Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 

 

 

QCVN 01 - 82: 2011/BNNPTNT

 

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỆ SINH THÚ Y CƠ SỞ ẤP TRỨNG GIA CẦM

National technical regulation on veterinary hygiene requirement

for hatchery establisments

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÀ NỘI – 2011

 


Lời nói đầu:

QCVN 01 - 82: 2011/BNNPTNT do Cục Thú y biên soạn, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình duyệt, và được ban hành theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn .

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỆ SINH THÚ Y CƠ SỞ ẤP TRỨNG GIA CẦM

National technical regulation

on veterinary hygiene requirement for hatchery establisments

I- QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi áp dụng: Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở ấp trứng gia cầm trong phạm vi cả nước.

1.2. Đối tượng áp dụng: Quy chuẩn này được áp dụng cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực ấp trứng gia cầm.

1.3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Trứng gia cầm: Bao gồm trứng của các loại gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng, chim cút…

1.3.2. Thiết bị, dụng cụ và phương tiện vận chuyển: Gồm toàn bộ máy móc, thiết bị, dụng cụ dùng trong các cơ sở ấp trứng gia cầm và các phương tiện dùng để chuyên chở trứng giống, gia cầm 1 ngày tuổi, chất thải.

1.3.3. Xông hơi khử trùng: Là việc sử dụng hóa chất khử trùng để tiêu diệt các sinh vật và côn trùng gây hại bằng phương pháp xông hơi.

1.3.4. Chất thải rắn: bao gồm trứng hỏng, trứng tắc, gà con chết, gà loại, vỏ trứng.

1.3.5. Chất thải lỏng: là nước thải ra trong quá trình vệ sinh khu vực ấp trứng.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu chung về cơ sở hạ tầng

2.1.1. Cơ sở phải cách biệt với khu dân cư xung quanh bằng tường, rào.

2.1.2. Việc xây dựng phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh.

2.1.3. Địa điểm xây dựng phải đảm bảo có nguồn cung cấp điện, nước ổn định.

2.1.4. Cơ sở ấp có các khu vực sau: kho bảo quản trứng và khu vực ấp, nở, nơi phân loại và đóng hộp gà con.

2.1.5. Cơ sở phải có bảng nội quy tại cổng ra vào và trước các khu vực sản xuất.

2.1.6. Có khay hoặc hố sát trùng và phương tiện khử trùng tiêu độc tại mỗi cổng ra vào.

2.1.7. Có hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn.

2.1.8 Có nơi thay quần áo và dụng cụ bảo hộ lao động.

2.1.9. Có nhà vệ sinh.

2.1.10. Tường các phòng phải sáng màu, được làm bằng vật liệu bền, chắc, chống bám bụi và nấm mốc, không bị ăn mòn bởi các hoá chất và dễ dàng cho việc khử trùng tiêu độc.

2.1.11. Sàn phải làm bằng vật liệu chống thấm, nhẵn, không trơn trượt.

2.2. Yêu cầu vệ sinh đối với cơ sở ấp trứng

2.2.1. Trứng giống phải có nguồn gốc rõ ràng và được cung cấp từ các cơ sở an toàn dịch bệnh.

2.2.2. Trứng sau khi chuyển về cơ sở ấp phải đựơc xông hơi khử trùng sau đó chuyển vào kho bảo quản và ở điều kiện nhiệt độ 18 – 240C, ẩm độ 70 – 80%, nếu trữ trứng lâu hơn 1 tuần thì hạ nhiệt độ dần xuống 15 -180C.

2.2.3. Khu vực ngoài nhà ấp phải thường xuyên được quét dọn sạch sẽ, phát quang bụi rậm xung quanh trạm ấp, thu dọn, khơi thông cống rãnh giúp tiêu thoát nước thải nhanh chóng.

2.2.4. Phải thay dung dịch sát khuẩn trong các hố hoặc khay sát trùng định kỳ theo quy định về thời gian sử dụng sau khi pha loãng của từng loại thuốc sát khuẩn.

2.2.5. Trước khi vào khu vực ấp trứng, nhân viên phải vệ sinh sạch sẽ, được khử trùng phun sương tại phòng thay quần áo và được trang bị đồ bảo hộ lao động.

2.2.6. Sau khi kết thúc một lô ấp, sau khi xuất hết gia cầm con: Tiến hành thu gom chất thải rắn đưa về nơi xử lý.Tường, nền của các khu vực trong cơ sở ấp, kho bảo quản trứng, máy ấp, máy nở và các loại trang thiết bị, dụng cụ khác phải được vệ sinh cơ học, cọ rửa sạch bằng xà phòng sau đó rửa lại bằng nước rồi lau bằng dung dịch sát trùng. Sau khi vệ sinh sạch sẽ tiến hành khử trùng bằng xông hơi formol + thuốc tím (Phụ lục 1)

2.2.7. Yêu cầu về điều kiện tiểu khí hậu.

Bảng : Tiêu chuẩn không khí tại trạm ấp trứng gia cầm

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kho bảo quản trứng

Khu vực ấp trứng

1

Độ bụi tối đa

mg/m3

Không quy định

0,32

2

Độ ẩm

%

65

80

3

Nhiệt độ

0C

15-18

18-32

4

Tốc độ gió

m/s

Không quy định

0,5

5

Ánh sáng tối thiểu

Lux

60

200

6

Tiếng ồn

dB

Không quy định

90

7

Nồng độ CO2 tối đa

%

0,2

0,2

8

Nồng độ H2S tối đa

mg/m3

0,008

0,008

9

Nồng độ NH3 tối đa

mg/m3

0,02

0,02

2.3. Yêu cầu đối với nguồn nước sử dụng

2.3.1. Nguồn nước dùng phải đạt tiêu chuẩn nước dùng theo QCVN 02:2009/BYT và được kiểm tra định kỳ 1 năm/lần.

2.3.2. Phải có hệ thống bể dự trữ và phân phối nước.

2.3.3. Phải thay nước và vệ sinh bể chứa nước sạch định kỳ 6 tháng/lần.

2.4. Xử lý chất thải

2.4.1. Chất thải lỏng

2.4.1.1. Phải có bể lắng, bể xử lý hoá chất trước khi nước thải đổ ra môi trường ngoài cơ sở ấp.

2.4.1.2. Nước thải phải đạt QCVN 24:2009/BTNMT

2.4.2. Chất thải rắn

2.4.2.1. Toàn bộ chất thải rắn như vỏ trứng, trứng hỏng, xác gia cầm con đều phải tiêu huỷ bằng chôn hoặc đốt tại khu xử lý chất thải rắn.

2.4.2.2. Khu này phải ở cuối hướng gió chính của cơ sở ấp trứng.

2.4.2.3. Nếu cơ sở không có khu xử lý chất thải rắn mà phải vận chuyển đi nơi khác thì phải đảm bảo chất thải rắn đã xuất ra khỏi cơ sở ấp được chuyển toàn bộ đến nơi xử lý. Cơ sở ấp phải có hồ sơ theo dõi lượng chất thải rắn chuyển đi và phải có hợp đồng về việc xử lý chất thải với cơ sở chuyên trách.

2.5. Yêu cầu VSTY đối với thiết bị, dụng cụ và phương tiện vận chuyển

2.5.1.Tất cả các thiết bị, dụng cụ và các loại phương tiện vận chuyển đều phải được cọ rửa bằng xà phòng và nước, làm khô và phun thuốc sát trùng theo quy định trước và sau khi sử dụng.

2.5.2. Đồ dùng bảo hộ lao động: sau mỗi lần sử dụng, đồ dùng bảo hộ lao động phải được giặt sạch rồi khử trùng tiêu độc bằng hoá chất hoặc tia cực tím và để đúng nơi quy định. Với đồ bảo hộ lao động dùng một lần, sau khi sử dụng phải gom lại và xử lý tiêu hủy ở nơi quy định.

2.5.3. Đối với máy nở và máy ấp đơn kỳ: dùng nước xà phòng rửa sạch mặt trong,mặt ngoài của máy, rửa lại bằng nước, để khô rồi lau bằng giẻ thấm crezin 3%, sau đó xông hơi khử trùng bằng formol + thuốc tím (35ml formol + 17,5g thuốc tím/ m³ không khí trong vòng 1 giờ).

2.5.4. Đối với máy ấp đa kỳ: Sau mỗi lần chuyển trứng sang máy nở phải lau chùi bằng giẻ thấm crezin 3%. Mỗi khi có đợt trứng mới vào máy, xông sát trùng trứng bằng formol + thuốc tím (18ml formol+ 9g thuốc tím/m³ thể tích không khí trong thời gian 30 phút).

2.6. Hồ sơ, quản lý

2.6.1. Cơ sở phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các cấp có thẩm quyền cấp.

2.6.2. Phải có hồ sơ, sổ sách theo dõi các lô ấp (Phụ lục 2)

2.6.3. Cơ sở ấp trứng phải có qui trình vệ sinh, khử trùng tiêu độc và phải tuân thủ theo các qui trình này.

2.6.4. Phải có văn bản quy định sự sắp xếp, bố trí các khu vực sản xuất, chế độ kiểm tra định kỳ, phát hiện và xử lý kịp thời những sự cố trong quá trình sản xuất.

2.7. Kiểm soát động vật gây hại

2.7.1. Cơ sở phải có kế hoạch và biện pháp hữu hiệu chống các loài gặm nhấm, côn trùng và động vật gây hại khác.

2.7.2. Hóa chất dùng để diệt côn trùng, các loài gặm nhấm, và động vật gây hại phải thuộc danh mục hóa chất được phép sử dụng và được bảo quản nghiêm ngặt trong tủ hoặc trong kho riêng có khoá. Chỉ người được giao nhiệm vụ; có hiểu biết về chuyên môn mới được phép sử dụng.

III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy

3.1.1. Phương thức đánh giá, chứng nhận hợp quy cho cơ sở ấp trứng gia cầm phù hợp với quy định được thực hiện theo Thông tư 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.1.2. Cơ sở ấp trứng gia cầm phải thực hiện công bố hợp quy và gửi hồ sơ công bố hợp quy về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định tại Thông tư 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.2. Giám sát chế tài

3.2.1. Cơ sở ấp trứng gia cầm phải chịu sự thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ở địa phương.

3.2.2. Việc tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm phải tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

PHỤ LỤC 1:

PHƯƠNG PHÁP KHỬ TRÙNG BẰNG HỖN HỢP FORMOL + THUỐC TÍM

1. Nồng độ hỗn hợp formol + thuốc tím hay được sử dụng

- Máy ấp, máy nở và nhà xưởng không có trứng: 35ml formol + 17,5g thuốctím/ m³ thể tích không khí.

- Máy ấp máy nở có trứng và trứng trước khi nhập kho:18ml formol+ 9g thuốc tím/m³ thể tích không khí

2. Cách tiến hành

- Trước khi tiến hành tiêu độc: làm vệ sinh nhà kho, dọn sạch các vật dụng dễ bắt cháy; đóng kín các cửa ra vào, cửa sổ và dán kín các khe hở;

- Đồ dùng để đựng hoá chất phải bằng kim loại hoặc sành sứ (không dùng thùng nhựa hoặc chậu nhựa). Chiều cao của đồ dùng để đựng hoá chất phải ít nhất cao gấp 5 lần so với độ sâu của chất lỏng đựng bên trong.

-  Vị trí đặt dung dịch xông hơi formol + thuốc tím phải ở cách xa các vật liệu dễ bắt cháy một khoảng cách ít nhất 1m.

3. Một số lưu ý trong khử trùng tiêu độc bằng xông hơi hóa chất

a) Chọn loại hóa chất khử trùng căn cứ theo đối tượng kiểm dịch động vật và loại sản phẩm động vật và hạn chế tối đa ảnh hưởng của hóa chất đến chất lượng sản phẩm.

b) Thời gian ủ hóa chất khử trùng từ 20 – 30 phút tùy thuộc vào từng loại sản phẩm, chủng loại hóa chất khử trùng, nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực khử trùng và độ ẩm của sản phẩm động vật;

c) Lập sơ đồ đặt hóa chất khử trùng sao cho vị trí đặt thuốc được phân bố đều trong toàn bộ khu vực khử trùng tiêu độc.

d) Làm kín toàn bộ khu vực khử trùng tiêu độc: Tùy theo phương tiện chứa đựng sản phẩm động vật (thùng xe, nhà kho, kho bãi, …) mà có các hình thức làm kín phù hợp (phủ bạt, dán giấy, ….) nhưng phải đảm bảo nguyên tắc bịt kín các khe, kẽ hở, các hệ thống thông khí, … để duy trì nồng độ và hiệu quả của hóa chất.

đ) Đặt hóa chất khử trùng: phải đảm bảo an toàn cho người tham gia .

- Khi đặt hóa chất khử trùng phải thực hiện theo chiều từ trong ra ngoài;

- Người tham gia phải được trang bị các thiết bị phòng độc, đeo khẩu trang, đi găng tay, ủng cao su; tránh đối diện với luồng khí bay lên và phải ra ngoài ngay sau khi thực hiện xong công việc .

- Phải có ít nhất 02 người có kỹ thuật, có đủ phương tiện để xử lý kịp thời các sự cố về kỹ thuật và sự cố về an toàn. Người giúp việc làm nhiệm vụ đóng cửa kho cuối cùng sau khi các thao tác trên đã hoàn thành;

- Vị trí đặt hóa chất khử trùng phải ở cách xa các vật liệu có thể bắt cháy để tránh nguy cơ gây hoả hoạn.

 

PHỤ LỤC 2:

CÁC BIỂU MẪU

1. THẺ KHO

Tên:..................................................................Quy cách:..............................................

Lô:.....................................................................Đơn vị:..................................................

Ngày

Nhập

Xuất

Tồn

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


2. PHIẾU NHẬP KHO

Ngày..............tháng..........năm.......

Họ tên người giao:............................................................Số chứng từ:...............................................Ngày nhận:.....................................

Giao từ kho:............................................Nhập vào kho:...............................................Nhà sản xuất:......................Ngày nhận:..................

Stt

Tên sản phẩm

Quy cách

Mã số

Sô lượng hợp đồng

Số lượng thực nhận

Số lô

Ngày sản xuất

Ngày hết hạn dùng

Ghi chú

SL bán

SL Kmại

SL lấy mẫu

SL bán

SL Kmại

SL lấy mẫu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. BIÊN BẢN NHẬN HÀNG

Số hoá đơn:.................................................................................Số hợp đồng:.......................................................................................................

Giao từ kho:.................................................................................Nhập vào kho:......................................................................................................

Ngày nhận:..................................................................................Giờ nhận:..........................................Nơi nhận:....................................................

Ngày kiểm:...................................................................................Giờ kiểm:..............................................................................................................

Kết quả kiểm:............................................................................................................................................................................................................

Tên sản phẩm

Quy cách

Số lô

Khối lượng

Số thùng

Số lượng

Số lượng thực nhận

Tình trạng kiện hàng

Ghi chú

Thùng

Thực tế

Hoá đơn

Thực tế

Thừa

Thiếu

Hư hỏng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày

Ngày

Ngày

Người giao:

Người kiểm nhận

Thủ kho:

 


4. PHIẾU THEO DÕI NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM

Khu vực: Nhiệt độ chuẩn: ≤ 25oC

Tháng: Độ ẩm: ≤ 70

Ngày

Nhiệt độ

Độ ẩm

Người kiểm tra

(Ký và ghi rõ tên)

Ghi chú

Sáng

Chiều

Sáng

Chiều