Quy định của pháp luật về phát lệnh truy nã
Ngày gửi: 14/01/2020 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Điều kiện phát lệnh truy nã. Đối tượng và điều kiện phát lệnh truy nã và nội dung lệnh truy nã theo quy định của pháp luật hiện hành.Thông tư liên tịch số 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 09/10/2014 quy định về đối tượng, điều kiện phát lệnh truy nã và nội dung quyết định truy nã như sau:
Đối tượng bị truy nã:
– Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.
– Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn.
– Người bị kết án phạt tù bỏ trốn.
– Người bị kết án tử hình bỏ trốn.
– Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn.
Ra quyết định truy nã:
Cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định truy nã khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn.
Khi có đủ căn cứ xác định bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu mà trước đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà không bắt được thì Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định truy nã; trường hợp chưa có lệnh bắt bị can; bị cáo để tạm giam thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra ngay quyết định truy nã.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Nội dung quyết định truy nã:
Quyết định truy nã phải có các nội dung chính sau đây:
– Ngày, tháng, năm, địa điểm ra quyết định truy nã;
– Họ và tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có), ngày, tháng, năm sinh, nơi đăng ký thường trú, nơi tạm trú hoặc nơi ở khác (nếu có) của đối tượng bị truy nã;
– Đặc điểm nhận dạng và ảnh kèm theo (nếu có);
– Tội danh bị khởi tố, truy tố hoặc bị kết án, mức hình phạt mà Tòa án đã tuyên đối với người bị truy nã (nếu có);
– Địa chỉ, số điện thoại liên hệ của cơ quan đã ra quyết định truy nã.
Trong trường hợp bị can, bị cáo phạm nhiều tội thì quyết định truy nã phải ghi đầy đủ các tội danh của bị can, bị cáo.
Điều kiện phát lệnh truy nã. Đối tượng và điều kiện phát lệnh truy nã và nội dung lệnh truy nã theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
Vấn đề pháp lý khi tuyên bố người đang truy nã mất tích hoặc chết– Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam
– Truy nã trong tố tụng hình sự
– Một số vấn đề cơ bản về truy nã tội phạm hình sự
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 024.6294.9155 hoặc gửi thư về địa chỉ email: info@hethongphapluat.com.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí trên toàn quốc
– Tư vấn luật hình sự trực tuyến miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn luật dân sự trực tuyến miễn phí qua điện thoại
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691