Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

QCVN 07:2012/BCT

 

VỀ KÍP NỔ VI SAI PHI ĐIỆN

National technical Regulations

on Non-electric period delay Detonators

Lời nói đầu:

QCVN 07:2012/BCT do Vụ Khoa học Công nghệ soạn thảo, trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Công Thương ban hành theo Thông tư số 16/2012/TT-BCT ngày 12 tháng 6 năm 2012.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KÍP NỔ VI SAI PHI ĐIỆN

National technical Regulations

on Non-electric period delay Detonators

1. Quy định chung

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật này quy định về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với kíp nổ vi sai phi điện dùng trong công nghiệp và các mục đích dân dụng khác.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài hoạt động liên quan tới vật liệu nổ công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

1.3. Tài liệu viện dẫn

- QCVN 06:2012/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Dây dẫn tín hiệu nổ.

- QCVN 02:2008/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp.

- QCVN 01:2012/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nổ và nghiệm thu vật liệu nổ công nghiệp.

1.4. Giải thích từ ngữ

1.4.1. Kíp nổ vi sai: Là kíp nổ có đặc tính khống chế thời gian giữ chậm định trước được tính bằng phần nghìn của giây.

1.4.2. Kíp nổ vi sai phi điện: Là kíp nổ vi sai không dùng điện, có lắp dây dẫn tín hiệu nổ để kích nổ.

1.4.3. Móc chữ J: Là chi tiết bằng nhựa, được lắp sẵn vào dây dẫn nổ, dùng để mắc nối kíp với dây nổ.

1.4.4. Hộp đấu: Là chi tiết bằng nhựa, được lắp sẵn vào kíp vi sai trên mặt, dùng để mắc nối các kíp với nhau.

1.5. Phân loại

Theo thời gian giữ chậm, kíp nổ vi sai phi điện được sản xuất hai loại:

- Loại tiêu chuẩn: Gồm các kíp có số vi sai từ 1 đến 30,

- Loại đặc biệt: Gồm có kíp trên mặt (chia làm 4 số) và kíp xuống lỗ.

2. Quy định kỹ thuật

2.1. Dây dẫn tín hiệu nổ

Dây dẫn tín hiệu nổ của kíp nổ vi sai phi điện phải đạt yêu cầu theo QCVN 06: 2012/BCT.

2.2. Khả năng chịu chấn động

Kíp không phát nổ hoặc hư hỏng kết cấu khi thử chấn động trên máy thử chấn động chuyên dụng có biên độ 150 mm, tần số dao động 60 lần/phút, trong thời gian 5 phút.

2.3. Cường độ nổ

Cường độ nổ của kíp nổ vi sai phi điện gồm có 2 mức:

- Kíp trên mặt loại đặc biệt đạt cường độ nổ số 6, tương đương với khi thử cường độ phải xuyên thủng tấm chì dày 4 mm, đường kính lỗ xuyên chì lớn hơn đường kính ngoài của kíp.

- Kíp loại tiêu chuẩn và kíp xuống lỗ loại đặc biệt đạt cường độ nổ số 8, tương đương với khi thử cường độ phải xuyên thủng tấm chì dày 6 mm, đường kính lỗ xuyên chì lớn hơn đường kính ngoài của kíp.

2.4. Khả năng chịu nước

Ngâm nước ở độ sâu 20 m hoặc trong bình nước có áp suất 0,2 Mpa (2,0 bar), trong thời gian 8giờ, sau đó lấy ra thử phát hỏa và đo thời gian giữ chậm, yêu cầu phải phát hỏa và đạt yêu cầu về thời gian giữ chậm.

2.5. Độ bền mối ghép miệng

Chịu lực kéo tĩnh 20 N (tương đương với việc treo quả cân có khối lượng 2,0 kg), trong thời gian 1 phút, dây dẫn tín hiệu nổ không được tụt khỏi nút cao su hoặc xê dịch mắt thường nhìn thấy.

