- 1 Quy chuẩn Việt Nam QCVN 54:2013/BTNMT về ngưỡng xử lý hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy tồn lưu theo mục đích sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2012/BCT về mức rủi ro chấp nhận được trong đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động dầ̀u khí, xăng dầu, hóa chất và nhiệt điện do Bộ Công thương ban hành
- 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 15:2008/BTNMT về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG POLY ALUMINIUM CHLORIDE (PAC)
National Technical Regulation on quality of Poly Aluminium Chloride (PAC)
Lời nói đầu
QCVN 06 :2020/BCT do Tổ soạn thảo xây dựng, Cục Hóa chất trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành kèm theo Thông tư số: 49/2020/TT-BCT, ngày 21 tháng 12 năm 2020.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG POLY ALUMINIUM CHLORIDE (PAC)
National Technical Regulation on quality of Poly Aluminium Chloride (PAC)
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định về yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử và các quy định về quản lý đối với Poly Alumimlum Chloride có mã HS 38249999 (sau đây gọi tắt là PAC) sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh PAC, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1. Tài liệu viện dẫn
1.1. IS 15573:2005 Tiêu chuẩn Ấn Độ - Polyaluminium chloride
1.2. JIS K 1475:2006 Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản - Poly aluminium chloride đối với các công trình về nước (Sửa đổi lần 1).
1.3. AOAC 2007 (990.08) - AOAC Official Method 990.08 Metals in Solid Wastes Inductively coupled Plasma Atomic Emission spectrometic method.
1.4. TCVN 4560:1988 Nước thải - Phương pháp xác định cặn không tan trong nước thải.
2. Yêu cầu kỹ thuật
PAC phải đạt các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 1.
Bảng 1 - Chỉ tiêu kỹ thuật của PAC
TT | Tên chỉ tiêu | Dạng lỏng | Dạng bột | Phương pháp thử | ||
1 | Hàm lượng Al2O3, % | Từ 9% đến nhỏ hơn 11% | Từ 11% đến nhỏ hơn 17% | ≥17% | ≥ 28% | - JISK 1475:2006 - IS 15573:2005 |
2 | Độ kiềm, % | 35-85 | 40-90 | 40-90 | 40-90 | - JIS K 1475:2006 - IS 15573:2005 |
3 | Hàm lượng cặn không tan trong nước, % | ≤ 0,2 | ≤ 0,35 | ≤ 0,5 | ≤ 1,5 | - JISK 1475:2006 - TCVN 4560:1988 |
4 | Hàm lượng sắt (Fe), ppm | ≤ 100 | ≤ 120 | ≤ 150 | ≤ 300 | - JIS K 1475:2006 - IS 15573:2005 |
5 | Hàm lượng Asen (As), ppm | ≤ 2 | ≤ 3,5 | ≤ 5 | ≤ 5 | - JIS K 1475:2006 - IS 15573:2005 - AOAC 2007 (990.08) - ICP |
6 | Hàm lượng thủy ngân (Hg), ppm | ≤ 0,2 | ≤ 0,3 | ≤ 0,4 | ≤ 0,6 | - JIS K1475:2006 - IS 15573:2005 - AOAC 2007 (990.08) - ICP |
7 | Hàm lượng chì (Pb), ppm | ≤ 10 | ≤ 20 | ≤ 30 | ≤ 90 | - JIS K1475:2006 - IS 15573:2005 - AOAC 2007 (990.08) - ICP |
3. Ghi nhãn
Ghi nhãn hóa chất theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các quy định ghi nhãn hiện hành.
4. Phương pháp thử
4.1. Xác định hàm lượng Al2O3 thực hiện một trong hai phương pháp sau:
- JIS K 1475:2006 Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản - Poly aluminium chloride đối với các công trình về nước (Sửa đổi lần 1).
- IS 15573:2005 Tiêu chuẩn Ấn Độ - Polyaluminium chloride.
Trong các phương pháp thử trên thì JIS K 1475:2006 là phương pháp trọng tài.
4.2. Xác định độ kiềm, hàm lượng sắt thực hiện một trong hai phương pháp sau:
- JIS K 1475:2006 Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản - Poly aluminium chloride đối với các công trình về nước (Sửa đổi lần 1)
- IS 15573:2005 Tiêu chuẩn Ấn Độ - Polyaluminium chloride
Trong các phương pháp thử trên thì JIS K 1475:2006 là phương pháp trọng tài.
4.3. Xác định hàm lượng Asen, thủy ngân, chỉ thực hiện một trong các phương pháp sau:
- JIS K 1475:2006 Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản - Poly aluminium chloride đối với các công trình về nước (Sửa đổi lần 1).
- IS 15573:2005 Tiêu chuẩn Ấn Độ - Polyaluminium chloride
- AOAC 2007 (990.08) - AOAC Official Method 990.08 Metals in Solid Wastes Inductively coupled Plasma Atomic Emission spectrometic method.
Trong các phương pháp thử trên thì JIS K 1475:2006 là phương pháp trọng tài
4.4. Xác định hàm lượng cặn không tan trong nước thực hiện một trong hai phương pháp sau:
- JIS K 1475:2006 Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản - Poly aluminium chloride đối với các công trình về nước (Sửa đổi lần 1).
- TCVN 4560:1988 Nước thải - Phương pháp xác định cặn không tan trong nước thải.
Trong các phương pháp thử trên thì JIS K 1475:2006 là phương pháp trọng tài.
1. Quy định về công bố hợp quy
1.1. PAC trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải được công bố hợp quy phù hợp với Quy chuẩn này.
1.2. Việc công bố hợp quy đối với PAC được thực hiện theo quy định tại điểm a điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư số 36/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
2. Quy định về đánh giá sự phù hợp
2.1. Việc đánh giá sự phù hợp
- Hoạt động nhập khẩu PAC: Thực hiện theo phương thức 1 quy định tại Phụ lục II của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (sau đây gọi tắt là Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN) và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN)
- Hoạt động sản xuất PAC trong nước: Thực hiện theo phương thức 5 quy định tại Phụ lục II của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN.
2.2. Tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư số 36/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương
3. Quy định về sử dụng dấu hợp quy
Việc sử dụng dấu hợp quy phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN.
IV. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh PAC phải bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa và các quy định tại Quy chuẩn này.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh PAC sau khi công bố hợp quy phải đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư số 36/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương
1. Cục Hóa chất có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.
2. Tổng cục Quản lý thị trường có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm quy định về chất lượng PAC lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật và Quy chuẩn này.
3. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này trên địa bàn quản lý.
4. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu, tiêu chuẩn được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới./.
- 1 Quy chuẩn Việt Nam QCVN 54:2013/BTNMT về ngưỡng xử lý hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy tồn lưu theo mục đích sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2012/BCT về mức rủi ro chấp nhận được trong đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động dầ̀u khí, xăng dầu, hóa chất và nhiệt điện do Bộ Công thương ban hành
- 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 15:2008/BTNMT về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành