Quy định pháp luật về việc điều động cán bộ công chức
Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định 24/2010/NĐ-CP Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức không quy định cụ thể về trường hợp của bạn. Tuy nhiên, tại Khoản 7, Điều 10 và Điều 50, Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định thì:
Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
Việc điều động công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
Công chức được điều động phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới.
Việc điều động công chức được thực hiện theo quy định tại Điều 35 Nghị định 24/2010/NĐ-CP Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, thẩm quyền, trình tự, thủ tục điều động được quy định tại Điều 38, Nghị định 24/2010/NĐ-CP.
Như vậy, nếu bạn muốn chuyển công tác từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về công tác tại huyện, hoặc xã, phường tại Thanh Hóa thì bạn sẽ phải được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan đang công tác ( Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ) và cơ quan dự kiến chuyển đến ( huyện hoặc xã tại Thanh Hóa.), và khi đó bạn không phải thi tuyển công chức mà làm thủ tục thuyên chuyển công tác.
Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Điều 39 Nghị định 24/2010/NĐ-CP thì:
“ 1. Trường hợp công chức được điều động, luân chuyển đến vị trí công tác khác không phù hợp với ngạch công chức hiện giữ thì phải chuyển ngạch theo quy định tại Điều 29 Nghị định này và thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm kể từ ngày có quyết định điều động, luân chuyển.
2. Trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.
3. Trường hợp công chức được luân chuyển đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian luân chuyển.”
Và như vậy bạn có thể được biên chế công chức nhà nước như ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Về thủ tục thuyên chuyển công tác hiện nay thực hiện theo quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của mỗi tỉnh nhưng bắt buộc phải có các nội dung:
- Đơn xin chuyển nơi công tác (có kí xác nhận và đóng dấu của cơ quan chủ quản)
- Văn bản đồng ý tiếp nhận của cơ quan mới
- Sơ yếu lý lịch hợp lệ: có dán ảnh và xác nhận của thủ trưởng cơ quan
- Văn bằng, chứng chỉ (nếu có_bản sao công chứng, chứng thực)
- Bản sao công chứng, chứng thực quyết định mức lương hiện tại
- Bản sao quyết định bổ nhiệm vị trí hiện tại
- Giấy tờ tùy thân: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (bản sao công chứng, chứng thực)
- Ngoài các loại giấy tờ trên thì tùy thuộc vào quy định của mỗi tỉnh sẽ cần thêm một số loại giấy tờ khác
– Sau khi bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ trên thì nộp trực tiếp tại phòng tổ chức cán bộ (đối với cán bộ) do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (nơi bạn chuyển đến) phân bổ tiếp nhận hồ sơ này. Trong vòng 03 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xác nhận nội dung trong hồ sơ.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691