National Technical Regulation on Ultraviolet Radiation - Permissible Exposure Levels of Ultraviolet Radiation in the Workplace
Lời nói đầu
QCVN 23:2016/BYT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động biên soạn, Cục Quản lý môi trường y tế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 23/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BỨC XẠ TỬ NGOẠI - MỨC TIẾP XÚC CHO PHÉP BỨC XẠ TỬ NGOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC
National Technical Regulation on Ultraviolet Radiation - Permissible Exposure Levels of Ultraviolet Radiation in the Workplace
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định mức tiếp xúc cho phép bức xạ tử ngoại trong vùng phổ có bước sóng từ 180nm đến 400nm tại nơi làm việc.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; các cá nhân, tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động; các cá nhân, tổ chức có các hoạt động phát sinh bức xạ tử ngoại nơi làm việc.
3. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Phổ tử ngoại vùng A (vùng gần - sóng dài), là các sóng ánh sáng có bước sóng trong khoảng từ 315nm - 400nm.
3.2. Phổ tử ngoại vùng B - sóng trung: là các sóng ánh sáng có bước sóng trong khoảng từ 280nm - 315nm.
3.3. Phổ tử ngoại vùng C - sóng ngắn: là các sóng ánh sáng có bước sóng trong khoảng từ 100nm - 280nm.
3.4. Bức xạ hiệu dụng (effective irradiance - Eeff): được xác định bởi phương trình sau :
Eeff = ΣEλ. Sλ. ∆λ
Trong đó:
Eλ = Phổ bức xạ tính bằng W/(cm2.nm)
Sλ = Hệ số hiệu lực phổ.
∆λ = Độ rộng bước sóng tính bằng nm
3.5. Hệ số hiệu lực phổ (Relative spectral effectiveness - Sl) là yếu tố cho phép sự nhạy cảm sinh học khác nhau của da và mắt chống lại λ. Sλ được dựa trên dữ liệu xác định các loài linh trưởng, thỏ và sự tiếp xúc của con người với ngưỡng gần mắt.
Bảng 1. Mức tiếp xúc cho phép với bức xạ tử ngoại trong khoảng thời gian 8 giờ làm việc và Hệ số hiệu lực phổ
Bước sóng (nm) | Mức tiếp xúc cho phép | Hệ số hiệu lực phổ (Sλ) |
180 | 250 | 0,012 |
190 | 160 | 0,019 |
200 | 100 | 0,030 |
205 | 59 | 0,051 |
210 | 40 | 0,075 |
215 | 32 | 0,095 |
220 | 25 | 0,120 |
225 | 20 | 0,150 |
230 | 16 | 0,190 |
235 | 13 | 0,240 |
240 | 10 | 0,300 |
245 | 8,3 | 0,360 |
250 | 7 | 0,430 |
254 | 6 | 0,500 |
255 | 5,8 | 0,520 |
260 | 4,6 | 0,650 |
265 | 3,7 | 0,810 |
270 | 3,0 | 1,000 |
275 | 3,1 | 0,960 |
280 | 3,4 | 0,880 |
285 | 3,9 | 0,770 |
290 | 4,7 | 0,640 |
295 | 5,6 | 0,540 |
297 | 6,5 | 0,460 |
300 | 10 | 0,300 |
303 | 25 | 0,120 |
305 | 50 | 0,060 |
308 | 120 | 0,026 |
310 | 200 | 0,015 |
313 | 500 | 0,006 |
315 | 1,0 x 103 | 0,003 |
316 | 1,3 x 103 | 0,0024 |
317 | 1,5 x 103 | 0,0020 |
318 | 1,9 x 103 | 0,0016 |
319 | 2,5 x 103 | 0,0012 |
320 | 2,9 x 103 | 0,0010 |
322 | 4,5 x 103 | 0,00067 |
323 | 5,6 x 103 | 0,00054 |
325 | 6,0 x 103 | 0,00050 |
328 | 6,8 x 103 | 0,00044 |
330 | 7,3 x 103 | 0,00041 |
333 | 8,1 x 103 | 0,00037 |
335 | 8,8 x 103 | 0,00034 |
340 | 1,1 x 104 | 0,00028 |
345 | 1,3 x 104 | 0,00024 |
350 | 1,5 x 104 | 0,00020 |
355 | 1,9 x 104 | 0,00016 |
360 | 2,3 x 104 | 0,00013 |
365 | 2,7 x 104 | 0,00011 |
370 | 3,2 x 104 | 0,000093 |
375 | 3,9 x 104 | 0,000077 |
380 | 4,7 x 104 | 0,000064 |
385 | 5,7 x 104 | 0,000053 |
390 | 6,8 x 104 | 0,000044 |
395 | 8,3 x 104 | 0,000036 |
400 | 1,0 x 105 | 0,000030 |
Bảng 2. Mức tiếp xúc cho phép của mắt với bức xạ tử ngoại vùng A - vùng gần.
Mức tiếp xúc cho phép | Thời gian tiếp xúc |
≤ 1,0 J/cm2 | < 103 giây (~ 16,7 phút) |
≤1,0 mW/cm2 | ≥ 103 giây (~ 16,7 phút) |
Ghi chú: Có 02 cách đánh giá là thông qua Năng lượng bức xạ (đơn vị đo là J) và Công suất bức xạ (đơn vị đo là W). 1 mW = 1 mJ/giây
Bảng 3. Thời gian tiếp xúc cho phép với tia tử ngoại
Thời gian tiếp xúc/ngày | Bức xạ hiệu dụng Eeff (µW/cm2) |
8 giờ | 0,1 |
4 giờ | 0,2 |
2 giờ | 0,4 |
1 giờ | 0,8 |
30 phút | 1,7 |
15 phút | 3,3 |
10 phút | 5 |
5 phút | 10 |
1 phút | 50 |
30 giây | 100 |
10 giây | 300 |
1 giây | 3000 |
0,5 giây | 6000 |
0,1 giây | 30000 |
Phương pháp đo bức xạ tử ngoại nơi làm việc thực hiện như sau:
1. Nguyên tắc chung
Đo, đánh giá tất cả các vị trí lao động trong đó người lao động có tiếp xúc với bức xạ tử ngoại.
2. Yêu cầu thiết bị
Thiết bị đo phải đáp ứng các quy định của pháp luật về đo lường; máy đo gồm 3 bộ phận: bộ phận ghi nhận, bộ phận dẫn truyền và máy đo. Bộ phận ghi nhận là một ăngten nối với máy phát điện, phát tín hiệu theo bộ phận dẫn truyền vào máy đo. Hệ thống này giảm tới mức tối thiểu hiện tượng nhiễu của môi trường ở ngay xung quanh bộ phận ghi nhận.
Yêu cầu thông số kỹ thuật: khoảng đo bước sóng tối thiểu từ 180nm - 400nm, độ phân giải: 0,001 mW/cm2.
3. Kỹ thuật đo
Đặt máy đo cách người lao động 10 - 20cm, nhấn nút, chờ 5 phút và đọc kết quả hiển thị trên màn hình.
1. Các đơn vị có người lao động tiếp xúc với bức xạ tử ngoại phải định kỳ đo đánh giá mức tiếp xúc với bức xạ tử ngoại tối thiểu 1 lần/năm và theo các quy định Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động.
2. Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc theo quy định của pháp luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Nếu mức tiếp xúc bức xạ tử ngoại tại nơi làm việc vượt mức cho phép, đơn vị sử dụng lao động phải thực hiện ngay các giải pháp cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động
1. Quy chuẩn này áp dụng thay thế cho tiêu chuẩn: Bức xạ tử ngoại - Giới hạn cho phép trong Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn, triển khai và tổ chức việc thực hiện quy chuẩn này.
3. Căn cứ thực tiễn yêu cầu quản lý, Cục Quản lý môi trường y tế có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
4. Trong trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế về bức xạ tử ngoại được viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới.