- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8710-5:2011 về bệnh thủy sản - quy trình chẩn đoán - phần 5: bệnh Taura ở tôm he
- 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-83:2011/BNNPTNT về bệnh động vật – yêu cầu chung lấy mẫu bệnh phẩm - bảo quản và vận chuyển do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-8:2012 về Bệnh thủy sản – Quy trình chẩn đoán – Phần 8: Bệnh hoại tử cơ ở tôm
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-12:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 12:Bệnh vi bảo tử do Enterocytozoon hepatopenaei ở tôm
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-19:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 19: Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm
- 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-20:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 20: Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm
- 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-3:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 3: Bệnh đốm trắng ở tôm
- 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-4:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 4: Bệnh đầu vàng ở tôm
QCVN 02 - 34 - 1: 2021/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
GIỐNG TÔM NƯỚC LỢ, TÔM BIỂN
PHẦN 1: TÔM SÚ, TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
National technical regulation
Seed of brackish and marine water shrimp
Part 1: Black tiger shrimp (Penaeus monodon), White leg shrimp (Penaeus vannamei/Litopenaeus vannamei)
Lời nói đầu
QCVN 02 - 34 - 1: 2021/BNNPTNT do Tổng cục Thủy sản biên soạn và trình, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Thông tư số 14/2021/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 12 năm 2021.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
GIỐNG TÔM NƯỚC LỢ, TÔM BIỂN
PHẦN 1: TÔM SÚ, TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
National technical regulation
Seed of brackish and marine water shrimp
Part 1: Black tiger shrimp (Penaeus monodon), White leg shrimp (Penaeus vannamei/Litopenaeus vannamei)
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật đối với tôm bố mẹ, tôm giống PL15 trở lên của loài tôm sú (Penaeus monodon); tôm bố mẹ, tôm giống PL12 trở lên của loài tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei/Litopenaeus vannamei) (Mã HS chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo).
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động sản xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên, nhập khẩu tôm bố mẹ, tôm giống của loài tôm sú và tôm thẻ chân trắng nêu tại mục 1.1 tại Việt Nam.
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Tôm sú giống PL15 là tôm 15 ngày tuổi kể từ ngày đầu tiên của giai đoạn hậu ấu trùng.
1.3.2. Tôm thẻ chân trắng giống PL12 là tôm 12 ngày tuổi kể từ ngày đầu tiên của giai đoạn hậu ấu trùng.
1.3.3. Dị hình là hiện tượng tôm có hình dạng khác biệt so với hình dạng bình thường của tôm ở cùng giai đoạn phát triển.
2.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với tôm bố mẹ
Tôm bố mẹ phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 1:
Bảng 1 - Yêu cầu kỹ thuật đối với tôm bố mẹ
TT | Chỉ tiêu | Yêu cầu kỹ thuật | ||
Tôm sú | Tôm thẻ chân trắng | |||
1 | Khối lượng tôm bố mẹ, g, không nhỏ hơn | Tôm đực | 90 | 40 |
Tôm cái | 100 | 45 | ||
2 | Thời hạn sử dụng cho sinh sản, ngày, tối đa | Tôm bố mẹ nhập khẩu (tính từ ngày nhập về cơ sở) | 80 | 140 |
Tôm bố mẹ sản xuất trong nước, tôm bố mẹ khai thác từ tự nhiên (tính từ ngày cho sinh sản lần đầu) | 60 |
| ||
Tôm bố mẹ sản xuất trong nước (tính từ ngày cho sinh sản lần đầu) |
| 120 |
2.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với tôm giống
Tôm giống phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định trong Bảng 2:
Bảng 2 - Yêu cầu kỹ thuật đối với tôm giống
Chỉ tiêu | Yêu cầu kỹ thuật | |
Tốm sú giống | Tôm thẻ chân trắng giống | |
Tỷ lệ dị hình, %, không lớn hơn | 0,5 | 0,5 |
2.3. Tình trạng sức khỏe
Tôm bố mẹ và tôm giống không bị nhiễm một trong các bệnh quy định tại Bảng 3:
Bảng 3 - Các loại bệnh trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng
TT | Tên bệnh | Tác nhân gây bệnh | Đối tượng |
1 | Bệnh đốm trắng (White Spot Disease) | White spot syndrome virus (WSSV) | Tôm sú, tôm thẻ chân trắng |
2 | Hội chứng Taura (Taura Syndrome) | Taura syndrome virus (TSV) | Tôm thẻ chân trắng |
3 | Bệnh đầu vàng (Yellow Head Disease) | Yellow head virus (YHV) | Tôm sú, tôm thẻ chân trắng |
4 | Bệnh hoại tử cơ (Infectious Myonecrosis Disease) | Infectious Myonecrosis Virus (IMNV) | Tôm thẻ chân trắng |
5 | Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (Infectious Hypodermal and Hematopoitic Necrosis Disease) | Infectious Hypodermal and Hematopoitic Necrosis Virus (IHHNV) | Tôm sú, tôm thẻ chân trắng |
6 | Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm nuôi (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease - AHPND) | Vibrio parahaemolyticus có mang gen độc lực | Tôm sú, tôm thẻ chân trắng |
7 | Vi bào tử trùng | Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) | Tôm sú, tôm thẻ chân trắng |
3.1. Thiết bị, dụng cụ
Thiết bị, dụng cụ trong Quy chuẩn này tham khảo tại Phụ lục 2.
3.2. Lấy mẫu kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật
3.2.1. Tôm bố mẹ
Dùng vợt (3.1.2) vớt tôm tại 5 vị trí (4 vị trí xung quanh và giữa) của dụng cụ chứa tôm. Số lượng tôm bố mẹ lấy mẫu để kiểm tra là 20 cá thể với tỷ lệ tôm đực và tôm cái là 1:1. Trường hợp ít hơn 20 cá thể thì lấy toàn bộ số tôm bố mẹ để kiểm tra.
3.2.2. Tôm giống
Dùng vợt (3.1.1) lấy ngẫu nhiên 100 cá thể đến 200 cá thể theo chiều thẳng đứng tại 5 vị trí (4 vị trí xung quanh và giữa) của dụng cụ chứa tôm.
3.3. Lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh
3.3.1. Số lượng mẫu lấy để kiểm tra tác nhân gây bệnh được quy định trong Bảng 4:
Bảng 4 - Số lượng mẫu lấy
Số cá thể trong đàn | Số lượng mẫu lấy |
Nhỏ hơn 99 | 20 |
Từ 100 đến 249 | 23 |
Từ 250 đến 499 | 25 |
Từ 500 đến 999 | 26 |
Từ 1.000 đến 1.000.000 | 27 |
Lớn hơn 1.000.000 | 30 |
3.3.2. Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu
Theo QCVN 01- 83: 2011/BNNPTTN, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bệnh động vật - Yêu cầu chung lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản và vận chuyển, ban hành kèm theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3.4. Kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật
3.4.1. Tôm bố mẹ
3.4.1.1. Khối lượng
Dùng cân (3.1.5) để xác định khối lượng từng cá thể.
3.4.1.2. Thời hạn sử dụng
Đối với tôm sản xuất, ương dưỡng và khai thác từ tự nhiên trong nước: Thông qua hồ sơ ghi chép quá trình sản xuất.
Đối với tôm nhập khẩu: Thông qua hồ sơ nhập khẩu.
3.4.2. Tôm giống
Tỷ lệ tôm dị hình: Xác định tôm giống dị hình bằng cách quan sát từ 50 đến 100 cá thể bằng kính giải phẫu hoặc kính lúp (3.1.6). Tỷ lệ tôm dị hình = (số tôm dị hình đếm được/tổng số tôm trong mẫu) x100.
3.5. Kiểm tra tác nhân gây bệnh
3.5.1. Kiểm tra bệnh đốm trắng theo TCVN 8710-3: 2019, Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 3: Bệnh đốm trắng ở tôm.
3.5.2. Kiểm tra hội chứng Taura theo TCVN 8710-5: 2011, Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 5: Bệnh Taura ở tôm he.
3.5.3. Kiểm tra bệnh đầu vàng theo TCVN 8710-4: 2019, Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 4: Bệnh đầu vàng ở tôm.
3.5.4. Kiểm tra bệnh hoại tử cơ theo TCVN 8710-08: 2012, phần 8: Bệnh hoại tử cơ ở tôm.
3.5.5. Kiểm tra bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu theo TCVN 8710-20: 2019, Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 20: Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu.
3.5.6. Kiểm tra bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm nuôi theo TCVN 8710-19: 2019, Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 19: Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm.
3.5.7. Kiểm tra bệnh vi bào tử trùng do Enterocytozoon hepatopenaei theo TCVN 8710-12: 2019, Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 12: Bệnh vi bảo tử do Enterocytozoon hepatopenaei ở tôm.
4.1. Công bố hợp quy
4.1.1. Biện pháp công bố hợp quy
Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu tôm bố mẹ, tôm giống quy định tại mục 1.1 của Quy chuẩn này thực hiện công bố hợp quy theo biện pháp: Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân.
4.1.2. Trình tự công bố hợp quy
4.1.2.1. Đối với tôm bố mẹ, tôm giống sản xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên trong nước: Trình tự công bố hợp quy và hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
4.1.2.2. Đối với tôm bố mẹ, tôm giống nhập khẩu: Hoạt động công bố hợp quy tuân theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
4.2. Đánh giá sự phù hợp
4.2.1. Phương thức đánh giá sự phù hợp
Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá sự phù hợp tôm bố mẹ, tôm giống theo phương thức:
4.2.1.1. Đối với tôm bố mẹ, tôm giống sản xuất, ương dưỡng trong nước: Thực hiện theo phương thức 5 (thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất).
Nội dung đánh giá quá trình sản xuất do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản thực hiện theo quy định tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
4.2.1.2. Đối với tôm bố mẹ, tôm giống khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu: Thực hiện theo phương thức 7 (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa).
Trường hợp tôm bố mẹ, tôm giống khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu, sử dụng kết quả kiểm dịch để đánh giá sự phù hợp.
4.2.2. Trình tự đánh giá sự phù hợp
Nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp theo quy định tại phụ lục II Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Tổ chức, cá nhân quy định tại mục 1.2 có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này.
6.1. Tổng cục Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này theo thẩm quyền.
6.2. Tổng cục Thủy sản phổ biến, hướng dẫn và phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
6.3. Trong trường hợp các văn bản quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới.
BẢNG MÃ SỐ HS ĐỐI VỚI TÔM SÚ VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
Mã hàng | Mô tả hàng hóa |
| - - - Để nhân giống: |
0306.36.11 | - - - - Tôm sú (Penaeus monodon) (SEN) |
0306.36.12 | - - - - Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) (SEN) |
0511.91.10 | - - - Sẹ và bọc trứng: Tôm sú (Penaeus monodon); Tôm thẻ chân trắng (Lipopenaeus vannamei/Penaeus vannamei) |
3.1.1 Vợt: đường kính từ 200 mm đến 300 mm, làm bằng lưới phù du N0 38.
3.1.2 Vợt, đường kính từ 300 mm đến 500 mm, làm bằng lưới sợi cước, mắt lưới 2a = 20mm đến 30 mm.
3.1.3 Cốc thuỷ tinh: dung tích từ 250 ml đến 500 ml.
3.1.4 Thước hoặc giấy kẻ ly: có vạch chia chính xác đến 1 mm.
3.1.5 Cân đồng hồ: có thể cân đến 2 kg, chính xác đến 1 g.
3.1.6 Kính giải phẫu hoặc kính lúp: có độ phóng đại từ 10 lần đến 30 lần.
din (1973)