- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5994:1995 (ISO 5667/4: 1987) về chất lượng nước – lấy mẫu - hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6002:1995 (ISO 6333: 1986) về chất lượng nước - xác định mangan - phương pháp trắc quang dùng fomaldoxim
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6193:1996 (ISO 8288: 1986 (E)) về chất lượng nước - xác định coban, niken, đồng kẽm, cađimi và chì - phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6194:1996 (ISO 9297:1989 (E))về chất lượng nước - Xác định clorua - Chuẩn độ bạc nitrat với chỉ thị cromat (phương pháp Mo)
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6195:1996 (ISO 10359/1:1992 (E)) về chất lượng nước - Xác định florua - Phương pháp dò điện hoá đối với nước sinh hoạt và nước bị ô nhiễm nhẹ
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6177:1996 (ISO 6332: 1988 (E)) về chất lượng nước - xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1.10-phenantrolin do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6178:1996 (ISO 6777: 1984 (E)) về chất lượng nước - xác định nitrit - phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6179 -1:1996 (ISO 7150/1: 1984 (E)) về chất lượng nước - Xác định amoni - Phần 1: Phương pháp trắc phổ thao tác bằng tay do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6181:1996 (ISO 6703/1:1984 (E)) về chất lượng nước - xác định xyanua tổng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 10 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308/2: 1990 (E)) về chất lượng nước - Xác định - Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform - Vi khuẩn coliform chịu nhiệt và escherichia coli giả định: phần 2: phương pháp nhiều ống (số có xác suất cao nhất) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 11 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6216:1996 (ISO 6439 : 1990)
- 12 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6624-1:2000 (ISO 11905 - 1 : 1997) về chất lượng nước - Xác định nitơ - Phần 1 - Phương pháp phân huỷ mẫu bằng perdisunfat do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 13 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6624-2:2000 (ISO 11905 - 2 : 1997) về chất lượng nước - Xác định nitơ - Phần 2 - Xác định nitơ liên kết bằng huỳnh quang sau khi đốt mẫu và oxy hoá thành nitơ đioxit do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 14 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6625:2000 (ISO 11923 : 1997) về chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 15 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6626:2000 (ISO 11969 : 1996) về chất lượng nước - Xác định asen - Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 16 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6634:2000 (ISO 8245 : 1999) về chất lượng nước - hướng dẫn xác định cacbon hữu cơ tổng số (TOC) và cacbon hữu cơ hoà tan (DOC) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 17 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6638:2000 (ISO 10048 : 1991) về chất lượng nước - Xác định nitơ - Vô cơ hoá xúc tác sau khi khử bằng hợp kim devarda do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 18 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6660:2000 (ISO 14911 : 1988) về chất lượng nước - xác định Li+, Na+, NH4+, K+, Mn++, Ca++, Mg++, Sr++ và Ba++ hoà tan bằng sắc ký ion - Phương pháp dùng cho nước và nước thải do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 19 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6662:2000 (ISO 10260 : 1992) về chất lượng nước - Đo thông số sinh hoá - Phương pháp đo phổ xác định nồng độ clorophyl-a do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 20 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6491:1999 (ISO 6060 : 1989) về chất lượng nước - xác định nhu cầu oxy hoá học do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 21 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7877:2008 (ISO 5666 : 1999) về chất lượng nước - Xác định thuỷ ngân
- 22 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6665:2011 (ISO 11885:2007) về chất lượng nước - Xác định nguyên tố chọn lọc bằng phổ phát xạ quang plasma cặp cảm ứng (ICP-OES)
- 23 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2 : 2003) về Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy sinh hoá sau n ngày (BODn) - Phần 2: Phương pháp dùng cho mẫu không pha loãng
- 24 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6197:2008 (ISO 5961 : 1994) về chất lượng nước - Xác định cadimi bằng phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử
- 25 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6202:2008 (ISO 6878 : 2004) về Chất lượng nước - Xác định phospho - Phương pháp đo phổ dùng amoni molipdat
- 26 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6222:2008 (ISO 9174 : 1998) về Chất lượng nước - Xác định crom - Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử
- 27 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6492:2011 (ISO 10523 : 2008) về chất lượng nước - Xác định pH
- 28 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) về Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và Kỹ thuật lấy mẫu
- 29 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6622-1:2009 (ISO 7875 – 1 : 1996/ Cor 1 : 2003) về Chất lượng nước - Xác định chất hoạt động bề mặt - Phần 1: Xác định các chất hoạt động bề mặt anion bằng cách đo chỉ số metylen xanh (MBAS)
- 30 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1 : 2003) về Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy sinh hoá sau n ngày (BODn) - Phần 1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allylthiourea
- 31 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7939:2008 (ISO 18412 : 2005) về Chất lượng nước - Xác định crom (VI) - Phương pháp đo quang đối với nước ô nhiễm nhẹ
- 32 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7876:2008 về Nước - Xác định hàm lượng thuốc trừ sâu clo hữu cơ - Phương pháp sắc ký khí chiết lỏng-lỏng
- 33 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7875:2008 về Nước - Xác định dầu và mỡ - Phương pháp chiếu hồng ngoại
- 34 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7723:2007 (ISO 14403 : 2002) về Chất lượng nước - Xác định cyanua tổng số và cyanua tự do bằng phân tích dòng chảy liên tục
- 35 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7724:2007 (ISO 17852 : 2006) về Chất lượng nước - Xác định thuỷ ngân - Phương pháp dùng phổ huỳnh quang nguyên tử
- 36 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9241:2012 (ISO 6848:1996) về Chất lượng nước - Xác định thuốc trừ sâu Clo hữu cơ, Polyclobiphenyl và Clorobenzen - Phương pháp sắc ký khí sau khi chiết lỏng - lỏng
- 37 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6219:2011 về Chất lượng nước - Đo tổng hoạt độ phóng xạ beta trong nước không mặn - Phương pháp nguồn dày
- 38 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6494-1:2011 (ISO 10304-1:2007) về Chất lượng nước - Xác định các anion hòa tan bằng phương pháp sắc kí lỏng ion - Phần 1: Xác định bromua, clorua, florua, nitrat, nitrit, phosphat và sunphat hòa tan
- 39 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6053:2011 (ISO 9696:2007) về Chất lượng nước - Đo tổng hoạt độ phóng xạ anpha trong nước không mặn - Phương pháp nguồn dày
- 40 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8880:2011 (ISO 19458:2006)về Chất lượng nước - Lấy mẫu để phân tích vi sinh vật
- 41 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8879:2011 (ISO 10704:2009) về Chất lượng nước – Đo tổng hoạt độ phóng xạ anpha và beta trong nước không mặn – Phương pháp lắng đọng nguồn mỏng
- 42 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-3:2016 (ISO 5667-3:2012) về Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 3: Bảo quản và xử lý mẫu nước
- 43 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7325:2016 (ISO 5814:2012) về Chất lượng nước - Xác định oxy hòa tan - Phương pháp đầu đo điện hóa
- 44 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-6:2018 (ISO 5667-6:2014) về Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu nước sông và suối
- 45 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6187-2:2020 (ISO 9308-2:2012) về Chất lượng nước - Phương pháp định lượng vi khuẩn Escherichia coli và coliform - Phần 2: Kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT
National technical regulation on Surface water quality
Lời nói đầu
QCVN 08:2023/BTNMT do Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt; Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và được ban hành theo Thông tư số 01/2023/TT-BTNMT ngày 13 tháng 03 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
QCVN 08:2023/BTNMT thay thế QCVN 08-MT:2015/BTNMT.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT
National technical regulation on Surface water quality
1.1. Phạm vi điều chỉnh
1.1.1. Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng môi trường nước mặt.
1.1.2. Quy chuẩn này áp dụng để quản lý, đánh giá, phân loại chất lượng môi trường nước mặt, làm căn cứ cho việc bảo vệ, sử dụng nguồn nước và thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường có liên quan.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có các hoạt động liên quan đến chất lượng nước mặt trên lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Nước mặt quy định trong Quy chuẩn này là nước tồn tại trên bề mặt lục địa hoặc hải đảo, bao gồm: sông, suối, kênh, mương, khe, rạch, hồ, ao, đầm.
1.3.2. Thông số bảo vệ môi trường sống dưới nước được quy định trong Quy chuẩn này là các thông số cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống thủy sinh và hệ sinh thái dưới nước. Các thông số này được sử dụng để quan trắc thường xuyên, liên tục nhằm đánh giá, phân loại chất lượng nước mặt.
1.3.3. Thông số ô nhiễm gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người được quy định trong Quy chuẩn này là các thông số có khả năng gây tổn hại tới sức khỏe khi nước mặt được con người trực tiếp sử dụng (không qua xử lý) cho các mục đích khác nhau.
Bảng 1. Giá trị giới hạn tối đa các thông số ảnh hưởng tới sức khoẻ con người
TT | Thông số | Đơn vị | Giá trị giới hạn |
1 | Nitrit (NO-2 tính theo N) | mg/L | 0,05 |
2 | Amoni (NH4 tính theo N) | mg/L | 0,3 |
3 | Chloride (Cl-) | mg/L | 250 |
4 | Fluoride (F-) | mg/L | 1 |
5 | Cyanide (CN-) | mg/L | 0,01 |
6 | Arsenic (As) | mg/L | 0,01 |
7 | Cadmi (Cd) | mg/L | 0,005 |
8 | Chì (Plumbum) (Pb) | mg/L | 0,02 |
9 | Chromi (6 ) (Cr6 ) | mg/L | 0,01 |
10 | Tổng Chromi (Cr) | mg/L | 0,05 |
11 | Đồng (Cuprum) (Cu) | mg/L | 0,1 |
12 | Kẽm (Zincum) (Zn) | mg/L | 0,5 |
13 | Nickel (Ni) | mg/L | 0,1 |
14 | Mangan (Mn) | mg/L | 0,1 |
15 | Thủy ngân (Hydrargyrum) (Hg) | mg/L | 0,001 |
16 | Sắt (Ferrum) (Fe) | mg/L | 0,5 |
17 | Antimon (Sb) | mg/L | 0,02 |
18 | Chất hoạt động bề mặt anion | mg/L | 0,1 |
19 | Tổng Phenol | mg/L | 0,005 |
20 | Aldrin (C12H8Cl6) | µg/l | 0,1 |
21 | Lindane (C6H6Cl6) | µg/L | 0,02 |
22 | Dieldrin (C12H8Cl6O) | µg/L | 0,1 |
23 | Tổng DDT (1,1'-(2,2,2-Trichloroethane-1,1-diyl) bis(4-chlorobenzene) (C14H9Cl5) | µg/L | 1,0 |
24 | Heptachlor & Heptachlorepoxide (C10H5Cl7 & C10H5Cl7O) | µg/L | 0,2 |
25 | Tổng dầu, mỡ (oils & grease) | mg/L | 5,0 |
26 | Polychlorinated biphenyls (PCBs) | mg/L | 0,0005 |
27 | Tetrachloroethylene PCE (C2Cl4) | mg/L | 0,04 |
28 | 1,4-Dioxane (C4H8O2) | mg/L | 0,05 |
29 | Carbon tetrachloride (CCl4) | mg/L | 0,004 |
30 | 1,2 Dichloroethane (C2H4Cl2) | mg/L | 0,03 |
31 | Methylene chloride (CH2Cl2) | mg/L | 0,02 |
32 | Benzene (C6H6) | mg/L | 0,01 |
33 | Chloroform (CHCl3) | mg/L | 0,08 |
34 | Formaldehyde (CH2O) | mg/L | 0,5 |
35 | Bis (2-ethylHexyl)phthalate DEHP (C24H38O4) | mg/L | 0,008 |
36 | Hexachlorobenzene (C6Cl6) | µg/L | 0,04 |
37 | Hoá chất bảo vệ thực vật phosphor hữu cơ | µg/L | 0,5 |
38 | Tổng hoạt độ phóng xạ α | Bq/L | 0,1 |
39 | Tổng hoạt độ phóng xạ β | Bq/L | 1,0 |
40 | E.coli | MPN hoặc CFU/100 mL | 20 |
Ghi chú:
- Đối với các thông số tổng DDT, PCBs, hoá chất bảo vệ thực vật phosphor hữu cơ: căn cứ vào mục đích của chương trình quan trắc để lựa chọn các hợp chất quan trắc phù hợp.
Bảng 2. Giá trị giới hạn các thông số trong nước mặt phục vụ cho việc phân loại chất lượng nước sông, suối, kênh, mương, khe, rạch và bảo vệ môi trường sống dưới nước
Thông số | Mức phân loại chất lượng nước | |||||||||
pH | BOD5 (mg/L) | COD (mg/L) | TOC (mg/L) | TSS (mg/L) | DO (mg/L) | Tổng Phosphor TP (mg/L) | Tổng Nitơ TN (mg/L) | Tổng Coliform (CFU hoặc MPN/100ml) | Coliform chịu nhiệt (CFU hoặc MPN/100ml) |
|
6,5 - 8,5 | ≤ 4 | ≤ 10 | ≤ 4 | ≤ 25 | ≥ 6,0 | ≤ 0,1 | ≤ 0,6 | ≤ 1.000 | ≤ 200 | A |
6,0 - 8,5 | ≤ 6 | ≤ 15 | ≤ 6 | ≤ 100 | ≥ 5,0 | ≤ 0,3 | ≤ 1,5 | ≤ 5.000 | ≤ 1.000 | B |
6,0 - 8,5 | ≤ 10 | ≤ 20 | ≤ 8 | > 100 và Không có rác nổi | ≥ 4,0 | ≤ 0,5 | ≤ 2,0 | ≤ 7.500 | ≤ 1.500 | C |
< 6,0 hoặc >8,5 | > 10 | > 20 | > 8 | > 100 và Có rác nổi | ≥ 2,0 | > 0,5 | > 2,0 | > 7.500 | > 1.500 | D |
Bảng 3. Giá trị giới hạn các thông số trong nước mặt phục vụ cho việc phân loại chất lượng nước hồ, ao, đầm và bảo vệ môi trường sống dưới nước
Thông số | Mức phân loại chất lượng nước |
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||||
pH | BOD5 (mg/L) | COD (mg/L) | TOC (mg/L) | TSS (mg/L) | DO (mg/L) | Tổng Phosphor TP (mg/L) | Tổng Nitơ TN (mg/L) | Chlorophyll-a (mg/m3) | Nhóm Coliform |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Tổng Coliform (CFU hoặc MPN/100ml) | Coliform chịu nhiệt (CFU hoặc MPN/100ml) |
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||||||||||
6,5-8,5 | ≤ 4 | ≤ 10 | ≤ 4 | ≤ 5 | ≥ 6,0 | ≤ 0,1 | ≤ 0,6 | ≤ 14 | ≤ 1.000 | ≤ 200 | A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6,0-8,5 | ≤ 6 | ≤ 15 | ≤ 6 | ≤ 15 | ≥ 5,0 | ≤ 0,3 | ≤ 1,5 | ≤ 35 | ≤ 5.000 | ≤ 1.000 | B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6,0-8,5 | ≤ 10 | ≤ 20 | ≤ 8 | >15 và Không có rác nổi | ≥ 4,0 | ≤ 0,5 | ≤ 2,0 | ≤ 70 | ≤ 7.500 | ≤ 1.500 | C |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
< 6,0 hoặc >8,5 | > 10 | > 20 | > 8 | >15 và Có rác nổi | ≥ 2,0 | > 0,5 | > 2,0 | > 70 | > 7.500 | > 1.500 | D |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Thông số Chlorophyll-a được áp dụng cho các chương trình quan trắc môi trường sau 03 năm kể từ thời điểm Quy chuẩn này được ban hành.
2.1. Các mức phân loại đánh giá chất lượng nước được diễn giải cụ thể như sau:
Mức A: Chất lượng nước tốt. Hệ sinh thái trong môi trường nước có hàm lượng oxy hòa tan (DO) cao. Nước có thể được sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, bơi lội, vui chơi dưới nước sau khi áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp.
Mức B: Chất lượng nước trung bình. Hệ sinh thái trong nước tiêu thụ nhiều oxy hòa tan do một lượng lớn chất ô nhiễm. Nước có thể sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp, nông nghiệp sau khi áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp.
Mức C: Chất lượng nước xấu. Hệ sinh thái trong nước có lượng oxy hòa tan giảm mạnh do chứa một lượng lớn các chất ô nhiễm. Nước không gây mùi khó chịu, có thể được sử dụng cho các mục đích sản xuất công nghiệp sau khi áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp.
Mức D: Nước có chất lượng rất xấu, có thể gây ảnh hưởng lớn tới cá và các sinh vật sống trong môi trường nước do nồng độ oxy hòa tan thấp, nồng độ chất ô nhiễm cao. Nước có thể được sử dụng cho các mục đích giao thông thuỷ và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.
2.2. Nguyên tắc đánh giá chất lượng nước theo quy định tại Bảng 1
- Căn cứ vào mục tiêu kế hoạch quản lý chất lượng nước và chương trình quan trắc để lựa chọn các thông số cần quan trắc trong Bảng 1;
- Dữ liệu quan trắc để đánh giá chất lượng nước sông, suối, kênh, mương, khe, rạch bao gồm giá trị trung bình số học hàng năm tại từng điểm đo đặc trưng, ít bị tác động cục bộ trong 1 khu vực sông, suối, kênh, mương, khe, rạch với tần suất quan trắc tối thiểu là 06 lần/năm;
- Dữ liệu quan trắc để đánh giá chất lượng nước của hồ, ao, đầm là giá trị trung bình số học hàng năm của tất cả các điểm quan trắc trong hồ, ao, đầm với tần suất quan trắc tối thiểu là 06 lần/năm;
- Chất lượng nước tại 1 điểm đo được đánh giá là không đáp ứng mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người nếu giá trị trung bình số học hàng năm của ít nhất 1 thông số vượt quá ngưỡng quy định tại Bảng 1.
2.3. Nguyên tắc đánh giá, phân loại chất lượng nước theo Bảng 2 hoặc Bảng 3:
- Bảng 2 và Bảng 3 quy định ngưỡng giá trị giới hạn các thông số ảnh hưởng tới đời sống thủy sinh nhằm mục đích phân loại chất lượng nước; làm căn cứ để xác định mục tiêu quản lý và cải thiện chất lượng nước đối với các thông số ảnh hưởng tới đời sống thủy sinh;
- Dữ liệu quan trắc để đánh giá, phân loại chất lượng nước sông, suối, kênh, mương, khe, rạch theo quy định tại Bảng 2 bao gồm giá trị trung bình số học hàng năm tại từng điểm đo đặc trưng, ít bị tác động cục bộ trong 1 khu vực sông, suối, kênh, mương, khe, rạch với tần suất quan trắc tối thiểu là 10 lần/năm;
- Dữ liệu quan trắc để đánh giá, phân loại chất lượng nước hồ, ao, đầm theo quy định tại Bảng 3 là giá trị trung bình số học hàng năm của tất cả các điểm quan trắc trong hồ, ao, đầm với tần suất quan trắc tối thiểu là 10 lần/năm;
- Việc phân loại chất lượng nước mặt theo 01 mức phân loại quy định tại Bảng 2 hoặc Bảng 3 được áp dụng cho từng thông số riêng lẻ;
- Đối với các khu vực nước mặt bị nhiễm mặn, việc phân loại chất lượng nước phải sử dụng thông số TOC thay cho thông số COD;
- Trường hợp quan trắc chất lượng môi trường nước mặt không bị nhiễm mặn thì có thể lựa chọn quan trắc thông số COD hoặc TOC để phân loại chất lượng nước;
- Việc phân loại chất lượng nước theo 4 mức nhằm đưa ra mục tiêu cải thiện chất lượng nước cho nhóm các thông số ảnh hưởng tới đời sống thủy sinh. Để bảo đảm cho mục đích đánh giá nồng độ các độc tố ảnh hưởng tới sức khỏe con người và hệ sinh thái, tùy từng khu vực cần phải lựa chọn các thông số quy định tại Bảng 1 để đánh giá.
2.4. Sử dụng nước mặt cho các mục đích khác nhau
- Các tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng nước mặt cần lưu ý, đảm bảo nguồn nước sử dụng phải được xử lý đạt quy chuẩn về chất lượng nước theo từng mục đích sử dụng;
- Trường hợp áp dụng các biện pháp xử lý nước phù hợp đối với từng thông số ô nhiễm đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng nước theo từng mục đích sử dụng, chất lượng nước sau xử lý có thể được sử dụng cho mục đích sạch hơn các mục đích sử dụng hướng dẫn tại mục 2.1.
3.1. Phương pháp quan trắc để xác định giá trị nồng độ các thông số trong nước mặt được thực hiện theo quy định tại Bảng 4 hoặc theo quy định kỹ thuật quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Bảng 4. Phương pháp quan trắc các thông số trong nước mặt
TT | Thông số | Phương pháp quan trắc, số hiệu tiêu chuẩn |
1 | Lấy mẫu | TCVN 6663-6:2018; TCVN 6663-1:2011; TCVN 6663-3:2016 TCVN 6663-4:2018; TCVN 5994:1995; TCVN 8880:2011 |
2 | pH | TCVN 6492:2011 |
3 | Oxy (oxygen) hòa tan (DO) | TCVN 7325:2016; SMEWW 4500O.C: 2017; SMEWW 4500O.H: 2017 |
4 | Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) | TCVN 6625:2000; SMEWW 2540D:2017 |
5 | COD | TCVN 6491:1999; SMEWW 5220.B:2017; SMEWW 5220.C:2017 |
6 | BOD5 (20ºC) | TCVN 6001-1:2008; TCVN 6001-2:2008; SMEWW 5210B:2017 |
7 | Tổng Nitơ (Nitrogen) (TN) | TCVN 6624:1-2000; TCVN 6624:2-2000; TCVN 6638:2000; SMEWW 4500-N.C:2017 |
8 | Tổng Phosphor (TP) | TCVN 6202:2008; SMEWW 4500P.B&D:2017; SMEWW 4500P.B&E:2017; US EPA Method 365.3 |
9 | Amoni (NH4 ) | TCVN 6179-1:1996; TCVN 6660:2000; SMEWW 4500-NH3.B&D:2017; SMEWW 4500-NH3.B&F:2017; SMEWW 4500-NH3.B&H:2017 |
10 | Chloride (Cl-) | TCVN 6194:1996; TCVN 6494-1:2011; SMEWW 4110B:2017; SMEWW 4110C:2017; SMEWW 4500.Cl-:2017; US EPA Method 300.0 |
11 | Fluoride (F-) | TCVN 6195-1996; TCVN 6494-1:2011; SMEWW 4500-F-.B&C:2017; SMEWW 4500-F-.B&D:2017; SMEWW 4110B:2017; SMEWW 4110C:2017; US EPA Method 300.0 |
12 | Nitrit (NO-2) | TCVN 6178:1996; TCVN 6494-1:2011; SMEWW 4500- NO-2.B:2017; SMEWW 4110B:2017; SMEWW 4110C:2017; US EPA Method 300.0 |
13 | Cyanide (CN-) | TCVN 6181:1996; TCVN 7723:2007; SMEWW 4500-CN-.C&E:2017; ISO 14403-2:2017 |
14 | Arsenic (As) | TCVN 6626:2000; ISO 15586:2003; SMEWW 3114B:2017; SMEWW 3114C:2017; SMEWW 3113B:2017; SMEWW 3125B:2017; US EPA Method 200.7; US EPA Method 200.8; US EPA Method 6020B |
15 | Cadmi (Cd) | TCVN 6197:2008; ISO 15586:2003; SMEWW 3113B:2017; SMEWW 3120B:2017; SMEWW 3125B:2017; US EPA Method 200.8; US EPA Method 200.7; US EPA Method 6020B |
16 | Chì (Plumbum) (Pb) | TCVN 6665:2011; ISO 15586:2003; SMEWW 3113B:2017; SMEWW 3120B:2017; SMEWW 3125B:2017; SMEWW 3130B:2017; US EPA Method 200.8; US EPA Method 6020B |
17 | Tổng Chromi (Cr) | TCVN 6222:2008; TCVN 6665:2011; ISO 15586:2003; SMEWW 3113B:2017; SMEWW 3120B:2017; SMEWW 3125B:2017; US EPA Method 200.8; US EPA Method 200.7; US EPA Method 6020B |
18 | Chromi (6 ) (Cr6 ) | TCVN 7939:2008; SMEWW 3500-Cr.B:2017 |
19 | Đồng (Cuprum) (Cu) | TCVN 6193:1996; TCVN 6665:2011; ISO 15586:2003; SMEWW 3111B:2017; SMEWW 3113B:2017; SMEWW 3120B:2017; SMEWW 3125B:2017; US EPA Method 200.7; US EPA Method 200.8; US EPA Method 6020B |
20 | Kẽm (Zincum) (Zn) | TCVN 6193:1996; TCVN 6665:2011; ISO 15586:2003; SMEWW 3111B:2017; SMEWW 3113B:2017; SMEWW 3120B:2017; SMEWW 3125B:2017; US EPA Method 200.7; US EPA Method 200.8; US EPA Method 6020B |
21 | Nickel (Ni) | TCVN 6665:2011; ISO 15586:2003; SMEWW 3111B:2017; SMEWW 3113B:2017; SMEWW 3120B:2017; SMEWW 3125B:2017; US EPA Method 200.7; US EPA Method 200.8; US EPA Method 6020B |
22 | Sắt (Ferrum) (Fe) | TCVN 6177:1996; TCVN 6665:2011; ISO 15586:2003; SMEWW 3500-Fe.B.2017; SMEWW 3111B:2017; SMEWW 3113B:2017; SMEWW 3120B:2017; US EPA Method 200.7; US EPA Method 6020B |
23 | Thủy ngân (Hydrargyrum) (Hg) | TCVN 7724:2007; TCVN 7877:2008; SMEWW 3112B:2017; US EPA Method 200.7; US EPA Method 200.8; US EPA Method 7470A |
24 | Mangan (Mn) | TCVN 6002:1995; TCVN 6665:2011; ISO 15586:2003; SMEWW 3111B:2017; SMEWW 3113B:2017; SMEWW 3120B:2017; SMEWW 3125B:2017; US EPA Method 200.7; US EPA Method 200.8; US EPA Method 6020B |
25 | Antimon (Sb) | SMEWW 3111.B:2017; SMEWW 3113.B:2017; SMEWW 3120.B:2017; SMEWW 3125.B:2017; US EPA method 200.7; US EPA method 200.8; US EPA method 243.1 |
26 | Chất hoạt động bề mặt anion | TCVN 6622-1:2009; SMEWW 5540 B&C:2017 |
27 | Tổng dầu, mỡ | TCVN 7875:2008; SMEWW 5520B:2017; SMEWW 5520C:2017 |
28 | Tổng Phenol | TCVN 6216:1996; SMEWW 5530 B&C:2017; US EPA Method 420.1; ISO 14402:1999 |
29 | Tổng carbon hữu cơ (TOC) | TCVN 6634:2000; SMEWW 5310B:2017; SMEWW 5310C:2017 |
30 | Tổng DDT (1,1'-(2,2,2-Trichloroethane-1,1-diyl) bis(4-chlorobenzene) (C14H9Cl5) | TCVN 7876:2008; TCVN 9241:2017; SMEWW 6630B:2017; SMEWW 6630C:2017; US EPA Method 8081B; US EPA Method 8270D; US EPA Method 8270E |
31 | Lindane (C6H6Cl6) | |
32 | Dieldrin (C12H8Cl6O) | |
33 | Aldrin (C12H8Cl6) | |
34 | Heptachlor & Heptachlorepoxide (C10H5Cl7 & C10H5Cl7O) | |
35 | Tổng hoạt độ phóng xạ α | TCVN 6053:2011; TCVN 8879:2011; SMEWW 7110B:2017 |
36 | Tổng hoạt độ phóng xạ β | TCVN 6219:2011; TCVN 8879:2011; SMEWW 7110B:2017 |
37 | E.coli | TCVN 6187-2:1996; SMEWW 9221B:2017; SMEWW 9222B:2017 |
38 | Tổng Coliform | TCVN 6187-2:2020; SMEWW 9221B:2017 |
39 | Coliform chịu nhiệt | TCVN 6187-2:2020; SMEWW 9221:2017 |
40 | Polychlorinated biphenyls (PCBs) | TCVN 9241:2012; SMEWW 6630C:2017; US EPA Method 1668B; US EPA Method 8082A; US EPA Method 8270D |
41 | Tetrachloroethylene (C2Cl4) PCE | US EPA method 5021A |
42 | 1,4-Dioxane (C4H8O2) | US EPA method 522 |
43 | Carbon tetrachloride (CCl4) | US EPA method 551.1 |
44 | 1,2 Dichloroethane (C2H4Cl2) | US EPA method 502.2; US EPA method 5021A; US EPA Method 8260D |
45 | Methylene chloride (CH2Cl2) | US EPA method 432; US EPA method 5021A; US EPA Method 8260D |
46 | Benzene (C6H6) | US EPA method 5021A |
47 | Chloroform (CHCl3) | US EPA method 551.1; US EPA method 502.2; US EPA method 5021A; US EPA Method 8260D |
48 | Formaldehyde (CH2O) | US EPA method 8315A |
49 | Bis (2-ethylHexyl)phthalate (DEHP) (C24H38O4) | US EPA method 506 |
50 | Hóa chất bảo vệ thực vật phosphor hữu cơ | US EPA Method 8141B; US EPA Method 8270D |
51 | Chlorophyll a | TCVN 6662:2000 (ISO 10260:1992) |
3.2. Ngoài các phương pháp quan trắc quy định tại mục 3.1, chấp nhận kết quả quan trắc từ các thiết bị quan trắc tự động, liên tục chất lượng nước mặt đáp ứng yêu cầu về đặc tính kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
4.1. Việc quan trắc định kỳ hoặc tự động, liên tục chất lượng nước mặt và sử dụng kết quả quan trắc để trực tiếp cung cấp, công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng phải được thực hiện bởi tổ chức đáp ứng các yêu cầu, điều kiện về năng lực quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật.
4.2. Việc quan trắc chất lượng nước mặt định kỳ cần căn cứ vào mục tiêu quan trắc để lựa chọn các thông số quan trắc phù hợp.
5.1. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.
5.2. Trường hợp các văn bản được viện dẫn trong Quy chuẩn này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.