Hệ thống pháp luật

Quy định về điều kiện làm hiệu phó

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL31455

Câu hỏi:

Tôi là giáo viên đã công tác 20 năm. Nhưng đến năm 2009 tôi vỡ kế hoạch sinh con thứ 3. Nhưng trong nhưng năm sinh con thứ 3 tôi vẫn luôn phấn đấu đạt giáo viên dạy giỏi các cấp và danh hiệu chiến sĩ thi đua cho đến thời điểm này là 6 năm liên tục đạt thành tích xuất sắc và có uy tín trong cơ quan và đồng nghiệp. Vậy tôi có đươc đề bạt làm hiệu phó không? Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 1. Cơ sở pháp lý: – Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT; – Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT; – Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT. 2.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT;

– Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT;

– Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT.

2. Luật sư tư vấn:

Vì bạn không nói rõ bạn đang muốn đề bạt, ứng cử lên chức hiệu phó của trường tiểu học, trung học cơ sở hay trung học phổ thông nên với mỗi cấp thì nếu được làm chức danh phó hiệu trưởng thì phải đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn của người làm phó hiệu trưởng của từng cấp như sau:

"Điều 18. Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng

2. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phải có các tiêu chuẩn sau:

a) Về trình độ đào tạo và thời gian công tác: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 5 năm (hoặc 4 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó;

b) Hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Phó Hiệu trưởng phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cấp học tương ứng và đủ năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công."

– Nếu là hiệu trưởng trường tiểu học thì phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 21 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ban hành điều lệ trường Tiểu học:

"Điều 21. Phó Hiệu trưởng

1. Phó Hiệu trưởng là ngư­ời giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường công lập, công nhận đối với trường tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Phó Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền. Mỗi trường tiểu học có từ 1 đến 2 Phó Hiệu trưởng, trường hợp đặc biệt có thể được bổ nhiệm hoặc công nhận thêm.

2. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Phó Hiệu trưởng trư­ờng tiểu học phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, có năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công."

– Nếu là hiệu trưởng trường mầm non phải đáp ứng tiêu chuẩn sau theo khoản 3 Điều 17 Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT:

"Điều 17. Phó Hiệu trưởng

3. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm phó hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

a) Có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 3 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận phó hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định;

b) Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khoẻ."

Hiện nay, pháp luật không còn điều khoản xử phạt vi phạm hành chính do hành vi sinh con thứ 3 nên hành vi này không còn được coi là hành vi vi phạm nữa. Vì vậy, nếu đáp ứng các điều kiện về tiêu chuẩn làm phó hiệu trưởng của từng cấp và được cấp có thẩm quyền xem xét theo trình tự, thủ tục thì nếu đáp ứng đủ thì bạn vẫn có quyền được người khác đề bạt hay ứng cử vào chức danh phó hiệu trưởng.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn