Hệ thống pháp luật

Quy định về bắt bị can, bị cáo để tạm giam mới nhất năm 2020

Ngày gửi: 09/05/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL42088

Câu hỏi:

Xin chào luật luật sư! Tôi có một câu hỏi như sau rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư! Bạn tôi vừa bị cơ quan công an ra lệnh bắt bị can để tạm giam? Vậy tôi muốn hỏi thời gian tạm giam điều tra được quy định như thế nào? Xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Quy định về bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong trường hợp bắt người đã bị khởi tố về hình sự.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự thì: “Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự” và theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Bộ luật Tố tụng hình sự  thì: “Bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử”.

Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 80 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị Tào án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam nhằm ngăn chặn bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định tại Điều 80 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Theo quy định tại Điều luật này thì có thể thấy:

a. Về đối tượng áp dụng

Theo quy định tại Điều 80 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì có thể thấy đối tượng áp dụng của biện pháp này là bị can, bị cáo. Như vậy, có thể thấy đây là hai đối tượng đã bị khởi tố về hình sự (bị can) hoặc đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử (bị cáo). Các chủ thể không thuộc trường hợp trên  thì không được coi là đối tượng áp dụng của biện pháp này.

b. Điều kiện áp dụng

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 không quy định cụ thể về những trường hợp nào bị can, bị cáo có thể bị bắt để tạm giam. Tuy nhiên, dựa vào quy định tại khoản 1 Điều 88 của Bộ luật này thì có thể thấy các điều kiện để bắt bị can, bị cáo để tạm giam như sau:

Thứ nhất, đối với bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng (điểm a khoản 1 Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự). Xuất phát từ mức độ nguy hiểm của tội phạm đối với xã hội đồng thời trong trường hợp này, người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội thường nhận thức rõ được trách nhiệm pháp lí mà họ phải gánh chịu là rất nặng nề nên tìm mọi cách để trốn tránh gây khó khăn cho việc giải quết vụ án nên việc bắt tạm giam những đối tượng này là rất cần thiết. Các bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự thường sẽ phải chịu hình phạt rất nghiêm khắc bởi sự nguy hiểm của các loại tội này là rất cao. Đặc biệt là những bị can, bị cáo phạm tội về ma túy, giết người, xâm phạm an ninh quốc gia hoặc là tái phạm, tái phạm nguy hiểm…

Thứ hai, đối với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng nhưng có hình phạt tù trên 2 năm và có căn cứ cho rằng đối tượng có thể trốn hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội (điểm b khoản 1 Điều 88Bộ luật Tố tụng hình sự). Đối tượng bị bắt để tạm giam trong trường hợp này cần thỏa nãm hai điều kiện sau:

Một là, bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng nhưng có hình phạt tù trên 2 năm. Điều này có nghĩa, không áp dụng biện pháp này đối với các bị can, bị cáo mà Bộ Luật hình sự quy định hình phạt từ 2 năm tù trở xuống.

Trường hợp đặc biệt bị can, bị cáo thuộc quy định tại khoản 2 Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự nhưng “Bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã” hoặc “Được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc có ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử” hoặc “Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia”. Trong trường hợp này, bị can, bị cáo cũng bị bắt để tạm giam.

c. Căn cứ áp dụng

Bộ luật Tố tụng hình sự không quy định cụ thể trong điều luật các căn cứ để bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Tuy nhiên, bắt bị can, bị cáo để tạm giam là một biện pháp ngăn chặn cho nên khi bắt người cần phải thỏa mãn các quy định tại Điều 79 Bộ luật Tố tụng hình sự như sau: “…khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần để đảm bảo thi hành án…”. Ngoài ra, bắt bị can, bị cáo để tạm giam tức người bị bắt sẽ bị tạm giam nên ngoài các căn cứ quy định tại Điều 79 Bộ luật Tố tụng hình sự thì cần áp dụng các căn cứ tại Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự.

d.Thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Thẩm quyền này được quy định tại khoản 1 Điều 80 Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều luật quy định cụ thể thẩm quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong từng giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử. Quy định này nhằm phân định rõ thẩm quyền của từng cơ quan tiến hành tố tụng và nâng cao trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền trong các cơ quan này. Cụ thể:

Trong giai đoạn điều tra, việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam do Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp quyết định. Trường hợp Cơ quan điều tra ra lệnh bắt thì lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Sự phê chuẩn của Viện kiểm sát là một thủ tục pháp lí bắt buộc nhằm kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của lệnh bắt để để đảm bảo hiệu lực của lệnh bắt người cũng như sự cần thiết phải bắt tạm giam bị can. Giúp hạn chế tình trạng lạm dụng quyền được áp dụng biện pháp ngăn chặn để tác động một cách trái pháp luật đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân vì những mục đích cá nhân.

Trong giai đoạn truy tố, việc bắt bị can để tạm giam do Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp quyết định.

đ. Thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 80 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Trước hết, việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải có lệnh bắt của người có thẩm quyền; lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ kí của người ra lệnh và có đóng dấu cơ quan. Lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải đảm bảo yêu cầu pháp lí nêu trên mới có giá trị thi hành.  Lệnh bắt người vi phạm thủ tục như bắt người theo lệnh miệng, lệnh bắt của người không có thẩm quyền, lệnh bắt không ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh,…hay không có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát thì không có hiệu lực thi hành.

Trước khi bắt, người thi hành lệnh bắt phải đọc lệnh bắt và giải thích lệnh bắt, quyền và nghĩa vụ cho người bị bắt nghe. Người bị bắt có quyền yêu cầu người thi hành lệnh bắt đọc toàn văn lệnh bắt và giải thích lệnh. Trong trường hợp có nghi ngờ về lệnh bắt, người bị bắt có quyền yêu cầu cho xem lệnh bắt. Những yêu cầu đó phải được người thi hành lệnh bắt chấp nhận.

Khi bắt phải lập biên bản bắt người. Biên bản ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, thái độ của người bị bắt trong việc chấp hành lệnh bắt những tài liệu, đồ vật có liên quan được phát hiện, bị tạm giữ và những yêu cầu, khiếu nại của người bị bắt. Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng kí tên vào biên bản. Nếu có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dụng của biên bản thì họ có quyền ghi vào biên bản và kí tên.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Phân biệt bị can, bị cáo

  • Khi tiến hành bắt người tại nơi cư trú của họ phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến.
  • Khi tiến hành bắt người tại nơi làm việc của họ phải có mặt đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt làm việc chứng kiến.
  • Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt chứng kiến.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn