnh 21-40 % hạt bị bệnh > 40 % hạt bị bệnh | Đánh giá toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô ở 3 lần lặp lại |
22 | Khả năng chống chịu điều kiện bất thuận | Chín sáp hoặc sau gặp điều kiện bất thuận |
|
| Quan sát và đánh giá toàn bộ cây ở 2 hàng giữa trên ô |
22.1 | Chống đổ |
|
|
|
|
1 | Đổ rễ | Chín sáp | % |
| Đếm các cây bị nghiêng một góc bằng hoặc lớn hơn 30 độ so với chiều thẳng đứng của cây |
2 | Đổ gẫy thân | Sau các đợt gió to, hạn, rét. | 1 2 3 4 5 | Tốt: <5 % cây gẫy Khá: 5-15% cây gẫy TB: 15-30% cây gẫy Kém: 30-50% cây gẫy Rất kém: >50% cây gẫy | Đếm các cây bị gẫy ở đoạn thân phía dưới bắp khi thu hoạch. |
22.2 | Chịu hạn |
|
|
|
|
1 | Đánh giá dựa vào trạng thái lá ngô | Ngô 8-9 lá và trước trổ 10 ngày | 1 2 3 4
5 | Tốt: Lá không héo Khá: Mép lá mới cuộn TB: Mép lá hình chữ V Kém: Mép lá cuộn vào trong Rất kém: Lá cuộn tròn | Quan sát lá ngô trong điều kiện có hạn |
2 | Đánh giá dựa vào khả năng kết hạt của các giống | Thu hoạch | 1 2 3 4
5 | Tốt: kết hạt kín bắp Khá: kết hạt 70-80% bắp TB: kết hạt 50-60% bắp Kém: kết hạt 30-40% bắp Rất kém: kết hạt 10-20% bắp | Quan sát khả năng kết hạt ngô vào lúc thu hoạch |
22.3 | Chịu rét | Thu hoạch | 1 2 3 4 5 | Tốt: kết hạt kín toàn bộ bắp Khá: kết hạt 70-80% bắp TB: kết hạt 50-60% bắp Kém: kết hạt 30-40% bắp Rất kém: kết hạt 10-20% bắp. | Quan sát sự kết hạt của các bắp ngô |
23 | Chất lượng thử nếm đối với ngô nếp, ngô ngọt | Chín sữa (Sau phun râu 18-20 ngày) |
|
| Luộc bắp ngô tươi, lấy 10 bắp ở hàng thứ 1 hoặc thứ 4, luộc chín, nếp và cho điểm |
23.1 | Độ dẻo |
| 1 2 3 4 5 | Rất dẻo Dẻo trung bình Hơi dẻo Ít dẻo Không dẻo |
|
23.2 | Hương thơm |
| 1 2 3 4 5 | Rất thơm Thơm Thơm trung bình Hơi thơm Không có mùi thơm |
|
23.3 | Vị đậm |
| 1 2 3 4 5 | Vị đậm tốt Vị đậm khá Vị đậm trung bình Vị hơi nhạt Vị nhạt |
|
23.4 | Độ ngọt |
| 1 2 3 4 5 | Rất ngọt Ngọt Ngọt vừa Ít ngọt Không ngọt |
|
23.5 | Màu sắc hạt bắp luộc |
| 1 2 3 4 5 6 | Màu trắng Trắng trong Trắng đục Màu vàng Màu tím Màu không đồng nhất |
|
Bảng 2 – Phân nhóm giống ngô lai theo thời gian sinh trưởng
Nhóm giống | Vùng | ||
Phía Bắca | Tây Nguyên b | Duyên hải miền Trung và Nam Bộb | |
Chín sớm | Dưới 105 ngày | Dưới 95 ngày | Dưới 90 ngày |
Chín trung bình | 105 - 120 ngày | 95 - 110 ngày | 90 - 100 ngày |
Chín muộn | Trên 120 ngày | Trên 110 ngày | Trên 100 ngày |
CHÚ THÍCH: (a) Thời gian sinh trưởng của vụ Xuân (b) Thời gian sinh trưởng của vụ Hè Thu (Vụ 1) |
Bảng 3 – Khoảng cách và mật độ gieo trồng
TT | Nhóm giống | Khoảng cách | Số cây/ô | Mật độ (cây/ha) |
1 | Ngô tẻ | |||
1.1 | Chín sớm và trung bình | 70 cm x 25 cm | 80 | 57.000 |
1.2 | Chín muộn | 70 cm x 28 cm | 72 | 51.000 |
2 | Ngô nếp, ngô ngọt | 70 cm x 25 cm | 80 | 57.000 |
Bảng 4 – Liều lượng phân bón vô cơ
Loại đất | Nhóm đất | Lượng phân bón (kg/ha) | ||||||||
Ngô nếp, ngô ngọt | Ngô tẻ | |||||||||
Nhóm chín sớm và trung bình | Nhóm chín muộn | |||||||||
N | P2O5 | K2O | N | P2O5 | K2O | N | P2O5 | K2O | ||
Đất phù sa | Phù sa được bồi hàng năm | 120 | 60-70 | 50-60 | 140-150 | 70-80 | 70-80 | 160-170 | 80-90 | 80-90 |
Phù sa không được bồi hàng năm | 130 | 70-80 | 60-70 | 150-160 | 80-90 | 80-90 | 170-180 | 90-100 | 100 | |
Đất xám, đất cát | Đất xám, xám bạc màu, cát ven biển | 130-140 | 70-80 | 80-90 | 150-170 | 80-90 | 90 | 180-200 | 100 | 100-110 |
Đất đỏ vàng | Phát triển trên Bazan | 120 | 60-70 | 80-90 | 140-150 | 70-80 | 90 | 160-170 | 80-90 | 80-90 |
Phát triển trên các đá mẹ | 130 | 70-80 | 60-70 | 150-160 | 80-90 | 80-90 | 170-180 | 90-100 | 80-90 |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do – Hạnh phúc
-------------------------------
............. , ngày tháng năm
ĐƠN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM VCU GIỐNG NGÔ
Kính gửi:………………………………….
1. Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:
Địa chỉ :
Điện thoại : Fax : Email :
2. Nội dung đăng ký khảo nghiệm :
Vụ Khảo nghiệm: Năm:
STT | Tên giống | Hình thức khảo nghiệma | Số điểm khảo nghiệm | Địa điểm và diện tích khảo nghiệm | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chú thích: (a) Khảo nghiệm cơ bản, Khảo nghiệm sản xuất |
| Đại diện tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm (Ký tên, đóng dấu) |
1. Tên giống đăng ký khảo nghiệm
-Tên đăng ký chính thức:
-Tên gốc nếu là giống nhập nội:
-Tên gọi khác nếu có:
2. Nguồn gốc và phương pháp chọn tạo giống
2.1. Chọn tao trong nước
-Nguồn gốc (vật liệu chọn giống, bố mẹ, dòng duy trì nếu là giống lai …):
-Phương pháp chọn tạo:
2.2. Nhập nội
Xuất xứ Thời gian nhập nội
3. Đặc điểm chính của giống
-TGST(ngày), Vụ xuân : Vụ đông:
-Cao cây kể cả cờ (cm) : Chiều cao đóng bắp (cm) :
-Dạng hạt: Mầu sắc hạt :
-Năng suất trung bình (tạ/ha):
Năng suất cao nhất (tạ/ha):
-Khả năng chống chịu (sâu bệnh, rét, hạn, nóng, úng, ...):
4. Thời vụ gieo trồng và giống đối chứng
-Vụ xuân: Đối chứng :
-Vụ hè thu: Đối chứng :
-Vụ đông: Đối chứng:
5. Yêu cầu kỹ thuật khác (nếu có):
| ..............., Ngày.......... tháng.......... năm........... Tổ chức/cá nhân đăng ký khảo nghiệm (Ký tên, đóng dấu) |
1. Nguyên liệu làm bầu- Đất bùn.- Phân chuồng ủ hoai có bổ sung phân lân (cứ 100 kg phân chuồng ủ với 3 kg lân nung chảy).2. Cách làm bầu- Trộn đều nguyên liệu theo tỉ lệ khối lượng đất/phân là 5:1.- Dàn đều nguyên liệu dày 5cm trên nền đất cứng, phẳng, sạch cỏ hoặc trên sân gạch đã được rải một lớp trấu hoặc cát mỏng.- Khi nguyên liệu đã se mặt, cắt rời thành từng bầu với kích thước: dài x rộng là 5cm x 5cm.3. Gieo hạt và chăm sóc- Ngâm hạt giống trong nước sạch từ 4 đến 5 giờ, sau đó rửa sạch nước chua, ủ nứt nanh, gieo 1 hạt vào giữa bầu với độ sâu khoảng 1cm, sau đó phủ một lớp đất bột mỏng lên mặt bầu.- Thường xuyên tưới nhẹ để giữ độ ẩm bầu khoảng từ 75 đến 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng.4. Yêu cầu bầu ngô trước khi trồng- Cây ngô có từ 2 đến 2,5 lá thật- Cây sinh trưởng tốt, gốc to, lá xanh, rễ phát triển bình thường- Cây sạch sâu bệnhChú ý: Thời gian lưu bầu không quá 10 ngày
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN
1. Thông tin chung- Vụ, năm khảo nghiệm- Tên điểm khảo nghiệm- Cơ sở khảo nghiệm- Cán bộ thực hiện: Email… ĐT2. Vật liệu khảo nghiệm- Số giống tham gia khảo nghiệm- Giống đối chứng3. Phương pháp khảo nghiệm- Kiểu bố trí thí nghiệm: - Số lần nhắc lại:- Diện tích ô khảo nghiệm:…. m24. Đặc điểm đất đai (số liệu phân tích đất đai nếu có)- Loại đất:- Cơ cấu cây trồng và cây trồng trước:5. Thời gian khảo nghiệm- Ngày gieo - Ngày chín6. Các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng - Mật độ, khoảng cách trồng- Lượng phân bón và cách bón- Chăm sóc- Tưới nước- Phòng trừ sâu bệnh (các loại thuốc đã sử dụng)7. Tóm tắt tình hình thời tiết khí hậu đối với ngô thí nghiệm (Số liệu thời tiết khí hậu ở trạm khí tượng thuỷ văn gần nhất).8. Số liệu kết quả khảo nghiệm (ghi đầy đủ, chính xác vào các Bảng 1, 2, 3, 4, 5 và 6 dưới đây).Bảng 1 - Đặc điểm sinh trưởng phát triển
Tên giống | Số ngày từ gieo đến | Chiều cao cây (cm) | Chiều cao đóng bắp (cm) | Độ đồng đều | Độ che kín bắp (điểm) | |
50% cây phun râu | Chín (TGST) | |||||
Bảng 2 - Mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống chịu điều kiện bất thuận
Tên giống | Sâu (điểm) | Bệnh | Khả năng chống chịu (điểm) | ||||||||||
Đục thân | Đục bắp | Rệp cờ | Thối khô thân (%) | Đốm lá nhỏ (điểm) | Đốm lá lớn | Khô vằn (%)
| Thối hạt | Khảm lá | Đổ rễ (%) | Gãy thân (%) | Hạn | Rét | |
Bảng 3 - Các yếu tố cấu thành năng suất của các các giống ngô
Tên giống | Số bắp/ cây | Chiều dài bắp (cm) | Đường kính bắp (cm) | Số hàng hạt bắp | Số hạt/hàng | Tỷ lệ hạt/ bắp (%) | P. 1000 hạt (g) | Dạng hạt | Mầu sắc hạt |
Bảng 4 - Năng suất của các giống ngô
Tên giống | Số cây thu hoạch/ô | Số bắp/ô | Khối lượng bắp tươi/ô (kg/ô) | Khối lượng hạt khô/ô (kg/ô) | NS TB | ||||||||
Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | (tạ/ha) | |
Bảng 5 - Chất lượng thử nếm (đối với các giống ngô nếp)
TT | Tên giống | Các chỉ tiêu đánh giá (điểm) | |||
Độ dẻo | Hương thơm | Vị đậm | Độ ngọt | ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xác nhận của cơ sở (Ký tên, đóng dấu) | Ngày tháng Năm Cán bộ khảo nghiệm |
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG NGÔ
1. Vụ: Năm:2. Địa điểm khảo nghiệm:3. Tên người khảo nghiệm: Email: ĐT: 4. Tên giống khảo nghiệm:5. Giống đối chứng:6. Ngày gieo: Ngày thu hoạch:7. Diện tích khảo nghiệm (m2):8. Đặc điểm đất đai:9. Mật độ trồng:10. Phân bón: Số lượng và chủng loại phân bón sử dụng11. Đánh giá chung:Tên giống | TGST (ngày) | Năng suất (tạ/ha) | Nhận xét chung (Sinh trưởng, sâu bệnh, tính thích ứng của giống khảo nghiệm). | Ý kiến của người SX (có hoặc không chấp nhận giống mới-Lý do) |
Xác nhận của cơ sở (Ký tên, đóng dấu) | Ngày tháng Năm Cán bộ khảo nghiệm |