2.6. Thời gian giữ chậm

2.6.1. Thời gian giữ chậm của kíp vi sai phi điện tiêu chuẩn quy định trong bảng 1.

Bảng 1: Thời gian giữ chậm của kíp vi sai phi điện tiêu chuẩn

Số vi sai

Thời gian giữ chậm, ms

1

25

2

50

3

75

4

100

5

125

6

150

7

175

8

200

9

250

10

300

11

350

12

400

13

450

14

500

15

600

16

700

17

800

18

900

19

1025

20

1125

21

1225

22

1440

23

1675

24

1950

25

2275

26

2650

27

3050

28

3450

29

3900

30

4350

2.6.2. Thời gian giữ chậm của kíp vi sai phi điện loại đặc biệt quy định trong bảng 2.

Bảng 2: Thời gian giữ chậm của kíp vi sai phi điện loại đặc biệt

Số vi sai

Thời gian giữ chậm, ms

KTM 17 ms

17

KTM 25 ms

25

KTM 42 ms

42

KTM 100 ms

100

KXL 400 ms

400

Cho phép nhà sản xuất thay đổi số vi sai và thời gian giữ chậm cho phù hợp yêu cầu sử dụng.

2.7. Ghi nhãn

Ghi nhãn theo quy định của Nhà nước, nội dung gồm:

- Tên sản phẩm;

- Số (đối với kíp tiêu chuẩn) hoặc loại (đối với kíp đặc biệt);

- Chiều dài dây dẫn nổ;

- Số lượng;

- Lô, tháng-năm sản xuất;

- Tên, địa chỉ của nhà sản xuất;

- Khối lượng;

- Mã phân loại theo quy định của quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT;

- Ký hiệu: “nhẹ tay”, “tránh mưa nắng”, “chiều đặt hòm”, “vật liệu nổ cháy”.

2.8. Vận chuyển, bảo quản

Vận chuyển, bảo quản kíp nổ vi sai phi điện tuân theo quy định trong quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT.

3. Phương pháp thử

3.1. Quy định về an toàn khi tiến hành thử.

Mọi thao tác trong quá trình thử nghiệm tuân theo quy định về đảm bảo an toàn trong QCVN 02:2008/BCT và QCVN 01:2012/BCT.

3.2. Thử khả năng chịu chấn động

3.2.1. Thiết bị, dụng cụ

3.2.1.1. Máy thử chấn động chuyên dùng có biên độ dao động (150±2) mm, tần số dao động (60±1) lần/min;

3.2.1.2. Đồng hồ thời gian;

3.2.1.3. Thước đo chiều dài có chia vạch 1 mm.

3.2.2. Chuẩn bị mẫu thử

3.2.2.1. Số lượng mẫu thử: từ 10 cái đến 20 cái;

3.2.2.2. Cuốn dây dẫn nổ thành cuộn dây sao cho phù hợp với kích thước trong lòng hòm chấn động; vặn cuộn dây thành hình số 8, cặp kíp ở giữa cuộn; dùng dây buộc cố định.

3.2.3. Cách tiến hành

3.2.3.1. Lần lượt đặt từng mẫu thử vào trong hòm gỗ của máy thử chấn động cho hết số lượng, sao cho các kíp không chạm nhau, dùng bìa, giấy hoặc vải khô chèn chặt;

3.2.3.2. Gài khóa hòm chấn động;

3.2.3.3. Kéo puli cho cam quay nâng tấm gá trên của máy chấn động lên vị trí cao nhất;

3.2.3.4. Ra khỏi buồng chấn động, đóng và khóa cửa buồng;

3.2.3.5. Đóng nguồn điện để máy chấn động hoạt động, đồng thời ghi thời gian bắt đầu chấn động;

3.2.3.6. Khi thời gian chấn động đủ 5 phút, bấm công tắc ngừng máy, chờ máy ngừng hẳn, mở cửa vào, mở khóa hòm chấn động, lấy mẫu kiểm tra;

3.2.4. Đánh giá kết quả

Mẫu thử đạt yêu cầu khi không xảy ra nổ hoặc hư hỏng kết cấu.

Lưu ý:

- Khi máy chạy, người thử ở bên ngoài theo dõi, nếu có sự cố bất thường phải bấm công tắc ngừng máy;

- Trường hợp đang thử bị mất điện hoặc sự cố ngừng máy, người thử ghi lại thời gian đã chấn động; khi có điện hoặc khắc phục xong sự cố, bật máy tiếp tục thử bù cho đến khi đủ thời gian quy định.

3.3. Thử cường độ nổ (thử nổ xuyên tấm chì)

3.3.1. Thiết bị, dụng cụ

3.3.1.1. Đồ gá thử nổ chuyên dụng;

3.3.1.2. Bộ phát hỏa dùng để gây nổ dây dẫn nổ;

3.3.1.3. Tấm chì đường kính (30±1) mm, chiều dày (4±0,1) mm dùng cho thử kíp có cường độ nổ số 6, hoặc chiều dày (6±0,1) mm dùng cho thử kíp có cường độ nổ số 8.

3.3.2. Chuẩn bị mẫu thử

3.3.2.1. Số lượng mẫu thử: 10 cái;

3.3.2.2. Mẫu thử lấy trong số kíp kiểm tra, cho phép lấy kíp đã qua mục thử chấn động.

3.3.3. Tiến hành thử

3.3.3.1. Đưa kíp đến vị trí thử nổ. Đặt 1 tấm chì vào đồ gá thử, đặt kíp thẳng đứng lên giữa tấm chì. Luồn dây dẫn nổ qua đồ gá, tới vị trí đặt bộ phận phát hỏa;

3.3.3.2. Rời khỏi vị trí đặt kíp, vào nơi trú ẩn;

3.3.3.3. Lần lượt phát hỏa gây nổ kíp bằng bộ phát hỏa;

3.3.3.4. Sau khi kíp nổ hết, chờ sau 2 phút ra kiểm tra vị trí nổ.

3.3.3.5. Tiến hành như trên lần lượt hết số kíp của một lần thử;

3.3.4. Đánh giá kết quả

3.3.4.1. Mẫu thử đạt yêu cầu khi xuyên thủng tấm chì, đường kính lỗ thủng trên tấm chì lớn hơn đường kính ngoài của kíp.

3.3.4.2. Nếy có 1 kíp nổ không xuyên thủng tấm chì hoặc 2 kíp nổ có lỗ xuyên chỉ nhỏ hơn đường kính ngoài của kíp thì cho phép thử lại với số lượng như cũ, yêu cầu lần thử này không được phép có các khuyết tật trên.

Ghi chú: Ở nhà máy sản xuất, cho phép tiến hành thử mục thử cường độ nổ đối với kíp nổ chưa lắp ghép với ống cháy chậm và dây dẫn nổ. Dùng dây cháy chậm để gây nổ kíp.

3.4. Thử khả năng chịu nước

3.4.1. Thiết bị, dụng cụ

3.4.1.1. Thiết bị ngâm nước chuyên dụng, có thể nâng áp suất của bình lên áp suất trên 0,2 Mpa (2,0 bar);

3.4.1.2. Máy đo thời gian, độ chính xác 10-6 s;

3.4.1.3. Bộ thu tín hiệu quang;

3.4.1.4. Bộ phát hỏa dùng để phát hỏa dây dẫn nổ.

3.4.2. Chuẩn bị mẫu thử:

3.4.2.1. Số lượng mẫu thử: từ 10 cái đến 20 cái. Cho phép lấy mẫu thử đã qua thử khả năng chịu chấn động hợp cách;

3.4.2.2. Cuốn dây dẫn nổ của mẫu thử thành cuộn, kích thước phù hợp với kích thước của bình nước, dùng dây buộc cố định.

3.4.3. Tiến hành thử

3.4.3.1. Mở van cho nước vào đầy bình;

3.4.3.2. Lần lượt cho mẫu thử vào bình đến hết số lượng thử, đậy nắp bình và vặn chặt;

3.4.3.3. Nâng áp suất của bình lên áp suất 0,2 Mpa (2,0 bar), bắt đầu tính thời gian;

3.4.3.4. Khi thời gian đủ 8 giờ, mở van xả hết nước trong bình, mở nắp bình lấy mẫu thử ra;

3.4.3.5. Dùng giẻ khô, sạch lau hết nước trên mẫu thử;

3.4.3.6. Thử nổ, đo thời gian giữ chậm theo Mục 3.6.

3.4.4. Đánh giá kết quả

3.4.4.1. Yêu cầu phát hỏa 100 % số mẫu thử. Trường hợp có 1 mẫu không phát hỏa, thì cho phép lấy mẫu thử lại lần 2, số lượng như lần 1, nếu lần thử này phát hỏa toàn bộ thì đánh giá đạt yêu cầu.

3.4.4.2. Thời gian giữ chậm đạt yêu cầu theo Mục 3.6.

3.5. Thử độ bền mối ghép miệng (thử lực kéo tĩnh)

3.5.1. Thiết bị, dụng cụ

3.5.1.1. Máy thử lực kéo tĩnh có gắn đồ gá kẹp chặt kíp;

3.5.1.2. Quả cân có khối lượng 2 kg.

3.5.1.3. Đồng hồ bấm giây có sai số : ± 1,0 s

3.5.2. Chuẩn bị mẫu thử

3.5.2.1. Số lượng mẫu thử: 10 kíp

3.5.2.2. Cắt ngắn dây dẫn nổ đạt kích thước 1m.

3.5.3. Tiến hành thử

3.5.3.1. Đưa đáy kíp vào vị trí đồ gá của máy thử lực kéo, gá kẹp chắc chắn;

3.5.3.2. Gá buộc đầu dây dẫn tín hiệu nổ vào quả cân 2 kg đảm bảo chắc chắn, không bị chùng;

3.5.3.3. Đặt thời gian thử 60 giây;

3.5.3.4. Bật máy bắt đầu thử;

3.5.3.5. Khi thời gian đủ 60 giây thì dừng lại để kiểm tra.

3.5.3.6. Tháo kíp ra khỏi máy, kiểm tra.

3.5.4. Đánh giá kết quả

Dây dẫn nổ không được tụt ra khỏi kíp hoặc xê dịch mà mắt thường nhìn thấy, đem tất cả mẫu thử kích nổ đạt kết quả 100 %.

Trường hợp có 1 mẫu không đạt yêu cầu, thì cho phép lấy mẫu thử lại lần 2, số lượng như lần 1, yêu cầu lần thử này phải toàn bộ số mẫu thử phải đạt yêu cầu.

Chú ý: Khi gá kẹp kíp lên máy thử phải nhẹ nhàng, gá kẹp vào phần đáy kíp, vị trí kẹp trong khoảng 8 mm tính từ đáy kíp.

3.6. Thử đo thời gian giữ chậm:

3.6.1. Thiết bị, dụng cụ

3.6.1.1. Máy đo thời gian, có độ chính xác đến 10-6 s;

3.6.1.2. Bộ thu tín hiệu quang có đầu thu tín hiệu khởi (start) và đầu thu tín hiệu dừng (stop);

3.6.1.3. Bộ phát hỏa dùng để gây nổ dây dẫn tín hiệu nổ;

3.6.1.4. Dây dẫn tín hiệu nổ hợp cách.

3.6.2. Chuẩn bị mẫu thử

3.6.2.1. Máy đo thời gian, có độ chính xác đến 10-6 s;

3.6.2.2. Bộ thu tín hiệu quang có đầu thu tín hiệu khởi (start) và đầu thu tín hiệu dừng (stop);

3.6.2.3. Sử dụng dùng hạt nổ số 2 hoặc thiết bị phát tia lửa điện/hoặc kíp nổ điện đặt cách ly với buồng thử nghiệm để kích nổ dây dẫn tín hiệu nổ của kíp nổ phi điện.

3.6.3. Tiến hành thử

3.6.3.1. Dùng băng dính cố định đầu thu tín hiệu start cùng với một kíp nổ điện hoặc đầu kích hỏa của máy phát nổ vào điểm đầu dây dẫn tín hiệu nổ, sao cho khi kích nổ thì gây nổ được dây dẫn tín hiệu nổ, đầu thu tín hiệu stop được gắn chặt vào đầu kíp nổ phi điện.

3.6.3.2. Đặt kíp nổ điện và kíp nổ phi điện vào trong dụng cụ an toàn đảm bảo không để mảnh kíp bắn ra ngoài.

3.6.3.3. Thao tác đặt thời gian thử, ấn nút chuẩn bị thử trên máy đo thời gian;

3.6.3.4. Gây nổ dây dẫn tín hiệu nổ của kíp vi sai phi điện bằng bộ phát hỏa hoặc kíp nổ điện;

3.6.3.5. Đọc kết quả trên máy đo thời gian;

3.6.3.6. Lần lượt thử hết số lượng mẫu thử.

3.6.4. Đánh giá kết quả

Yêu cầu:

Thời gian giữ chậm của kíp vi sai phi điện loại đặc biệt đạt theo yêu cầu quy định tại bảng 3.

Thời gian giữ chậm của kíp vi sai phi điện loại tiêu chuẩn đạt theo yêu cầu quy định tại bảng 4.

Trường hợp khi thử, có không nhiều hơn 3 cái kíp không đạt thời gian giữ chậm, thì cho phép thử lại với số lượng như cũ, lần thử này phải đạt yêu cầu toàn bộ.

Bảng 3: Quy định thời gian và dung sai thời gian giữ chậm của kíp vi sai phi điện loại đặc biệt

Số vi sai

Thời gian giữ chậm, ms

Danh nghĩa

Mức

KTM 17 ms

17

13 ÷ 20

KTM 25 ms

25

20 ÷ 30

KTM 42 ms

42

32 ÷ 52

KTM 100 ms

100

85 ÷ 115

KXL 400 ms

400

375 ÷ 450

Bảng 4: Quy định thời gian và dung sai thời gian giữ chậm của kíp vi sai phi điện tiêu chuẩn

Số vi sai

Thời gian giữ chậm, ms

Danh nghĩa

Mức

1

25

13 ÷ 37

2

50

38 ÷ 62

3

75

63 ÷ 87

4

100

88 ÷ 112

5

125

113 ÷ 137

6

150

138 ÷ 162

7

175

163 ÷ 187

8

200

188 ÷ 224

9

250

226 ÷ 274

10

300

276 ÷ 324

11

350

326 ÷ 374

12

400

376 ÷ 424

13

450

426 ÷ 474

14

500

476 ÷ 548

15

600

552 ÷ 648

16

700

652 ÷ 748

17

800

752 ÷ 852

18

900

860 ÷ 960

19

1025

970 ÷ 1070

20

1125

1080 ÷ 1180

21

1225

1190 ÷1320

22

1440

1330 ÷ 1530

23

1675

1540 ÷ 1790

24

1950

1800 ÷ 2100

25

2275

2110 ÷ 2450

26

2650

2460 ÷ 2820

27

3050

2830 ÷ 3210

28

3450

3220 ÷ 3620

29

3900

3630 ÷ 4050

30

4350

4060 ÷ 4500

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Vụ Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật này.

4.2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này.

4.3. Trường hợp các tài liệu viện dẫn trong Quy chuẩn kỹ thuật này có sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định của văn bản mới.