VỀ THUỐC NỔ AN TOÀN CHO MỎ HẦM LÒ CÓ KHÍ MÊTAN (AH1)
National Technical Standards
on Safety permited explosive to underground mine with metan gas (AH1)
Lời nói đầu:
QCVN 02:2012/BCT do Vụ Khoa học và Công nghệ soạn thảo, trình duyệt; Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định; Bộ Công Thương ban hành kèm theo Thông tư số: 11/2012/TT-BCT ngày 12 tháng 6 năm 2012.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ THUỐC NỔ AN TOÀN CHO MỎ HẦM LÒ CÓ KHÍ MÊTAN (AH1)
National Technical Standards
on Safety permited explosive to underground mine with metan gas (AH1)
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật này quy định về thành phần, chỉ tiêu kỹ thuật, phương pháp thử và các quy định khác đối với thuốc nổ an toàn dùng cho mỏ hầm lò có khí mêtan, ký hiệu là AH1.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến thuốc nổ AH1 trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
1.3. Thuật ngữ, định nghĩa
1.3.1. Thuốc nổ: Là hóa chất hoặc hỗn hợp hóa chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện.
1.3.2. Thuốc nổ an toàn: Là loại thuốc nổ khi sử dụng trong mỏ hầm lò có khí, bụi nổ mà không gây cháy và/hoặc nổ môi trường không khí mỏ hoặc không thay đổi tính năng sử dụng trong môi trường có nhiệt độ cao.
1.4. Quy chuẩn trích dẫn
1.4.1. QCVN 02:2008/BCT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp.
1.4.2. Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 về nhãn hàng hóa.
1.4.3. TCVN 6421:1998 Vật liệu nổ công nghiệp – Xác định khả năng sinh công bằng cách đo sức nén trụ chì.
1.4.4. TCVN 6422:1998 Vật liệu nổ công nghiệp – Xác định tốc độ nổ.
1.4.5. TCVN 6423:1998 Vật liệu nổ công nghiệp – Xác định khả năng sinh công bằng bom chì (Phương pháp Trauzel).
1.4.6. TCVN 6425:1998 Vật liệu nổ công nghiệp – Xác định khoảng cách truyền nổ.
1.4.7. TCVN 6570:2005 Thuốc nổ an toàn dùng cho mỏ hầm lò có khí mêtan – Phương pháp thử khả năng nổ an toàn.
2.1. Thành phần
Thuốc nổ an toàn AH1 được phối trộn từ các thành phần nguyên liệu theo tỷ lệ ghi trong bảng 1:
Bảng 1 – Tỷ lệ thành phần phối trộn thuốc nổ an toàn AH1
TT | Tên nguyên liệu | Tỷ lệ phối trộn (% khối lượng) |
1 | Amôni nitrat | 67 ± 1,5 |
2 | Natri clorua | 20 ± 0,5 |
3 | TNT | 10 ± 0,5 |
4 | Bột gỗ | 3 ± 0,5 |
2.2. Chỉ tiêu chất lượng
Thuốc nổ an toàn AH1 phải đạt các chỉ tiêu chất lượng ghi trong bảng 2.
Bảng 2 – Các chỉ tiêu chất lượng thuốc nổ an toàn hầm lò AH1
TT | Chỉ tiêu | Mức | Phương pháp thử |
1 | Độ ẩm, % | £ 0,3 | - |
2 | Khối lượng riêng, g/cm3 | 0,95 ¸ 1,1 | - |
3 | Sức nén trụ chì, mm | ³ 10 | TCVN 6421 : 1998 |
4 | Tốc độ nổ, m/s | ³ 2.500 | TCVN 6422 : 1998 |
5 | Khả năng sinh công trong bom chì, cm3 | 250 ¸ 260 | TCVN 6423 : 1998 |
6 | Khoảng cách truyền nổ, cm | ³ 5 | TCVN 6425 : 1998 |
7 | Khả năng nổ an toàn trong môi trường 8 – 10% khí mêtan | Nổ 10 lần không gây cháy | TCVN 6570 : 2005 |
8 | Thời hạn đảm bảo, ngày | 90 | - |
2.3. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
2.3.1. Thuốc nổ AH1 được đóng thành thỏi có đường kính 36±1 mm, khối lượng là 200±5 gam bằng giấy dó tẩm paraphin. Các thỏi thuốc được bảo quản trong túi PE, buộc kín và đóng vào thùng cacton.
2.3.2. Trên từng thỏi thuốc và bên ngoài thùng có ghi nhãn hàng hóa, mã phân loại theo đúng quy định của QCVN 02:2008/BCT và các quy định hiện hành về ghi nhãn hàng hóa theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ban hành ngày 30 tháng 8 năm 2006.
2.3.3. Việc bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy thuốc nổ an toàn hầm lò (AH1) phải thực hiện đúng theo quy định của QCVN 02:2008/BCT.
3.1. Xác định độ ẩm
3.1.1. Nguyên tắc
Nguyên tắc xác định độ ẩm của thuốc nổ AH1 là dựa trên sự giảm khối lượng do bay hơi nước sau quá trình sấy mẫu.
3.1.2. Dụng cụ hóa chất
3.1.2.1. Cân phân tích, độ chính xác đến 10-4 gam;
3.1.2.2. Tủ sấy 0 ¸ 3000C, giới hạn điều chỉnh nhiệt độ ±1 oC;
3.1.2.3. Bình hút ẩm;
3.1.2.4. Hộp lồng đường kính 90 mm;
3.1.2.5. Hỗn hợp K2Cr2O7/H2SO4;
3.1.2.6. Nước cất, theo TCVN 4851:1989.
3.1.3. Tiến hành
3.1.3.1. Rửa hộp lồng nhiều lần bằng hỗn hợp K2Cr2O7/H2SO4 rồi tráng bằng nước cất ba lần, sấy hộp lồng ở 100¸105 0C trong vòng 60 phút. Để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng (khoảng 30 phút) rồi đem cân và ghi lại khối lượng G1.
3.1.3.2. Cân khoảng 10 g mẫu chính xác đến 0,1 mg vào hộp lồng đã sấy và ghi lại khối lượng G2.
3.1.3.3. Sấy mẫu ở nhiệt độ 65¸700C trong thời gian 210¸240 phút. Lấy ra để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng (khoảng 30 phút) rồi đem cân và ghi lại khối lượng G3.
3.1.3.4. Thực hiện đồng thời 3 mẫu phân tích.
3.1.4. Tính kết quả
3.1.4.1. Độ ẩm (Wa) của mẫu, tính bằng phần trăm theo công thức:
, %
Trong đó:
- G1 là khối lượng hộp lồng đã sấy, gam.
- G2 là khối lượng hộp lồng và mẫu trước khi sấy, gam.
- G3 là khối lượng hộp lồng và mẫu sau khi sấy, gam.
3.1.4.2. Chênh lệch giữa các kết quả tiến hành đồng thời không được vượt quá 0,02 %.
3.1.4.3. Độ ẩm của mẫu là giá trị độ ẩm trung bình của 3 lần thí nghiệm.
3.2. Xác định khối lượng riêng
3.2.1. Nguyên tắc
Cân, đo khối lượng và thể tích của thỏi thuốc nổ rồi tính ra khối lượng riêng (p) của thỏi thuốc theo công thức:
g/cm3
Trong đó:
- G là khối lượng của thỏi thuốc, gam;
- V là thể tích của thỏi thuốc, cm3
3.2.2. Dụng cụ
3.2.2.1. Thước kẹp.
3.2.2.2. Thước đo chiều dài, chính xác đến milimet.
3.2.2.3. Cân kỹ thuật, chính xác đến 10-2 gam.
3.2.3. Cách tiến hành
3.2.3.1. Cân chính xác khối lượng của thỏi thuốc trên cân kỹ thuật.
3.2.3.2. Dùng thước đo chính xác chiều dài, đường kính thỏi thuốc và chiều dày của vỏ bọc thuốc nổ. Khi đo các kích thước, với mỗi thông số phải đo ở ba vị trí khác nhau, rồi lấy giá trị trung bình cộng của ba lần đo.
3.2.3.3. Cân chính xác khối lượng vỏ bọc của thỏi thuốc trên cân kỹ thuật.
3.2.4. Tính kết quả
Khối lượng riêng của thỏi thuốc (p), biểu thị bằng g/cm3, được tính theo công thức:
, g/cm3
Trong đó:
- G1 là khối lượng của thỏi thuốc, gam.
- G2 là khối lượng của vỏ bọc của thỏi thuốc, gam.
- L là chiều dài của thỏi thuốc, cm.
- F là đường kính của thỏi thuốc, cm;
- d là chiều dày của vỏ bọc thỏi thuốc, cm.
3.3. Xác định khả năng sinh công trong bom chì
Thực hiện theo TCVN 6423:1998 Vật liệu nổ công nghiệp – Xác định khả năng sinh công bằng bom chì.
3.4. Xác định sức nén trụ chì
Thực hiện theo TCVN 6421:1998 Vật liệu nổ công nghiệp – Xác định khả năng sinh công bằng cách đo sức nén trụ chì.
3.5. Xác định tốc độ nổ
Thực hiện theo TCVN 6422:1998 Vật liệu nổ công nghiệp – Xác định tốc độ nổ.
3.6. Xác định khoảng cách truyền nổ
Thực hiện theo TCVN 6425:1998 Vật liệu nổ công nghiệp – Xác định khoảng cách truyền nổ.
3.7. Thử khả năng nổ an toàn trong môi trường mê tan
Thực hiện theo TCVN 6570:2005 Thuốc nổ an toàn dùng cho mỏ hầm lò có khí mê tan – Phương pháp thử khả năng nổ an toàn.
4.1. Vụ Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.
4.2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam tuân thủ quy định tại Quy chuẩn này.
4.3. Trường hợp các tài liệu viện dẫn trong Quy chuẩn này có sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định của văn bản mới.